Meo Nấm Yến Sumo
Có thể bạn quan tâm
Sau đây Sumo Nhật Việt xin hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng nấm yến đúng tiêu chuẩn nhất
1, Nhiệt độ môi trường sống của nấm yến:
Nấm sò yến thường sống với môi trường nhiệt độ từ 15ºC – 20ºC, độ ẩm không khí từ 85% – 90%. Nấm mọc theo dạng mũ, thân và rễ. Đặc biệt, phù hợp với ánh sáng vừa phải và độ pH là 7
2. Xử lý nguyên liệu
Bà con có thể xử lý nguyên liệu theo 2 cách. Cách 1: Hấp khử trùng. Bà con chặt rơm rạ theo đoạn ngắn từ 10 – 15cm rồi đem ngâm trong nước vôi khoảng 15 – 20 phút, đẻ ráo nước sau đó ủ trong 2 – 3 ngày. Sau đó, bạn hãy đóng hết nguyên liệu cho vào túi nilon có khả năng chịu nhiệt với kích thước 25 – 35cm và nút bằng bông không bị thấm nước. Tiếp đến, bà con đem hấp khử trùng ở trong nồi áp suất với nhiệt độ 121ºC – 125ºC với thời gian 180 – 240 phút. Sau khi hấp xong, bà con lấy bịch ra rồi đem để nơi sạch sẽ cấy giống trong hộp cấy và phòng vô trùng.
Cách 2: Bằng cách ủ: Đầu tiên, bà con cho nước vôi đã gạn vào trong bể ngâm rơm trong khoảng 15 – 30 phút. Tiếp đến, vớt hết rơm rạ ra ủ đống. Trong quá trình ủ, bạn hãy theo dõi và đảo để điều chỉnh độ ẩm sao cho độ ẩm ở mức 65% là đạt chuẩn.
3. Cấy cây giống:
Các nguyên liệu sau khi đã ủ xong sẽ được đóng vào túi nilon với kích thước 30 x 40cm. Nếu là bông phế liệu sẽ dùng túi kích thước 25 x 35cm. Đối với khu vực cấy giống cần phải thật sạch sẽ.
Bà con tiến hành băm nguyên liệu thành từng đoạn ngắn với kích thước 5 – 7cm. Sau đó, cho nguyên liệu vào túi đã được hàng thành lớp cao tương ứng với từng đoạn là 5 – 7cm. Tiếp đến, bạn hãy dùng tay nén chặt lại để tạo khối tròn rồi rắc thêm một lớp giống ở xung quanh sát với phía ngoài thành túi. Việc này sẽ tránh bị sinh bệnh hay giống chết. Bạn cứ thực hiện như thế cho đủ 3 lớp rồi dùng miếng bông bằng miệng túi nút chặc lại.
4.Ươm và rạch bịch nấm:
Bà con đem nấm đã cấy vào vườn ươm. Sau đó đặt trên giá hoặc cũng có thể đặt dưới đất với khoảng cách giữa các bịch sẽ là 5 – 7cm trong 20 – 25 ngày. Lưu ý, nhà ươm cần phải thật thoáng mát và sạch sẽ.
Sau đó, bạn hãy quan sát xem sợi nấm đã ăn cách đáy được 1cm thì tiến hành rạch bịch. Việc rạch sẽ thực hiện bằng cách: dùng dao nhọn rạch từ 4 – 6 đường ở xung quanh dọc theo bịch với chiều dài 3 – 4 cm. Tiếp đến, tháo bỏ nút bông và nén bịch lại. Dùng dây nilon để buộc miệng túi.
5.Phương pháp chăm sóc
Rạch bịch: Dùng dao nhọn rạch 6-8 vệt xung quanh với chiều dài vết rạch từ 3-4 cm và sâu khoàng 2-3mm. Các vết rạch phải có khoảng cách đều nhau và phải so le với nhau. Gỡ bỏ nút bông rồi treo các bịch nấm lên để tiết kiệm diện tích khoảng cách mỗi bịch cách nhau từ 20-30 cm để tránh trường hợp nấm mọc lên chạm vào nhau.
Tưới nấm: Chưa cần tưới ngay sau khi rạch bịch mà nên quan sát 4-6 ngày tới khi nấm mọc ra từ vết rạch. Tùy lượng nấm mà tưới lượng nước hợp lý 3-5 lần/ngày theo cách phun sương.
6.Thu hoạch nấm yến
Khi thấy nấm đã căng hết, mũ nấm mọc đều có màu tím. Bà con hái nấm vào buổi sáng sớm và chiều tối và đúng độ tuổi để đạt chất lượng và năng suất.
Trên đây là toàn bộ các bước kỹ thuật trồng nấm yến của Sumo Nhật Việt chia sẻ. Nấm yến rất dễ chăm sóc và không tốn nhiều vốn đầu tư. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn trồng nấm yến thành công, năng suất và chất lượng cao.
ĐỊA CHỈ CUNG CẤP MEO NẤM SÒ YẾN Ở ĐÂU CHẤT LƯỢNG
Từ khóa » Cách Trồng Nấm Sò Yến
-
Phôi Nấm Sò Yến - Viện Nghiên Cứu Sinh Học ứng Dụng
-
Kỹ Thuật Trồng Nấm Yến Nhanh Thu Hoạch Từ A-Z
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Nấm Sò Yến
-
Cách Trồng Nấm Sò - Trọn Bộ Kỹ Thuật Trồng Nấm Bội Thu - MAY3A.COM
-
Kỹ Thuật Trồng Nấm Yến Nhanh Thu Hoạch - YouTube
-
Khởi Nghiệp Từ Trồng Nấm Sò Yến - YouTube
-
Quy Trình Trồng Nấm Sò (nấm Bào Ngư) ở Phía Bắc
-
Hướng Dẫn Trồng Nấm Sò Cơ Bản | Farmvina Nông Nghiệp
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Nấm Sò (nấm Bào Ngư) Tại Nhà
-
Kỹ Thuật Tự Trồng Nấm Sò (nấm Bào Ngư) Tại Nhà
-
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Nấm Sò
-
Kỹ Thuật Trồng Nấm Sò - Khuyến Nông Vĩnh Phúc
-
Kỹ Thuật Trồng Nấm Sò | Kinh Nghiệm Làm ăn