Mô Hình Cái Nêm Là Gì? Cách Xác định Và Giao Dịch Chuẩn Xác
Có thể bạn quan tâm
Mô hình cái nêm là gì?
Mô hình cái nêm (Wedge Pattern) là một mô hình giá xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc giảm giá, dự báo xu hướng tiếp diễn hoặc khả năng đảo chiều của xu hướng trước đó.
Mô hình cái nêm giống với một tam giác với hai cạnh đóng vai trò là kháng cự - hỗ trợ. Thông thường, giá có xu hướng “hội tụ” trước khi breakout mô hình Cái Nêm. Ở mô hình cái nêm, giá break cạnh nào sẽ có xu hướng tăng/giảm theo cạnh đó.
Cách phân biệt mô hình cái nêm và mô hình tam giác
Thông thường, mô hình nêm và mô hình tam giác có hình dạng khá giống nhau. Do đó, nhiều bạn đã nhầm lẫn giữa 2 mô hình này. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ bản chất chúng ta rất dễ để phân biệt 2 mô hình này.
Giống nhau: Về hình dạng cả 2 mô hình này đều giống hình tam giác. Được hình thành từ 2 đường xu hướng nối các đỉnh và các đáy và hội tụ tại một điểm.
Khác nhau:
- Mô hình cái nêm: Cả 2 đường xu hướng đều cùng dốc lên hoặc dốc xuống.
- Mô hình tam giác: Có một đường phải dốc lên hoặc dốc xuống, đường kia sẽ đi ngang hoặc theo hướng ngược lại.
Tìm hiểu thêm: Mô hình tam giác và cách giao dịch với mô hình tam giác
Các loại mô hình cái nêm
Mô hình nêm tăng (Rising Wedge)
Mô hình cái nêm tăng là mô hình có 2 đường xu hướng dốc lên (hướng lên trên) và hội tụ nhau tại một điểm.
Mô hình nêm tăng có thể xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc giảm. Khi phá vỡ đường xu hướng (cạnh nêm) sẽ đều là xu hướng giảm.
Mặc dù được cấu tạo bởi 2 đường xu hướng hướng lên, nhưng do lực mua bắt đầu yếu dần không đủ lực để đẩy giá cao hơn. Điều này được thể hiện qua các đỉnh tạo ra trong mô hình nêm tăng đều theo dạng đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ.
Mô hình nêm giảm (Falling Wedge)
Mô hình cái nêm giảm là mô hình có 2 đường xu hướng dốc xuống (hướng xuống dưới) và hội tụ nhau tại một điểm.
Mô hình nêm giảm có thể xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc giảm. Khi phá vỡ đường xu hướng (cạnh nêm) sẽ đều là xu hướng tăng.
Mặc dù được cấu tạo bởi 2 đường xu hướng hướng xuống, nhưng do lực bán bắt đầu yếu dần không đủ lực để đẩy giá xuống thấp. Điều này được thể hiện qua các đáy tạo ra trong mô hình nêm giảm đều theo dạng đáy mới thấp hơn đáy cũ.
Mô hình nêm mở rộng (Broadening Wedge)
Mô hình cái nêm mở rộng là một dạng đặc biệt của mô hình cái nêm với hình dạng gần giống mô hình tam giác ngược.
Mô hình nêm mở rộng xuất hiện ở giai đoạn mà cả bên mua và bên bán đều bắt đầu suy yếu và là dấu hiệu cho giai đoạn giá đảo chiều.
Giai đoạn mô hình nêm mở rộng diễn ra chính là khi giá tăng tối đa và giá giảm tối thiểu cùng lúc. Mô hình xuất hiện ở khung thời gian càng lớn thì độ tin cậy càng cao.
Ý nghĩa mô hình cái nêm
Mô hình nêm xuất hiện mang ý nghĩa báo hiệu rằng thị trường đang trong trạng thái tạm nghỉ ngơi sau một đợt xu hướng giá tăng hoặc giảm trước đó.
Trong thời điểm thị trường điều chỉnh cũng là lúc nhà đầu tư/cá mập trong thị trường chuẩn bị mua hoặc bán với volume giao dịch lớn nhằm đẩy giá đi theo hướng mà mình kỳ vọng. Sau giai đoạn này giá có thể đi theo xu hướng cũ. Hoặc sẽ đảo chiều và bắt đầu một xu hướng mới tùy mô hình.
Cách xác định và vẽ các loại mô hình
Thông thường, mô hình cái nêm sẽ xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng hoặc giảm mạnh. Để xác định chính xác mô hình cái nêm, bạn có thể dựa vào các tín hiệu phân kì đảo chiều xu hướng hoặc ở các vùng kháng cự, hỗ trợ.
Mô hình cái nêm thông thường sẽ xuất hiện ở giai đoạn giá hiệu chỉnh. Khi xu hướng tăng hoặc giảm yếu dần.
03 bước giao dịch với mô hình cái nêm
Xác định xu hướng của thị trường
Ở bước này, đầu tiên bạn cần xác định chỉnh thị trường đang là xu hướng nào? Tăng, giảm hay sideways. Giao dịch với mô hình không phức tạp như các phương pháp giao dịch khác vì thế bạn có thể dễ dàng xác định xu hướng bằng Trendline.
Khi xác định xu hướng cần lưu ý:
- Xu hướng tăng: Đáy sau cao hơn đáy trước và đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.
- Xu hướng giảm: Đáy sau thấp hơn đáy trước và đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
Lưu ý một xu hướng mạnh cần thoả cả hai điều kiện vì nếu thiếu một trong hai rất có thể đó không còn là xu hướng.
Vẽ mô hình cái nêm
Sau một xu hướng tăng hoặc giảm mạnh, giá dịch chuyển chậm lại trong phạm vi hẹp, bạn sẽ bắt đầu vẽ các đường thẳng nối các đỉnh/các đáy lại. Khi 2 đường thẳng này cùng dốc lên hoặc dốc xuống và có xu hướng hội tụ nhau thì mô hình nêm xuất hiện.
Xác định điểm vào lệnh, điểm stoploss (cắt lỗ) và take profit (chốt lời)
Với mô hình nêm giảm - Ưu tiên Buy
Điểm vào lệnh (entry): Mô hình cái nêm giảm xảy ra cho chúng ta tín hiệu BUY. Bạn có thể vào lệnh theo 2 cách sau:
- Đặt lệnh BUY ngay khi giá phá vỡ mô hình cái nêm.
- Đợi sau khi giá retest mô hình và đón ở vị trí retest. Trường hợp này sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn nhưng đôi khi giá sẽ không hồi về mà tăng đến Target => bị lỡ cơ hội.
Chốt lời (take profit): Nếu mô hình xảy ra đúng, giá sẽ tăng bằng với chiều cao của cái nêm. Do đó, điểm chốt lý tưởng là cách điểm phá vỡ bằng chiều cao của nêm.
Dừng lỗ (stoploss): Bạn có thể đặt điểm dừng lỗ ở vị trí phía dưới đáy gần nhất so với điểm đặt lệnh.
Với mô hình nêm tăng - Ưu tiên Sell
Điểm vào lệnh (entry): Mô hình cái nêm tăng xảy ra cho chúng ta tín hiệu SELL. Bạn có thể vào lệnh theo 2 cách sau:
- Đặt lệnh SELL ngay khi giá phá vỡ mô hình cái nêm.
- Đợi sau khi giá retest lại mô hình và đón ở vị trí retest. Trường hợp này sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn nhưng đôi khi giá sẽ không hồi về mà tăng đến Target => bị lỡ cơ hội.
Chốt lời (take profit): Nếu mô hình xảy ra đúng, giá sẽ tăng bằng với chiều cao của cái nêm. Do đó, điểm chốt lý tưởng là cách điểm phá vỡ bằng chiều cao của nêm.
Dừng lỗ (stoploss): Bạn có thể đặt điểm dừng lỗ ở vị trí phía trên đỉnh gần nhất so với điểm đặt lệnh.
04 lưu ý khi giao dịch với mô hình Cái Nêm
- Mô hình Cái Nêm thường xuất hiện trong thị trường có xu hướng, vị trí xuất hiện thường ở những vùng hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh.
- Khi giao dịch theo mô hình Cái Nêm, bạn nên đạt Target cao hơn mục tiêu trên lý thuyết của mô hình. Vì đa phần giá sẽ tăng/giảm mạnh hơn so với chiều cao của nêm.
- Nên giao dịch khi giá breakout mô hình. Hạn chế vẽ đường cho giá chạy mà vào lệnh quá sớm khi chưa có nến xác nhận.
- Nên kết hợp mô hình giá với một vài chỉ báo kỹ thuật khác để tăng độ chính xác hơn.
Tìm hiểu: Các chỉ báo kỹ thuật và cách sử dụng trong giao dịch
Từ khóa » Cái Nêm Là Cái Gì
-
Mô Hình Cái Nêm - Đặc điểm Nhận Dạng & Cách Giao Dịch - Tradervn
-
Từ điển Tiếng Việt "nêm" - Là Gì?
-
[Top Bình Chọn] - Cái Nêm Là Cái Gì - Vinh Ất
-
Mô Hình Cái Nêm Là Gì? Cách Giao Dịch Mô Hình Cái Nêm-VNS365
-
Những Cái Nêm Trên đường Phố
-
Mô Hình Cái Nêm Là Gì ? Phân Loại Mô Hình Cái Nêm
-
Tìm Hiểu Mô Hình Cái Nêm Là Gì? Hướng Dẫn Giao Dịch Nhanh
-
Mô Hình Cái Nêm Là Gì Và Cách Giao Dịch Với Mô Hình Này
-
Mô Hình Cái Nêm Là Gì? Các Trường Hợp Của Mô Hình Này
-
Hướng Dẫn Giao Dịch Với Mô Hình Cái Nêm
-
Mô Hình Cái Nêm Là Gì? Ý Nghĩa, Phân Loại Và Cách Giao Dịch - FTV
-
Mô Hình Cái Nêm Là Gì? Phân Loại Mô Hình Cái Nêm Và Cách Giao Dịch