Mẹ Sau Sinh ăn được Bánh Gì? 6 Loại Bánh Tốt Nhất Cho Mẹ Sau Sinh
Có thể bạn quan tâm
Chế độ dinh dưỡng sau sinh là một trong những điều quan trọng khiến mẹ băn khoăn nhất. Ngoài bữa ăn chính cần bổ sung dưỡng chất một cách khoa học, nhiều phụ nữ sau sinh vẫn muốn ăn thêm một số loại bánh ngọt ưa thích. Vậy mẹ sau sinh ăn bánh gì được? Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh cần chú ý những gì? Bài viết này, Góc của mẹ sẽ giải đáp kỹ cho mẹ nhé!
Mục lục
- 1. Mẹ sau sinh có nên ăn bánh không?
- 2. Gợi ý 6 loại bánh mẹ sau sinh nên ăn
- 2.1.Sau sinh ăn bánh gì được: Bánh gạo lứt
- 2.2.Sau sinh ăn bánh gì được: Bánh bao
- 2.3.Sau sinh ăn bánh gì được: Bánh chưng
- 2.4.Sau sinh ăn bánh gì được: Bánh yến mạch
- 2.5.Bánh giò
- 2.6.Bánh mì nguyên cám
- 3. Lưu ý dành cho mẹ sau sinh khi ăn bánh
- 3.1.Lựa chọn các loại bánh có chất lượng tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
- 3.2.Ăn bánh với một lượng vừa phải
- 3.3.Hạn chế ăn những loại bánh có chứa caffeine
- 4. Mẹ bầu sau sinh không nên ăn loại bánh gì?
- 4.1.Bánh cuốn
- 4.2.Bánh mì thường
- 4.3.Bánh ngọt
1. Mẹ sau sinh có nên ăn bánh không?
Mẹ sau sinh có nên ăn bánh không và sau sinh ăn bánh gì được? Các loại bánh ngọt có thể mê hoặc bất kỳ ai, với hương vị thơm ngon, béo ngậy và màu sắc bắt mắt. Tuy nhiên, nếu là mẹ sau sinh, hãy tuyệt đối tỉnh táo trước “cám dỗ” này nhé!
Trả lời cho câu hỏi mẹ sau sinh có nên ăn bánh không, theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ sau sinh gần như có thể ăn được tất cả các loại bánh. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế ăn quá nhiều bánh ngọt nhé!
Mẹ vẫn có thể “thưởng” cho bản thân được ăn loại bánh yêu thích vào những dịp đặc biệt. Trên thực tế, một số loại bánh cũng có thành phần dinh dưỡng rất cao, cung cấp năng lượng, dinh dưỡng cho mẹ trong giai đoạn mới sinh.
Chất béo trong bánh cũng kích thích não sản sinh endorphin, serotonin giúp mẹ giảm thiểu stress và cân bằng cảm xúc. Nhưng mẹ lưu ý là chỉ nên ăn với số lượng vừa phải thôi nhé!
Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!
2. Gợi ý 6 loại bánh mẹ sau sinh nên ăn
Mẹ vừa muốn ăn bánh đổi khẩu vị, vừa muốn cân bằng dưỡng chất cho sức khỏe phải làm thế nào? Để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé, sau đây Góc của mẹ sẽ gợi ý một vài loại bánh vừa ngon, vừa bổ dưỡng cho mẹ sau sinh. Mẹ tham khảo nhé!
2.1.Sau sinh ăn bánh gì được: Bánh gạo lứt
Bánh gạo lứt là đề xuất đầu tiên trong danh sách sau sinh ăn bánh gì được mà mẹ đang thắc mắc. Gạo lứt là một nguồn carbohydrate tốt, chứa nhiều chất xơ và dinh dưỡng, hoàn toàn phù hợp với mẹ sau sinh.
Ngoài ra, gạo lứt cũng là nguồn cung cấp dồi dào các loại dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe như canxi, kali, magie,…
Bánh gạo lứt được làm từ gạo lứt nguyên cám. Đây là thành phần vô cùng tốt cho cơ thể mẹ sau sinh. Lớp cám bao quanh hạt gạo lứt giàu vitamin B1, chất béo tốt cho cơ thể và hoạt chất axit pantothenic giúp kích thích sản xuất sữa mẹ.
Điều mong muốn lớn nhất của mẹ sau khi sinh bé đó là nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn. Vì vậy, nhiều mẹ đã áp dụng các biện pháp giảm cân không an toàn là cắt giảm hoàn toàn tinh bột mà không biết rằng, cách này có thể làm giảm lượng sữa mẹ và khiến cơ thể mẹ mệt mỏi.
Trường hợp này, mẹ có thể sử dụng các loại thực phẩm làm từ gạo lứt như bánh gạo lứt, cơm gạo lứt. Không những chứa ít tinh bột mà còn đảm bảo cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ, giúp mẹ giảm cân hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến sữa mẹ và sức khỏe của bé.
Bánh gạo lứt cũng giúp mẹ cải thiện tình trạng da và tóc sau sinh, vì trong gạo lứt có chứa nhiều vitamin. Chất xơ trong gạo lứt góp phần giảm tích tụ chất béo có hại trong cơ thể mẹ và tránh các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, táo bón.
Với những công dụng trên, các bà mẹ mới sinh hoàn toàn có thể yên tâm dùng bánh gạo lứt để thay thế món ăn vặt và cơm gạo lứt cho bữa ăn chính nhé!
Dưới đây là những thương hiệu bánh gạo lứt uy tín được các “tín đồ healthy” tin dùng. Mẹ tham khảo nhé!
Bánh ăn kiêng gạo lứt GUfoods
Bánh gạo lứt nguyên hạt GUfoods là sự kết hợp hoàn hảo giữa hạt gạo lứt Việt Nam giàu chất xơ và công nghệ ép thuỷ lực hiện đại của Hàn Quốc, giữ trọn hương vị ngọt thanh và giá trị dinh dưỡng vốn có.
Link mua tại đây
Bánh quy gạo lức Ohsawa Zozin
Bánh quy gạo lứt Ohsawa Zozin làm từ gạo lứt nguyên chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bánh có 3 hương vị: vị gạo lứt nguyên chất, vị mè đen và vị rong biển.
Vị mè đen, rong biển được làm từ nguyên liệu thật. Ngoài ra, bánh được chế biến bằng dầu oliu tạo độ giòn rụm mà không gây hại cho sức khỏe.
Link mua tại đây
Sau sinh ăn bánh gì được: Bánh gạo lứt huyết rồng Tê Tê muối mè
Bánh gạo lứt huyết rồng Tê Tê kết hợp hài hòa giữa gạo Japonica cao cấp và gạo lứt huyết rồng. Cùng thành phần muối mè đen thơm, bùi, ngọt dịu, giàu khoáng chất tự nhiên và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe.
Link mua tại đây
2.2.Sau sinh ăn bánh gì được: Bánh bao
Bánh bao được xem là loại bánh chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng cao như chất đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ và chất sắt. Vì vậy, đây là loại bánh thứ hai mà mẹ có thể lựa chọn trong danh sách bánh ăn được sau sinh.
Loại bánh này cũng cung cấp nhiều năng lượng cho mẹ sau sinh. Trung bình một chiếc bánh bao 200 gam sẽ cung cấp gần 300 kcal.
Đặc biệt, vỏ bánh làm từ bột mì chứa folate và acid folic. Đây là những nguồn dinh dưỡng tốt cho não bộ, giúp dây thần kinh khỏe mạnh. Lượng chất xơ cao trong vỏ bánh cũng tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ.
Nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng cao, bánh bao giúp mẹ sau sinh kích thích tuyến sữa tiết nhiều sữa hơn. Chính vì vậy, bà đẻ có thể ăn bánh bao trong bữa phụ 2 lần/tuần sau sinh nhé!
2.3.Sau sinh ăn bánh gì được: Bánh chưng
Bánh chưng là một thực phẩm dinh dưỡng mà phụ nữ sau sinh có thể ăn được. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn với số lượng vừa phải, nếu không sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
Đối với mẹ sinh mổ, lời khuyên tốt nhất là không nên ăn bánh chưng khi vết mổ chưa lành. Vì bánh chưng làm từ gạo nếp, sẽ khiến vết thương mưng mủ hoặc để lại sẹo.
Khi ăn bánh chưng, mẹ sau sinh không nên ăn kèm với món ăn mặn như dưa muối hoặc đồ cay. Với thể trạng còn yếu sau khi sinh, bánh chưng sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa vì hàm lượng đạm rất cao.
2.4.Sau sinh ăn bánh gì được: Bánh yến mạch
Yến mạch được xem là thực phẩm “vàng” cho mẹ sau sinh. Được biết đến là loại ngũ cốc nguyên cám giàu dinh dưỡng, giúp mẹ hồi phục sức khỏe sau khi sinh.
Cụ thể trong yến mạch chứa hàm lượng protein, vitamin và các khoáng chất thiết yếu như kẽm, mangan, canxi, chất xơ hòa tan và một lượng lớn vitamin B. Các chất này giúp phụ nữ sau sinh cải thiện sức khỏe tổng thể, cung cấp năng lượng giúp mẹ tránh được tình trạng trầm cảm sau sinh.
Điều đặc biệt, các loại thực phẩm làm từ yến mạch có chứa saponin, beta-glucan và estrogen thực vật. Đây là các dưỡng chất tác động tích cực đến hormone kích thích sản xuất sữa mẹ. Chính vì vậy, yến mạch được xem là loại thực phẩm có lợi nhất cho mẹ sau sinh.
Để tăng vị giác ngon hơn, mẹ có thể kết hợp bánh yến mạch với chuối, mè đen hoặc hạt chia. Ngoài ra, một chút mật ong thay thế đường có thể giúp bánh thơm ngon hơn rất nhiều.
Dưới đây là top những thương hiệu yến mạch chất lượng nhất thị trường. Mẹ có thể tham khảo và tự làm bánh yến mạch tại nhà nhé!
Bột yến mạch Quaker Granola
Bột yến mạch Quaker Granola có nguồn gốc nhập khẩu từ Mỹ, được sản xuất trong quy trình khép kín, không chứa thành phần hóa học độc hại. Loại sản phẩm này có hương vị thơm ngon tự nhiên, được tuyển chọn từ nguồn nguyên liệu sạch và nhận được nhiều đánh giá tích cực của khách hàng trên khắp thế giới.
Link mua tại đây
Bột yến mạch Nisshokus
Bột yến mạch Nisshokus là sản phẩm yến mạch đến từ Nhật Bản và được sử dụng phổ biến ở thị trường Châu Á. Loại này bao gồm 100% bột yến mạch được thu hoạch từ vùng Hokkaido của Nhật. Đặc biệt không chứa hóa chất, chất tạo mùi nên mẹ hoàn toàn yên tâm sử dụng nhé!
Link mua tại đây
Yến mạch siêu sạch Alnatura
Bột yến mạch Alnatura có xuất xứ từ Đức, được dùng phổ biến ở thị trường Châu Âu. Loại này được chế biến từ những hạt yến mạch nguyên chất siêu sạch, không chứa chất phụ gia, hóa học độc hại. Là loại yến mạch giàu dinh dưỡng mà mẹ nên lựa chọn.
Link mua tại đây
2.5.Bánh giò
Bánh giò chứa lượng tinh bột, chất đạm và vitamin cao nên được xem là thực phẩm bổ dưỡng mà mẹ sau sinh có thể ăn được. Bánh được làm từ bột gạo nếp và thịt giúp cung cấp năng lượng cho mẹ sớm hồi phục.
Tuy nhiên, bột gạo nếp không tốt cho vết mổ của mẹ sinh mổ, dễ gây mưng mủ và lồi sẹo. Hơn nữa, bánh có vị hơi béo, mẹ ăn nhiều có thể sẽ bị ngán đấy nhé.
2.6.Bánh mì nguyên cám
Nếu là một “fan” trung thành của bánh mì, mẹ có thể lựa chọn bánh mì nguyên cám cho thực đơn sau sinh của mình nhé. Lượng calo do bánh mì nguyên cám cung cấp chủ yếu ở dạng carbohydrate phức hợp, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể mẹ sau sinh.
Đặc biệt, lượng acid folic có trong loại bánh này mang lại giá trị dinh dưỡng quan trọng trong sữa mẹ cho bé. Hàm lượng chất xơ và sắt có trong bánh mì nguyên cám cũng có công dụng bổ máu, tăng cường thể lực và tốt cho hệ tiêu hóa ở phụ nữ sau sinh.
3. Lưu ý dành cho mẹ sau sinh khi ăn bánh
Việc ăn bánh sau sinh hoàn toàn không có hại cho sức khỏe của mẹ bỉm, nếu biết lựa chọn và bổ sung bánh vào thực đơn đúng cách. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý một số điều sau để đảm bảo không ảnh hưởng đến thể trạng của cả mẹ và bé nhé!
3.1.Lựa chọn các loại bánh có chất lượng tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Ngoài việc quan tâm sau sinh ăn bánh gì được Hiện nay, trên thị trường có vô vàn các loại bánh không có nguồn gốc, xuất xứ đảm bảo chất lượng được bán tràn lan khắp nơi khiến nhiều mẹ dễ mua nhầm, gây hại cho sức khỏe.
Vì vậy, mẹ nên tìm hiểu và lựa chọn bánh có xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt nhằm phát huy tối đa giá trị dinh dưỡng của bánh nhé!
3.2.Ăn bánh với một lượng vừa phải
Bên cạnh sau sinh ăn bánh gì được thì ăn bao nhiêu cũng là điều mẹ cần quan tâm. Hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh còn yếu, dễ bị đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy, mẹ không nên ăn quá nhiều bánh để tránh gây quá tải cho hệ tiêu hóa. Thậm chí có thể gây cản trở quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng khác như sắt, kẽm, canxi, vitamin vào cơ thể. Điều này ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của cả mẹ và sữa của bé.
3.3.Hạn chế ăn những loại bánh có chứa caffeine
Lựa chọn các loại bánh không có caffeine là điều quan trọng khi lựa chọn sau sinh ăn bánh gì được. Phụ nữ sau sinh nên lưu ý điều quan trọng đó là hạn chế ăn bánh có thành phần chứa caffeine. Vì đây là hoạt chất có hại, có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sữa cho bé. Hơn nữa, caffeine có thể gây hại cho hệ thần kinh và gây khó ngủ.
4. Mẹ bầu sau sinh không nên ăn loại bánh gì?
Sau khi sinh, người mẹ cần có chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Ngoài sau sinh ăn bánh gì được, mẹ bầu sau sinh không nên ăn loại bánh gì?
4.1.Bánh cuốn
Bánh cuốn được làm từ gạo ngâm nở chua, ăn bánh này sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ và bé. Vì vậy, mẹ sau sinh tránh ăn loại bánh này nhé. Bên cạnh đó, các loại bánh cuốn được bày bán trên thị trường có thể chứa chất làm trắng hay hàn the hoặc chất độc hại như tinopal, formol, gây hại đến sức khỏe của con người.
4.2.Bánh mì thường
Bánh mì thường không phải là thực phẩm dành cho mẹ sau sinh. Vì lượng muối cao trong bánh dễ khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, thường xuyên thấy khát.
Hơn nữa, mẹ có thể gặp tình trạng thừa cân, mệt mỏi vì lượng protein dạng thô trong bánh cao, làm tăng cholesterol xấu. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến cả sức khỏe của bé qua đường sữa mẹ.
4.3.Bánh ngọt
Mẹ sau sinh không nên tiêu thụ quá nhiều bánh ngọt. Vì các loại bánh ngọt đều có thành phần chứa đường và chất béo xấu, khiến mẹ dễ bị tăng cân. Đây cũng là nguyên nhân khiến làn da phụ nữ bị nổi mụn và nhanh lão hóa.
Hơn thế nữa, các loại bánh ngọt ngoài thị trường có thể chứa chất tẩm ướp, chất bảo quản, tạo màu. Mẹ ăn quá nhiều có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, nghiêm trọng hơn là bị ngộ độc thực phẩm.
Bài viết đã giải đáp được thắc mắc mẹ sau sinh ăn bánh gì được và không nên ăn bánh gì. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho mẹ trong quá trình xây dựng thực đơn ăn uống bổ dưỡng sau khi sinh. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chăm sóc sức khỏe bằng cách luyện tập thể dục và sinh hoạt đúng cách để sớm hồi phục mẹ nhé!
Xem thêm:
- Sinh mổ bao lâu thì đi xe máy được? Ít nhất 2 tháng mẹ nhé!
- Sau sinh ăn gì để cả mẹ và con đều khỏe?
Từ khóa » Các Loại Bánh Cho Mẹ Sau Sinh Mổ
-
Các Loại Bánh Dinh Dưỡng Cho Bà đẻ. Những Lưu ý Về Các ... - Monkey
-
Đẻ Mổ ăn được Bánh Gì? Gợi ý 1 Số Loại Bánh Và Những Món ăn Vặt ...
-
Gợi ý 5 Món Bánh Tốt Cho Mẹ Sau Sinh Mổ - Sắt Bà Bầu
-
Đẻ Mổ ăn được Bánh Gì Thì Tốt Cho Bà Bầu? | Phụ Nữ & Gia Đình
-
Bà đẻ ăn được Những Loại Bánh Gì Và Không Nên ăn Loại Bánh Gì?
-
Bà đẻ ăn được Những Loại Bánh Gì Và Các Loại Bánh Tốt Cho Mẹ Sau ...
-
12 đồ ăn Vặt Cho Bà đẻ Lợi Sữa Trong Tháng đầu Sau Sinh - MarryBaby
-
Ăn Bánh Ngọt Có Làm Mất Sữa Không? Phụ Nữ Sau Sinh ăn được ...
-
Phụ Nữ Sau Sinh Có được ăn Bánh Ngọt Không? | TCI Hospital
-
7+Món ăn Vặt Cho Mẹ Sau Sinh Mổ ✔️dinh Dưỡng ✔️đẹp Dáng
-
Sau Sinh Có được ăn Bánh Mì Không? 8 Lý Do Mẹ Cần Cân Nhắc
-
Sau Sinh Có được ăn Bánh Ngọt Không? Mẹ Bỉm Sữa Cần Lưu ý điều Gì?
-
Bà đẻ ăn được Loại Bánh Gì Tốt Cho Sức Khỏe? Có Nên ăn Bánh Ngọt ...