Mô Hình Cái Nêm Là Gì? Cách Giao Dịch Mô Hình Cái Nêm-VNS365
Có thể bạn quan tâm
Một mô hình xuất hiện khá phổ biến trên thị trường tài chính hiện nay đó chính là mô hình cái nêm. Đây là một mô hình phù hợp với những trader mới giúp họ có thể dễ dàng phân tích xu hướng của thị trường. Bài viết có cung cấp các thông tin liên quan đến mô hình này cho bạn tham khảo.
1. Khái niệm về mô hình cái nêm là gì
Mô hình cái nêm với tên Tiếng Anh là Wedge Pattern. Nó là một mô hình thể hiện sự tích lũy của giá sau một giai đoạn tăng hoặc giảm trước đó. Khi mô hình này xuất hiện, các Trader không nên thực hiện 1 giao dịch mới mà hãy kiên nhẫn đợi giá phá vỡ mô hình tích lũy này để xác định rõ ràng xu hướng hơn.
Khi nhìn vào mô hình này, bạn sẽ thấy có nhiều điểm tương đồng với mô hình tam giác. Đúng vậy, về bản chất hai mô hình này tương đối giống nhau, đều thể hiện sự tích lũy của giá. Và vì bản chất giống nhau nên cách phản ứng của giá cũng tương tự nhau.Do đó bạn không cần quá “Học thuật hàn lâm” xác định so sánh chính xác sự khác nhau giữa hai mô hình này. Chỉ cần hiểu bản chất là Ok.
Đặc điểm của mô hình nêm
Mô hình cái nêm bắt đầu được hình thành sẽ bắt đầu giá bị tích luỹ. Hai xu hướng băt dịch chuyển sẽ đi về cùng một hướng rồi chụm lại với nhau. Và để hình thành nên mô hình này thì cần phải có 2 đường xu hướng. Đường hỗ trợ ở bên dưới còn đường kháng sự ở phía trên.
Điểm phân biệt dễ dàng nhất của mô hình cái nêm với những mô hình khác đó chính là bạn nhìn vào độ dốc của nó. Thông thường độ dốc của của đường khá là lớn. Nhờ vào độ dốc của mô hình nêm mà bạn sẽ biết được mô hình này thiên về xu hướng hiện tại hoặc xu hướng bứt phá để tạo thành một mô hình xu hướng hoàn toàn mới.
2. Các mô hình nêm quan trọng
Hiện tại có 2 mô hình cái nêm quan trọng cũng như phổ biến trên thị trường tài chính cho bạn nhận biết được những tín hiệu khác nhau liên quan đến xu hướng về giá. Để có thể thực hiện được giao dịch mô hình nêm một cách thành công thì bạn cần phải xác định được rõ ràng đâu là mô hình nêm tăng và đâu là mô hình nêm giảm
2.1. Mô hình nêm tăng
Với mô hình nêm tăng có đặc điểm nhận diện đó là hai đường kháng cự và đường hỗ trợ đều cùng lên dốc và gặp nhau ở điểm chếch hơn so với khu vực thân. Mô hình này chỉ xuất hiện khi sau một xướng giảm hoặc tăng và giá bắt đầu breakout ra khỏi mình. Giá có khả năng sẽ đi ngược lại với hướng mà nêm đang đi.
Giá chạm vào đường trendline ít nhất là 2 lần thì sẽ có tối thiểu là 4 điểm giao nhau.
Trong một xu hướng tăng thì mô hình nêm tăng sẽ xuất hiện, mức giá tại các đỉnh sau luôn cao hơn so với các đỉnh trước đó. Độ dốc của đỉnh sau lại thấp hơn so với độ dốc của đỉnh trước. Đáy của đường sau cũng thấp hơn so với đáy trước. Có nghĩa là đường kháng cự có độ dốc thấp hơn so với đường hỗ trợ.
Theo diễn biến này lượng mua của các trader đang giảm dần còn số lượng người bán sẽ tăng mạnh. Khi đến một thời điểm nhất định lực bán đã đủ mạnh sẽ phá vỡ giá vùng hỗ trợ giảm sâu xuống. Từ đó xu hướng giảm giá mạnh sẽ được bắt đầu.
Nếu trước khi mô hình nêm tăng được hình thành sẽ là một xu hướng giảm. Lúc này thị trường đang ngưng lại sau một khoảng thời gian là tăng nhanh hoặc giảm nhanh. Vì lực mua đang giảm trên thị trường. Những bên bán đang ép giá để đẩy giá xuống mức thấp nhất có thể. Cho đến khi bên bán đang dồn đủ lực mạnh thì giá Breakout sẽ vượt ra khỏi ngưỡng hỗ trợ và từ đó sẽ tiếp tục đi xuống.
2.2. Mô hình nêm giảm
Đối với mô hình nêm giảm thì hai đường hỗ trợ và đường kháng cự đều dốc xuống và cắt nhau ở một điểm chếch xuống dưới của mô hình. Mô hình này giá sẽ bị phá vỡ theo hướng ngược với hướng dốc lên của mô hình nêm.
Mô hình nêm giảm được tạo thành trong cuối một xu hướng giảm hoặc là xu hướng tăng của giá. Trường hợp mô hình nêm giảm sẽ xuất hiện sau một xu hướng tăng. Hai đường kháng cự và hỗ trợ dốc xuống dưới để biểu hiện là thị trường đang tạm ngưng. Đây là một thời điểm để những người chơi chốt lãi khi dự cảm được sẽ có lợi nhuận sau một thời gian giá tăng mạnh. Tại thời điểm này số lượng người bán sẽ ít đi, còn bên mua vẫn tiếp tục đẩy giá lên. Đến thời điểm mà lực mua đã đủ mạnh thì giá phá vỡ đường kháng cự, sẽ bứt phá nhanh để tiếp tục xu hướng tăng.
Trường hợp nêm giảm xuất hiện sau một xu hướng giảm thì khả năng cao sẽ xảy ra giá đảo chiều. Độ dốc của đường kháng cự sẽ lớn hơn so với đường hỗ trợ điều này dễ dàng nhận ra được lượng bán đang giảm và lượng mua đang tăng. Vì thế, giá breakout ở đường kháng cự đảo chiều đi lên và sẽ mở đầu cho xu hướng tăng.
3. Hướng dẫn chi tiết cách giao dịch với mô hình nêm
Để có thể thực hiện giao dịch với mô hình nêm đạt được hiệu quả cao thì bạn cần phải đảm bảo điều kiện đầu tiên đó là phải xác định xu hướng giá trước khi hình thành nên mô hình.
Tiếp đến bạn cần phải vẽ mô hình ở trên biểu đồ với việc nối 2 đáy phía dưới tạo đường hỗ trợ và nối 2 đỉnh phía trên để tạo thành đường kháng cự.
Bước cuối cùng bạn phải làm đó là phải xác định được điểm vào lệnh, cắt lỗ và chốt được lợi nhuận phụ thuộc vào từng loại dạng của mô hình.
Nhằm giúp cho bạn có thể nắm bắt được cách giao dịch với mô hình nêm bài viết có chia sẻ những bước hướng dẫn chi tiết ở bên dưới:
Bước 1: Xác định điểm vào lệnh
Sẽ có 2 cách cho bạn chọn để xác định được điểm vào lệnh. Bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 cách bên dưới để xem cách nào phù hợp với mình nhất.
Cách 1: Vào lệnh khi điểm giá bắt đầu Breakout
Khi mà giá bắt đầu phá vỡ mức kháng cự đến với mô hình nêm giảm. Đồng thời phá vỡ ngưỡng hỗ trợ của mô hình nêm tăng.
Cách 2: bạn chờ cho đến khi biểu đồ nến sẽ thông báo và xác nhận khi mà nến phá vỡ. Bạn nên vào lệnh tại mức giá đóng của nến xác nhận.
Trường hợp mà mô hình cái nêm giảm thì nến xác nhận sẽ tăng, còn mô hình cái nêm tăng thì nến xác nhận sẽ giảm.
Đối với cách giao dịch này thường được sử dụng cho những người mới chơi. Với hình thức này thì mức lãi suất không cao nhưng lại là một cách chơi khá là an toàn, ít xảy ra rủi ro nên bạn có thể bắt đầu từ cách giao dịch với mô hình nêm.
Bước 2: Xác định điểm take profit (chốt lời) và Stoploss (cắt lỗ)
Cắt lỗ: Bạn đặt lệnh cắt lỗ ở điềm nằm ở phía trên đỉnh cao nhất của mô hình nêm tăng. Nếu như mô hình nêm giảm thì bạn cần đặt lệnh cắt lỗ ở điểm nằm phía dưới đáy gần nhất với điểm đặt lệnh. Chốt lời: Mô hình thể hiện theo xu hướng đúng, giá giảm hoặc tăng với lực ít nhất là bằng với chiều rộng của mô hình. Điểm chốt lời lý tưởng đó chính là cách điểm phá vỡ độ rộng của mô hình.
Bài viết đã tổng hợp những thông tin liên quan đến mô hình cái nêm cho bạn tham khảo lựa chọn. Mong rằng những thông tin này hữu ích đến với bạn.
BV Số:121411
Từ khóa » Cái Nêm Là Cái Gì
-
Mô Hình Cái Nêm - Đặc điểm Nhận Dạng & Cách Giao Dịch - Tradervn
-
Từ điển Tiếng Việt "nêm" - Là Gì?
-
[Top Bình Chọn] - Cái Nêm Là Cái Gì - Vinh Ất
-
Những Cái Nêm Trên đường Phố
-
Mô Hình Cái Nêm Là Gì ? Phân Loại Mô Hình Cái Nêm
-
Tìm Hiểu Mô Hình Cái Nêm Là Gì? Hướng Dẫn Giao Dịch Nhanh
-
Mô Hình Cái Nêm Là Gì Và Cách Giao Dịch Với Mô Hình Này
-
Mô Hình Cái Nêm Là Gì? Các Trường Hợp Của Mô Hình Này
-
Hướng Dẫn Giao Dịch Với Mô Hình Cái Nêm
-
Mô Hình Cái Nêm Là Gì? Ý Nghĩa, Phân Loại Và Cách Giao Dịch - FTV
-
Mô Hình Cái Nêm Là Gì? Cách Xác định Và Giao Dịch Chuẩn Xác
-
Mô Hình Cái Nêm Là Gì? Phân Loại Mô Hình Cái Nêm Và Cách Giao Dịch