Mẹ Bầu Bị Đau Hông Khi Mang Thai Tháng Cuối, Nguyên ... - ZCARE

Tháng cuối thai kỳ là thời điểm mà mẹ bầu lo lắng hơn cả, đưa ra hàng loạt thắc mắc, băn khoăn khi nào thì chuyển dạ? Vậy, đau hông khi mang thai tháng cuối có phải sắp sinh hay chỉ đơn thuần là một triệu chứng của bệnh lý nào đó? Hãy cùng khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Nội dung

  • Nguyên nhân đau hông khi mang thai tháng cuối
  • Đau háng khi mang thai tuần 37 có phải sắp sinh hay không?
  • Những dấu hiệu chuyển dạ sớm nhất của mẹ bầu tháng cuối
  • Cách xử lý khi bị đau hông khi mang thai tháng cuối
  • Các bài tập giảm đau hông khi mang thai tháng cuối
    • Bài tập bridge giảm đau hông
    • Tư thế ngồi gập cố định
    • Bài tập lunge

Nguyên nhân đau hông khi mang thai tháng cuối

Mẹ bầu không phải đợi tới tuần thứ 37 của thai kỳ mới gặp phải những cơn đau khớp háng mà trong suốt quá trình mang thai bà bầu cũng có thể bị “hành hạ” bất cứ lúc nào. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau hông khi mang thai tháng cuối này:

Mẹ bầu bị đau háng khi mang thai tuần 32 do thai nhi quay đầu:

  • Cấu tạo cơ thể của mẹ bầu theo quy luật nhất định: Xương chậu được kết nối với xương mu ở phía trước và bên cạnh là hai khớp háng gần kề. Xương mu và khớp háng có nhiệm vụ chủ yếu là nâng đỡ phần trên của cơ thể.

Mẹ bầu bị đau háng khi mang thai tuần 32 do thai nhi quay đầu

  • Đến tam cá nguyệt thứ 3, khi thai nhi bắt đầu quay đầu xuống phía dưới thấp, lúc này cơ thể mẹ cũng tiết ra các hormone relaxin và progesterone khiến cho xương chậu giãn nở nhiều hơn tùy theo kích thước thai nhi, để chuẩn bị cho cuộc “vượt cạn” sắp đến.

Chế độ ăn thiếu canxi khiến bà bầu bị đau háng khi mang thai tuần 36:

  • Canxi là một dưỡng chất không thể thiếu cho chị em khi mang thai. Nếu không bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết, đương nhiên hệ xương khớp của bà bầu sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể, xương sẽ trở nên yếu, giòn và dễ bị đau, nhức, nhanh mỏi hơn. Thai nhi càng lớn thì vùng xương chậu càng giãn nở ra khiến mẹ đau dữ dội hơn cho đến lúc sinh.

Làm việc nhiều gây ra đau hông khi mang thai tháng cuối:

  • Gần tới ngày sinh mà mẹ bầu vẫn cố gắng làm việc mà không chịu nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời vẫn đi lại vận động quá nhiều thì sẽ cảm thấy đau nhức ở vùng lưng, xương mu, xương chậu, xương hông đùi và cả hai khớp háng đều bị đau mỏi rã rời ở nhiều thời điểm.

Mẹ bầu bị đau háng khi mang thai tuần 38 do tiền sử bị bệnh khớp:

  • Nếu mẹ bầu đã từng mắc bệnh về khớp như: thoái hóa đĩa đệm vùng chậu, thoái hóa khớp, viêm xương chậu,... cũng sẽ gặp phải các triệu chứng đau khớp háng và khớp xương mu, hông và bẹn.

Đau háng khi mang thai tuần 37 có phải sắp sinh hay không?

Càng gần ngày dự sinh, thai nhi sẽ càng trì xuống thấp hơn, các vùng khung chậu sẽ giãn nở hết cỡ để chuẩn bị cho một cuộc chuyển dạ. Đó cũng chính là lý do khiến cho mẹ bị ê mỏi khắp vùng khung chậu, xương mu và cả xương háng. Mẹ bầu nào càng ít vận động, chế độ ăn uống càng nghèo canxi thì sẽ càng cảm thấy đau đớn và mệt mỏi hơn.

Các chuyên gia y khoa cũng lý giải rằng, khi mang thai, dưới tác động của các hormone relaxin, dây chằng của các khớp xương cũng trở nên mềm và được nới lỏng hơn so với lúc bình thường. Do đó, càng gần đến ngày dự sinh, bụng bầu càng giãn nở hết kích cỡ, mẹ bầu sẽ cảm nhận điều này càng rõ ràng hơn.

Biểu hiện dễ nhận biết nhất đó chính là vùng xương chậu, hai bên khớp háng và xương mu của mẹ bị đau dữ dội. Nhưng cơn đau còn có thể bắt đầu âm ỉ từ từ, sau đó nóng dần và chuyển lên từ khu vực thắt lưng, tiếp đến là xương chậu sau đó sang xương mu và hai bên háng. Những trường hợp đau nặng còn kéo xuống cả vùng đầu gối và bàn chân.

Các cơn đau ở vùng xương mu và hai bên háng thường tăng nặng nhiều về đêm, đặc biệt là khi mẹ đang ngủ bỗng trở mình hay khi ngồi dậy và bắt đầu di chuyển. Khi di chuyển, mẹ bầu có thể thấy được tiếng động “lục cục” phát ra từ khu vực xương háng và xương mu.

Đau háng vào tháng cuối thai kỳ có phải sắp sinh không?

Những dấu hiệu chuyển dạ sớm nhất của mẹ bầu tháng cuối

Nếu vừa đau hông, đau háng vừa có cả các dấu hiệu dưới đây thì tốt nhất mẹ nên sẵn sàng tư thế và tinh thần để “lâm bồn” nhé:

  • Bụng bầu bỗng tụt xuống, sa bụng, đây là dấu hiệu sắp sinh đầu tiên.
  • Cổ tử cung đang bắt đầu mở.
  • Mẹ bầu ngừng tăng cân.
  • Cảm thấy uể oải, mệt mỏi và chỉ muốn nằm nghỉ.
  • Bị chuột rút, đau khớp và đau lưng nhiều hơn.
  • Cảm thấy các khớp như bị giãn ra.
  • Mẹ bầu bị tiêu chảy.
  • Dịch nhầy âm đạo ra nhiều hơn, thay đổi màu sắc và độ kết dính cao hơn.
  • Các cơn co thắt trở nên ngày càng mạnh và liên tục.
  • Vỡ ối.

Cách xử lý khi bị đau hông khi mang thai tháng cuối

Chế độ sinh hoạt cho bà bầu tháng cuối để giảm đau hông

  • Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng và hợp lý: Hạn chế ăn tinh bột, đồ ngọt, các thực phẩm chứa nhiều đường, tốt nhất nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả, uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để tránh tình trạng tăng cân quá mức.
  • Ngoài ra, chị em cũng đừng quên nghỉ ngơi: Hãy ngủ đủ 8 – 9 tiếng/ ngày, sinh hoạt hợp lý, điều độ để cơ thể thoải mái, có sức khỏe ổn định để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình vượt cạn sắp tới của mình.
  • Để tránh được tình trạng đau hông khi mang thai tháng cuối thì ở những giai đoạn mang thai của 3 tháng đầu và 3 tháng giữa, mẹ bầu nên có sự chuẩn bị thật kỹ.

Chị em cũng đừng quên nghỉ ngơi để phòng tránh tình trạng đau hông

Tư thế vận động dành cho bà bầu bị đau hông:

  • Không nên bưng bê, mang vác các vật nặng, nếu buộc phải làm thì mẹ bầu nên ngồi xuống nhẹ nhàng rồi từ từ nâng lên bằng hai tay, lưu ý không được thay đổi tư thế một cách đột ngột.
  • Đi bộ mỗi ngày từ 30 phút – 1 tiếng, tốt nhất mẹ bầu nên đi bộ vào buổi tối. Việc đi bộ thường xuyên sẽ giúp máu lưu thông được tới các chi tốt hơn, giúp các khớp của mẹ được thư giãn. Đồng thời, cải thiện tình trạng đau nhức vùng hông chậu ở mẹ bầu và ngăn chặn được hiện tượng phù nề tay chân.
  • Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng, hỗ trợ cho thai kỳ như: đai đỡ bụng bầu, gối ôm bà bầu, gối tựa lưng
  • Có tư thế nằm nghiêng tốt nhất cho mẹ bầu, thoải mái và hạn chế các động tác đứng lên hoặc ngồi xuống đột ngột.
  • Bà bầu tập yoga mỗi ngày cũng giúp ích cho việc thư giãn, điều hòa hoạt động của các khớp hông chậu, xương cột sống, đồng thời giúp lưu thông máu đến tứ chi.
  • Hạn chế đứng hay ngồi lâu, cố định ở một tư thế. Điều này sẽ khiến cho áp lực cơ thể bị dồn nén lên vùng xương hông chậu nhiều hơn. Khi ngồi xuống, mẹ bầu chú ý ngồi trên ghế có lưng tựa vững chắc và chân đặt vuông góc với sàn nhà. Khi đứng dậy, mẹ bầu cần chống hai tay để nâng người lên rồi mới bắt đầu đứng dậy.

Các bài tập giảm đau hông khi mang thai tháng cuối

Các bài tập thể dục cho bà bầu luôn tốt cho cơ thể, quan trọng là mẹ có lựa chọn được những bài tập phù hợp cho sở thích, cơ địa và thể trạng cơ thể của mình hay không. Dưới đây là một số động tác yoga cơ bản cho mẹ bầu.

Bài tập bridge giảm đau hông

Mẹ bầu hãy nằm ngửa, gập đầu gối lại, hai bàn chân đặt duỗi trên thảm, khoảng cách giữa hai chân rộng hơn hông, tay để thẳng và xuôi theo người.

Khi hít vào, mẹ bầu hãy nâng hông, cong phần xương chậu lại, nhấn bàn chân đều xuống dưới mặt thảm, giữ thẳng cột sống. Giữ nguyên như vậy vài giây. Khi thở ra, mẹ từ từ cuộn phần cột sống lại rồi đặt xuống thảm. Cứ thế lặp lại bài tập như trên 10 lần.

Tư thế ngồi gập cố định

Mẹ bầu ngồi thẳng lưng trên khung xương chậu, gập gối và tiến hành áp 2 lòng bàn chân hướng vào nhau. Hít vào, tay nắm lấy hai đầu ngón chân cái và kéo chân về phía khung xương chậu, lưng giữ thẳng.

Thở ra, đồng thời mẹ bầu hãy ấn hai bên đầu gối xuống dưới mặt thảm, giữ thẳng cột sống, từ từ uốn cong hông lại, gập người về phía trước. Tiếp đến, cúi gập cằm xuống để giúp cho cổ được thư giãn và kéo căng được cột sống.

Mẹ bầu thực hiện lại động tác trên một cách nhẹ nhàng từ 3 tới 5 lần, giữ đều hơi thở. Các ngày hôm sau, mẹ có thể thực hiện gập người sâu hơn và hướng về trước xa hơn. Nhưng mẹ hãy đảm bảo tập vừa với sức mình.

Tư thế gập cố định giúp cho các mẹ bầu giảm đau hông hiệu quả

Bài tập lunge

Tương tự như 2 bài tập trên, mẹ bầu cần chuẩn bị cho mình một tấm thảm tập yoga gồm hai lớp, có khả năng chống trượt, đủ êm ái để cho mẹ bầu thực hiện các bài tập yoga.

Với bài tập lunge giúp giảm đau hông này, mẹ bầu ngồi quỳ gối trên thảm, một chân bước về phía trước, giữ vuông góc với chân sau tại vùng hông.

Hít sâu vào, khi thở ra thật nhẹ nhàng rồi gập người về trước và tiếp tục đổ trọng lượng cơ thể lên trên chân trước. Cuối cùng, đẩy hông về trước cho đến khi cảm nhận được hông và đùi đã căng ra thì mẹ hãy thu người về.

Mẹ bầu nên lặp lại động tác trên nhiều lần rồi sau đó đổi chân, số lần thực hiện còn tùy thuộc vào sức tập của mẹ mà thôi.

Kết luận

Như vậy, mẹ bầu đã trả lời được thắc mắc của mình cho câu hỏi “mẹ bầu bị đau hông khi mang thai tháng cuối có phải là sắp sinh không? Làm thế nào để chấm dứt tình trạng này? Mẹ bầu hãy chú ý chế độ ăn uống bổ sung thêm canxi và tập thể dục, vận động, đi lại một cách nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn. Đồng thời, mẹ bầu không nên ngồi quá nhiều hay vận động quá mạnh để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến bé yêu đang còn nằm trong bụng nhé!

Xem thêm:

Nguyên Nhân, Cách Chữa Đau Hông Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu

Nguồn tham khảo:

  • https://zcare.vn/tin-tuc/dau-hong-khi-mang-thai-thang-cuoi.html
  • https://www.marrybaby.vn/suc-khoe-dinh-duong/dau-hang-co-phai-sap-sinh
  • https://www.upspringbaby.com/blogs/pre-natal/tips-for-relief-from-hip-pain-pelvic-pain-during-pregnancy

Từ khóa » Sốc Hông Khi Mang Thai