Mẹ đơn Thân Muốn Làm Giấy Khai Sinh Cho Con Thì Nên Làm Gì?

Chào Luật sư, tôi là mẹ đơn thân, cuối năm 2021 đầu 2022 tôi sinh đôi 2 bé. Mẹ tôi ra phường làm khai sinh cho bé. Nhưng người làm hộ tịch không làm với lý do phải có giấy kết hôn mới được làm khai sinh và con không được theo họ mẹ theo luật mới năm 2019. Trên phường đã từ chối không cho tôi làm khai sinh cho con. Mẹ đơn thân muốn làm giấy khai sinh cho con thì nên làm gì? Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Để trả lời câu hỏi: Mẹ đơn thân thì làm giấy khai sinh cho con được không? Mời bạn tham khảo bài viết bên dưới nhé:

Căn cứ pháp lý

Luật hộ tịch năm 2014

Nghị định 123/2015/NĐ-CP

Thông tư 04/2020/TT-BTP

Giấy khai sinh là gì?

Trước khi Hướng dẫn đăng ký khai sinh cho con của mẹ đơn thân; các bà mẹ đơn thân cần phải nắm bắt một số thông tin quan trọng liên quan đến giấy khai sinh như giấy khai sinh là gì?

  • Khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định:

Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh.

Nội dung đăng ký khai sinh gồm: Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

Lưu ý: Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam; và pháp luật dân sự. Chính phủ quy định việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.

Mẹ đơn thân thì làm giấy khai sinh cho con được không
Mẹ đơn thân thì làm giấy khai sinh cho con được không

Làm Giấy khai sinh cho con ở đâu?

– Người có trách nhiệm (cha, mẹ; ông hoặc bà hoặc người thân thích khác; cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ) sẽ làm Giấy khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ (Điều 13 Luật Hộ tịch 2014).

– Trường hợp làm Giấy khai sinh cho trẻ có yếu tố nước ngoài thì được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ (khoản 2 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014).

Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Trẻ có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, người không quốc tịch.

+ Trẻ có cha và mẹ là người nước ngoài, người không quốc tịch nhưng trẻ được sinh ra tại Việt Nam.

– Trường hợp làm Giấy khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam thì được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tiếp giáp với đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam nơi mẹ hoặc cha là công dân nước láng giềng thường trú (điểm d khoản 1 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014, khoản 1 Điều 17 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).

– Trường hợp, trẻ là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì làm Giấy khai sinh tại Cơ quan đại diện (khoản 3 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014, Điều 2 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP).

Mẹ đơn thân muốn làm giấy khai sinh cho con thì nên làm gì?

 Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, bạn có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho 02 bé, trường hợp bạn không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác có thể đăng ký khai sinh cho bé.

Căn cứ vào thông tin bạn nêu, đối chiếu với quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ.

Phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.

Như vậy, họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của 02 bé nhà bạn sẽ được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của bạn.

Việc cán bộ tư pháp – hộ tịch từ chối không đăng ký khai sinh cho bé do không có Giấy chứng nhận kết hôn là chưa đúng quy định của pháp luật và không có luật mới nào năm 2019 quy định như trên.

Trình tự, thủ tục làm giấy khai sinh

Bước 1

Chuẩn bị hồ sơ. Hồ sơ đăng ký giấy khai sinh bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký khai sinh
  • Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh;

Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

Lưu ý: người làm chứng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và biết rõ sự việc làm chứng

đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của sự việc mà mình làm chứng).

Ngoài ra, mẹ đơn thân phải xuất trình: Bản chính Giấy chứng minh nhân dân; Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của mẹ.

Bước 2

Nộp hồ sơ đăng ký giấy khai sinh. Người nộp hồ sơ tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký hộ tịch thuộc UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi người mẹ đang cư trú.Lưu ý:

  • Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. Hồ sơ được nộp tại UBND cấp xã.
  • Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định của pháp luật thì UBND kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.

Bước 3

Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh.

Mẹ đơn thân thì làm giấy khai sinh cho con được không
Mẹ đơn thân thì làm giấy khai sinh cho con được không

Mời bạn xem thêm

  • NLĐ hưởng quyền lợi gì khi bị tai nạn lao động?
  • Có được hưởng chế độ tai nạn lao động khi không đóng BHXH?
  • Quy định về tiền lương làm căn cứ bồi thường tai nạn lao động từ ngày 1/3
  • Dịch vụ tư vấn giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Mẹ đơn thân muốn làm giấy khai sinh cho con thì nên làm gì?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; Đăng ký mã số thuế cá nhân; xin giấy phép bay Flycam; giải thể công ty; Thành lập công ty; Xác nhận tình trạng hôn nhân;  ….của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

  • FB: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ đăng ký khai sinh bao gồm những gì theo quy định?

Hồ sơ đăng ký khai sinh bao gồm:Tờ khai đăng ký khai sinhGiấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh;Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

Thời điểm đăng ký giấy khai sinh là khi nào?

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em (khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014)

Thẩm quyền cấp giấy khai sinh hiện nay được quy định thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch 2014 thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) hoặc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (UBND cấp huyện) nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ có thẩm quyền cấp giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Cha đơn Thân Làm Giấy Khai Sinh Cho Con