Mổ đẻ Và Chăm Sóc Vết Mổ Cho Chó Mèo

Chó mèo mẹ không thể tự sinh chó con được vì nhiều lý do khác nhau như kích thước con chó mèo con quá lớn, kích thước và hình dạng vùng xương chậu của chó mèo mẹ bất thường, … Có các hiện tượng bất thường trong giai đoạn thai kì như thai bị căng thẳng âm hộ tiết ra chất dịch màu đỏ đen hoặc màu xanh lá có nghĩa rằng nhau thai bị tách ra hoặc bất thường của thai trong cơ thể kích thích tiết dịch

Không nên thực hiện mổ sinh quá sớm. chờ đến khi thú cưng có những biểu hiện của việc chuẩn bị đẻ như cào ổ, thở gấp và nhiệt độ giảm xuống dưới 99 ° F. Tính toán thời gian mổ đẻ là cực kỳ quan trọng đối với sự sống còn của con chó mèo con (liên quan đến gây mê cho chó mèo mẹ để mổ đẻ)

Luôn luôn nhớ, mổ đẻ có thể là một điều tốt, tránh những trường hợp khó đẻ gây nguy hiểm cho tính mạng của thú cưng và con của nó

Mục Lục

  • 1 Các giống nên mổ đẻ?
  • 2 Những lúc cần nghĩ tới việc phải mổ đẻ
  • 3 Vệ sinh, chăm sóc vết mổ
  • 4 Bất bình thường sau khi mổ
  • 5 Các Bài Viết Liên Quan

Các giống nên mổ đẻ?

(Bull anh, Bull pháp, Boston, chihuahua) nên mổ đẻ để tránh rủi ro vì kích thước đầu con con sơ sinh lớn. Con mẹ béo và đa phần là các giống ít thể dục dẫn tới sức rặn kém, khung xương chậu nhỏ và nhiều mỡ chèn ép phần cơ quan sinh dục phía ngoài khiến cho việc sinh nở trở nên khó khăn và con dễ bị ngạt. Mang thai nhiều thì dễ bị đuối sức khi sinh các con cuối làm ảnh hưởng tới sức khỏe con mẹ và dễ ngạt con con.

Những lúc cần nghĩ tới việc phải mổ đẻ

: chỉ cần một trong số những triệu chứng sau thì chắc chắn phải động não nghĩ tới việc mổ đẻ để bảo toàn tính mạng:

+ Mang thai quá 63 ngày kể từ nước phối cuối.

+ Rặn ra bọc ối 10p không ra con.

+ Vỡ ối mà không thấy con ra.

+ Ra nước ối xanh,đen.

+ Thấy có cơn rặn và rặn nhiều mà quá 20-30p không thấy con ra.

+ Mang thai quá nhiều, khi sinh các con cuối cùng thấy cơn rặn đẻ yếu, thú cưng nằm bệt.

+Mang thai quá ít, thai to.

+Chó mèo mẹ bị ốm bệnh, già yếu không có sức.

Quý khách có nhu cầu sử dụng các dịch vụ cho chó con có thể tham khảo các dịch vụ sau:

  1. đỡ đẻ & mổ đẻ cho chó mèo
  2. tiêm phòng cho chó mèo
  3. bảng giá thú y
  4. triệt sản cho chó mèo
  5. cấp cứu chó mèo
  6. siêu âm chó mèo
  7. chữa ghẻ viêm da chó mèo

+ Các ca trước khó sinh, phải mổ can thiệp.

+ Nếu có pk hoặc bv thú y thì cần siêu âm kiểm tra tim thai và chụp xquang để kiểm tra tư thế, kích thước đầu thai – xương chậu từ đó đưa ra quyết định nhanh và chính xác.

Vệ sinh, chăm sóc vết mổ

cần chú ý xem hàng ngày cún miu có cắn vết mổ hay không, nếu liếm thì không sao, nhưng cắn chỉ và vết mổ thì cần đeo loa chống liếm hoặc mặc áo che kín vết mổ cho cún, nhớ thay áo và kiểm tra vết mổ hàng ngày. Tốt nhất hãy dùng oxy già vệ sinh vết mổ 2 ngày 1 lần để diệt khuẩn tại vết mổ.Những ngày sau phẫu thuật hãy pha povidin và nước muối thành màu hồng cánh sen để rửa vết thương 2 ngày 1 lần, nhớ nhẹ nhàng gạy các cục bẩn ở nút chỉ nếu có. Hàng ngày dùng bông hoặc gạc ép nhẹ vào vết mổ khoảng 1-2 phút để bông gạc hút sạch dịch huyết tương ở vết mổ và chân chỉ. Nhớ lịch tiêm hậu phẫu. Nhớ lịch cắt chỉ là sau khi mổ 8 ngày, không nên để quá. – Cần tăng cường hoạt động sau khi phẫu thuật càng nhiều càng tốt để khí huyết lưu thông, nhưng tuyệt đối không được leo trèo cầu thang và chạy nhảy mạnh.

Bất bình thường sau khi mổ

+ Nôn quá 2 bãi và/hoặc nôn quá 2 ngàythì có thể trong cơ thể đang bị viêm dính do lười vận động, kỹ thuật khâu kém nên bị dính, lồng xoắn ruột.

+ Tử cung chảy ra dịch hôi thối (màu gì không quan trọng, quan trọng là có mùi hay không) thì có thể đang bị viêm tử cung, nhiễm trùng máu hoặc viêm tuyến sữa.

+ Bỏ hẳn ăn quá 1 ngày thì cần báo ngay cho bác sỹ vì hiện tại có thể cơ thể đang bị mất máu sau mổ, suy nhược sau sinh, cần truyền đường và đạm để hỗ trợ tăng đề kháng.

+ Vết mổ ướt hoặc bị thủng thì có thể vết thương bị nhiễm trùng, cần can thiệp thuốc tăng cường hoặc bác sỹ sẽ có phương án an toàn cho con mẹ và con con.

Về cơ bản, phẫu thuật mổ đẻ là ca can thiệp rất đơn giản và thường xuyên, không biến chứng. Tuy nhiên nếu bác s có tay nghề và học hành không bài bản, hoặc do chủ quan không kiểm tra kỹ, không làm việc nghiêm túc,hoặc chủ nhà lơ là không sát xao theo dõi thì từ một ca đơn giản sẽ trở nên phức tạp cho cả chủ thú cưng và bác sỹ thú y

Mổ đẻ và chăm sóc vết mổ cho chó mèo3 (60%) 7 votes

Các Bài Viết Liên Quan

  • Các bước đỡ đẻ chó mèo tại nhà và những điều cần lưu ýCác bước đỡ đẻ chó mèo tại nhà và những điều cần lưu ý
  • CHĂM SÓC CHÓ MÈO CON MẤT MẸ HOẶC BỊ VIÊM VÚ PHẢI CHĂM BỘ HOÀN TOÀN VÀ HƯỚNG DẪN TẮM CHÓ MÈO CONCHĂM SÓC CHÓ MÈO CON MẤT MẸ HOẶC BỊ VIÊM VÚ PHẢI CHĂM BỘ HOÀN TOÀN VÀ HƯỚNG DẪN TẮM CHÓ MÈO CON
  • Tại sao chó Bull Pháp Bulldog & Bully nhất thiết phải mổ đẻTại sao chó Bull Pháp Bulldog & Bully nhất thiết phải mổ đẻ
  • Xử lý sốc nhiệt cho chóXử lý sốc nhiệt cho chó
  • Điều trị bệnh tiêu chảy ra máu, nôn, bỏ ăn của chó mèo tại nhàĐiều trị bệnh tiêu chảy ra máu, nôn, bỏ ăn của chó mèo tại nhà
  • Chó mèo cắn nhau vết thương sâu bị hoại tửChó mèo cắn nhau vết thương sâu bị hoại tử

Từ khóa » Chăm Sóc Chó Sau Khi đẻ Mổ