Nguyên Nhân Gây đau Bên Phải Khi Mang Thai Là Gì? | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Những nguyên nhân gây đau bên phải khi mang thai
Đau bên phải khi mang thai có thể do rất nhiều nguyên nhân nên cần dựa trên các triệu chứng khác, tiền sử bệnh và thăm khám để khẳng định. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến.
Đau vùng bụng và quanh bụng là dấu hiệu bất thường khi mang thai
1.1. Đau bên phải do căng cơ
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ cũng có nhiều sự thay đổi, trong đó thay đổi dễ thấy nhất là tăng cân từ 11 - 16 kg cùng với tăng kích thước cơ thể nhất là vùng bụng. Tuy nhiên, hệ cơ xương khớp của phụ nữ thường khá yếu so với nam giới, dễ bị thiếu hụt canxi khi mang thai nên sự tăng cân đột ngột này khiến thai phụ thường bị đau cơ. Tình trạng này đặc biệt phổ biến trong những tháng cuối của thai kỳ.
Không những trọng lượng tăng mà kích thước vòng bụng lớn khiến mẹ khó khăn trong đi lại và tư thế làm việc hay nghỉ ngơi thoải mái. Những nguyên nhân này khiến mẹ bầu dễ bị căng cơ, bong gân cơ bên hông gây đau bên phải.
1.2. Nguyên nhân do đau dây chằng tròn
Dây chằng tròn có vai trò như dây cố định giữ cho tử cung của thai phụ ở đúng vị trí khi nó giãn nở lớn tạo không gian cho thai phát triển. Tuy nhiên, cũng vì kích thước thai lớn nên dây chằng tròn có thể bị căng quá mức gây ra những cơn đau nhói hoặc đau âm ỉ.
Đau bên phải do đau dây chằng tròn có thể âm ỉ kéo dài hoặc đau nhói
Cơn đau bên phải do dây chằng tròn thường gặp ở giai đoạn giữa thai kỳ khi trọng lượng thai cùng lượng nước ối tăng lên. Đặc biệt khi mẹ bầu di chuyển quá nhanh hoặc thay đổi tư thế đột ngột sau khi ngồi hoặc nằm dài.
Cơn đau bên phải do dây chằng tròn thường không nghiêm trọng, có thể giảm đau bằng cách nghỉ ngơi hoặc động tác di chuyển, kéo giãn nhẹ nhàng.
1.3. Nguyên nhân do tiêu hóa
Trong suốt thai kỳ, rối loạn tiêu hóa là vấn đề sản phụ thường gặp phải như: đầy bụng, táo bón, khó tiêu hóa,... Tình trạng này cũng có thể gây ra những cơn đau bên phải, nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa thường xuyên là do ảnh hưởng của nồng độ hormone thay đổi khi mang thai.
Ngoài ra, tăng cân nhanh giai đoạn cuối thai kỳ cũng gây áp lực cho hệ tiêu hóa. Khi đó, cơn đau bên phải thường xuất hiện với chứng ợ chua, đầy hơi, khó chịu ở dạ dày hoặc dưới dạ dày.
Thường những cơn đau bên phải và rối loạn tiêu hóa thai kỳ có thể được cải thiện bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Thai phụ hãy chú ý uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ và các thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa tốt.
1.4. Do những cơn co thắt Braxton-Hicks
Những cơn co thắt Braxton-Hicks thường xảy ra ở giai đoạn cuối thai kỳ, tuy nhiên có thể đến sớm hơn khiến thai phụ có cảm giác chuột rút, đau thắt chặt ở vùng bụng dưới hoặc bên phải. Cơn co thắt này thường không nguy hiểm nhưng nếu xảy ra quá sớm, hãy đi kiểm tra để xác định có gây vấn đề lớn cho thai nhi hay không.
Cẩn thận nếu cơn co thắt Braxton-Hicks xảy ra quá sớm
1.5. Do chuột rút
Chuột rút rất thường gặp trong thai kỳ, khiến mẹ bầu cảm thấy đau ở vùng bên phải bụng giữa hoặc bụng dưới. Những cơn đau do chuột rút thường không kéo dài và tự khỏi, song mẹ bầu cần chú ý vận động phù hợp, hạn chế quan hệ tình dục mạnh tránh gây nguy hiểm cho thai.
1.6. Do sảy thai
Cần đặc biệt chú ý nếu mẹ bầu gặp phải cơn đau dữ dội vùng bụng dưới bên phải cùng các triệu chứng khác của sảy thai như: chuột rút, đau lưng dưới, chảy dịch ối, chảy máu đỏ hoặc máu đóng cục. Đặc biệt nếu cơn đau xuất hiện sau khi mẹ bầu bị ngã hoặc va chạm mạnh vùng bụng, cần đi khám kiểm tra càng sớm càng tốt.
1.7. Do viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa thường không phổ biến trong thai kỳ nhưng hay bị bỏ qua do triệu chứng khá giống với các triệu chứng thai kỳ khác. Điều này khiến viêm ruột thừa kéo dài và trở nên nguy hiểm, do đó cần chú ý những triệu chứng bệnh như: đau nhói, đau âm ỉ vùng hạ sườn phải, buồn nôn, sốt, nôn mửa, ăn không ngon,...
Khi có những dấu hiệu này, mẹ bầu cần sớm đi khám để được điều trị, tránh viêm ruột thừa dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
1.8. Do sỏi mật
Trong giai đoạn thai kỳ, do hệ tiêu hóa của sản phụ hoạt động chậm hơn bình thường nên nguy cơ sỏi mật cũng cao hơn. Cơn đau bụng vùng bên phải là triệu chứng điển hình của sỏi mật, nhất là khi đi kèm với các triệu chứng khác như nôn mửa, buồn nôn, ăn không ngon, sốt nhẹ,...
Cẩn thận chứng đau sỏi mật ở phụ nữ mang thai
Thông thường triệu chứng do sỏi mật trong thai kỳ có thể tự hết và điều trị sau khi mẹ đã kết thúc thai kỳ nhưng nếu cơn đau dai dẳng, kéo dài thì vẫn nên đi khám kiểm tra.
1.9. Do tiền sản giật
Tiền sản giật là biến chứng thai kỳ nguy hiểm, liên quan đến rối loạn tăng huyết áp, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng như thận, gan, phổi,...
Tiền sản giật cũng có thể gây ra những cơn đau phía bên phải, ngay dưới xương sườn. cùng với đó là các triệu chứng mờ mắt, đau đầu, nhạy cảm với ánh sáng chói, nôn, mệt mỏi, sưng tây, hụt hơi, đi tiểu ít,...
2. Làm gì khi bị đau bên phải khi mang thai?
Để giảm cơn đau, bạn hãy thực hiện các phương pháp sau:
-
Massage nhẹ nhàng vùng bụng bên phải, có thể mở rộng khắp vùng bụng để cảm thấy dễ chịu hơn.
-
Tắm nước ấm hoặc dùng túi chườm ấm lên khu vực bên phải bị đau.
-
Thư giãn tinh thần, nghỉ ngơi đầy đủ và đúng tư thế.
-
Ngồi xuống hoặc nằm nghỉ ngơi, tạm ngừng công việc cho đến khi cơn đau giảm.
Nếu cơn đau bên phải không giảm khi nghỉ ngơi cần đi khám bác sĩ
Nếu cơn đau bên phải không đỡ, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân và điều trị nếu cần thiết. Không nên tự theo dõi tại nhà khi cơn đau bên phải nặng và kéo dài, tránh biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé.
Nếu có thắc mắc khác về nguyên nhân gây đau bên phải khi mang thai, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ chi tiết hơn.
Từ khóa » Sốc Hông Khi Mang Thai
-
Chứng đau Hông Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Bà Bầu Bị đau Hông Khi Mang Thai: Bật Mí Cách Giảm đau Nhanh
-
Đau Hông Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Một Số Bài Tập Hữu ích ...
-
Mang Thai Hơn 27 Tuần Bị đau Siết Hông Bên Phải Có Sao Không?
-
Khắc Phục Tình Trạng đau Hông Khi Mang Thai | TCI Hospital
-
Bà Bầu Bị đau Hông Trái/phải: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Nguyên Nhân Triệu Chứng đau Hông Khi Mang Thai 3 Tháng đầu Và Cuối
-
Bà Bầu Bị đau Hông Trái Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
8 Cách Giảm đau Hông Hiệu Quả Cho Mẹ Bầu | VIAM
-
Đau Hông Khi Mang Thai | Sở Y Tế Nam Định
-
Những Nguyên Nhân Gây đau Mông Khi Mang Thai ít Ai Biết | Medlatec
-
Đau Lưng Và Hông 3 Tháng Cuối Thai Kỳ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc ...
-
10 Nguyên Nhân Gây đau Bên Phải Khi Mang Thai
-
Đau Hông Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? - Khỏe Online
-
Đau Hông Khi Mang Thai 3 Tháng đầu Phải Làm Sao? - Elipsport
-
Đau Háng Khi Mang Thai – Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục
-
Bà Bầu đau Lưng Khi Mang Thai: Nguyên Do, Cách Khắc Phục | ACC
-
Mẹ Bầu Bị Đau Hông Khi Mang Thai Tháng Cuối, Nguyên ... - ZCARE
-
Bà Bầu Bị đau Hông Phải Nguyên Nhân Do đâu? | Phụ Nữ & Gia Đình