Mô Hình LSS: Ưu Thế Nào Khi Xác định Nguồn Cung Chiến Lược
Có thể bạn quan tâm
Chiến lược tìm nguồn cung là một lĩnh vực trở nên phổ biến trong giới cố vấn quản trị chuỗi cung ứng từ những năm cuối 1980 đầu năm 1990. Xu hướng này hợp thức hóa cách thức các doanh nghiệp thu thập và sử dụng thông tin tạo đòn bẩy để nâng cao sức thu mua và tạo ra giá trị tốt nhất cho thị trường.
- Đón đầu làn sóng Outsourcing toàn cầu / Quản lý tồn kho dự phòng trong chuỗi cung ứng phân cấp
Xác định nguồn cung chiến lược bao gồm công việc phát triển các kênh cung cấp với tổng chi phí thấp nhất, song, điều này không đồng nghĩa với việc thu mua giá thấp. Từ mảng thu mua truyền thống, xác định nguồn cung chiến lược sẽ mở rộng thêm các hoạt động trong quy trình thu mua khép kín – từ các thông tin chi tiết hàng hóa cho tới hóa đơn và thanh toán hàng hóa dịch vụ.
Với các chiến lượng thu mua truyền thống, doanh nghiệp đã tiết kiệm được một khoản. Tuy nhiên, họ không hoàn toàn phải tập trung vào các chi phí mà hướng tới những mối quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp.
Để theo đuổi mục đích này, một số nhà thu mua đã nỗ lực hợp tác và kết nối chuỗi cung ứng của mình với các giám đốc vận hành khác. Vì thế, mô hình Xác định nguồn cung chiến lược dài hạn (Lean Strategic Sourcing – LSS) ra đời.
Mô hình LSS nhìn chung là một giải pháp chiến lược tạo ra các giá trị bổ sung lũy kế cho doanh nghiệp trong chặng đường dài phát triển dựa trên các mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp sản xuất và nhà cung cấp. Có 4 lợi ích mà doanh nghiệp hiện tại có thể đạt được từ LSS:
- Đạt được khối lượng mua lớn hơn từ các khu vực chức năng chính dẫn đến giảm giá thành và tăng năng lực sản suất.
- Mở rộng cơ hội xác định các nguồn cung dự phòng.
- Nâng cao chất lượng và giảm thiểu chất thải.
- Tìm kiếm cơ hội hợp tác với các công ty cung cấp để tối thiểu hóa chi phí.
Từ lý thuyết cho đến hiện thực
Các bước thực thi hóa mô hình LSS:
- Hợp tác thành một chuỗi và tái thiết hệ thống cung ứng nguyên vật liệu để nâng cao hiệu quả tài chính.
- LSS sử dụng chiến lược Kaizen. Một cách để thực hiện mô hình này là nâng cao năng lực quản trị logistics và các chi phí liên quan như kiểm soát lô hàng và phân tích các chi phí. Việc này yêu cầu tập trung cắt bỏ các chi phí mà không nâng cao được chất lượng hàng hóa dịch vụ, đồng thời tạo ra sự cân bằng giữa nguồn cung và vận hành.
- LSS cũng dựa vào giảm thiểu thời gian chết, hiệu suất sử dụng tiền thông qua các sáng kiến cải thiện quy trình.
- Hợp tác với các nhà cung cấp để phát triển các điều khoản hợp đồng có lợi, tối ưu hóa các chi phí vận chuyển, tạo ra mạng lưới nguồn cung giảm thiểu các hiểm họa tiềm tàng.
>> Xem thêm: Thiên tai – Kẻ thù của các nhà máy tự động hóa và Logistics
Và cuối cùng, phía doanh nghiệp sẽ là nhân tố then chốt cho một mô hình LSS thành công:
- Doanh nghiệp sẽ phát triển các cột mốc dự án và thời gian để tạo ra kết quả mong muốn.
- Tạo ra một đội ngũ có cơ cấu vững chắc.
- Cân nhắc tiến ra thị trường toàn cầu đối với một số loại sản phẩm. Song doanh nghiệp cũng cần mô hình hóa các rủi ro tiềm năng.
Biên tập: Minh Tuấn
Từ khóa » Các Loại Hình Chiến Lược Nguồn Cung
-
Chiến Lược Nguồn Cung - Tài Liệu Text - 123doc
-
Khái Niệm, Nguyên Tắc Và Phương Pháp Chiến Lược Nguồn Cung ứng
-
Các Loại Hình Chiến Lược Kinh Doanh Và Các Cấp Chiến Lược
-
Chiến Lược Chuỗi Cung ứng Cho Doanh Nghiệp Việt Nam
-
Mô Hình Kraljic Trong Mua Hàng Chiến Lược - VILAS
-
Tìm Nguồn Cung ứng Chiến Lược Phù Hợp Với động Lực Thị Trường
-
Chương 6: Các Loại Hình Chiến Lược Của Doanh Nghiệp - TaiLieu.VN
-
Những VẤN ĐỀ Chính Trong QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
-
Khái Niệm Và Các Loại Hình Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế Là Gì
-
Các Loại Hình Chiến Lược Của Công Ty
-
Chuỗi Cung ứng Và Mô Hình Chuỗi Cung ứng
-
Nhận Diện Xu Hướng Tái định Hình Chuỗi Cung ứng Toàn Cầu
-
Khái Niệm Và Phân Loại Các RỦI RO Trong CHUỖI CUNG ỨNG