Mộc Mạc Mà Sâu Lắng Trong “Cây Anh Trồng” Của Hà Ngọc Anh
Cây mít anh trồng trước lúc đi xaEm thường kiếm lá rơi làm con trâu “nghé ọ”,Mẹ ngóng đợi mỗi ngày anh về hái quả
Cây cao lớn dầnLưng mẹ còng thêm.
Nay em về dâng mẹ tuần nhangNhà đã khácCây vườn cũng lạ
Chỉ gốc mít già còn đóQuả trĩu cànhĐơm mong nhớ lên cây...
"Trông cây lại nhớ đến người" vốn là đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam. Có lẽ xuất phát từ một đất nước nông nghiệp, cái mà thế hệ trước để lại cho đời sau thường là đất đai, cây trái nên cây với người đang sống không chỉ là của cải mà còn là kỷ vật.
Ở Hà Ngọc Anh, nhà thơ cũng thường mượn cây để gợi về người đã khuất. Khi nói về người cha đã mất trong cuộc kháng chiến chống Pháp, tác giả chọn cây dừa làm biểu tượng: "Cha hi sinh đúng mùa cây bói quả/ Những chùm dừa giấu nỗi buồn sau lá/ Cứ vàng dần xô dạt rụng trên ao...". Và với người anh hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì nỗi nhớ lại là cây mít anh trồng.
Bài thơ mở đầu thật tự nhiên "Cây mít anh trồng trước lúc đi xa". Như bao chàng trai trước lúc lên đường vào chiến trường, người tranh thủ sửa mái nhà gianh mòn cho mẹ già, người đắp lại mảng bờ ao sạt lở sau trận mưa rào hôm trước, còn người anh trong bài thơ đã trồng cây mít gửi lại quê nhà. Vô tình cây mít đã trở thành sợi dây tình cảm gắn kết những người ở lại và người ra đi. Em hồn nhiên vô tư với trò chơi con trẻ “kiếm lá rơi làm con trâu nghé ọ”. Riêng người mẹ tình mẫu tử sâu nặng thì "ngóng đợi mỗi ngày Anh về hái quả". Tất cả đều hướng về anh với nỗi niềm mong ngày đoàn tụ.
Thời gian cứ trôi, cây và người đều có thay đổi "Cây cao lớn dần/Lưng mẹ còng thêm". Sử dụng khéo léo cặp hình ảnh đối lập, tác giả như cho ta thấy gánh nặng của sự chờ đợi. Và sự chờ đợi đến mỏi mòn ấy lại dồn cả vào đôi vai người mẹ. Tuổi tác già nua thêm nỗi nhớ con khắc khoải khiến lưng mẹ còng lại còng thêm. Hai câu thơ tách riêng một khổ tạo ấn tượng mạnh, gợi người đọc bao nghĩ suy về sức chịu đựng của những bà mẹ Việt Nam.
Nhưng rồi mọi chờ đợi đã trở nên vô vọng. Con trai không trở về và mẹ già cũng mất. Tình thương nỗi nhớ bây giờ chuyển cả sang người em. Cũng như người anh, lớn lên xa quê kiếm sống, ngày giỗ mẹ mới có dịp hồi hương "Nay em về dâng mẹ tuần nhang/ Nhà đã khác/ Cây vườn cũng lạ". Vẫn đấy mảnh đất ông cha mà cảm giác khác lạ bao trùm. Bởi vì, với thời gian cuộc sống đã có bao biến đổi, ngôi nhà xưa có thể đã xây mới, mảnh vườn xưa giờ đã trồng lắm loại cây. Nhưng cái chính là vắng bóng mẹ, bóng anh. Nỗi buồn khôn tả trở thành niềm day dứt trong lòng người sống. Mượn sự vật nói hộ nỗi lòng, Hà Ngọc Anh khá thành công trong sử dụng phương thức tả cảnh ngụ tình của thơ truyền thống.
Và một cái kết thật độc đáo, có hậu. Riêng cây mít vẫn hiện hữu, có sự đơm hoa kết trái: "Chỉ gốc mít già còn đó/ Quả trĩu cành/ Đơm mong nhớ lên cây...". Cây mít - "gốc mít già còn đó" "đơm mong nhớ lên cây" trở thành biểu tượng bất biến của niềm thương nỗi nhớ. Cây mít "quả trĩu cành" hay sự hy sinh của người anh và cả người mẹ ở hậu phương nữa đã mang lại độc lập tự do cho đất nước, cuộc sống ấm no cho mọi người. Bài thơ được lập tứ theo diễn biến tình cảm của nhân vật trữ tình với thi liệu là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt mở ra trường liên tưởng thật rộng về một vấn đề lớn của xã hội: sự tri ân đối với những người có công đã khuất.
Thế Quynh
Từ khóa » Câu Thơ Về Cây Mít
-
Bài Thơ: MÍT VƯỜN NHÀ EM (Tác Giả: Nguyễn Đình Huân) - THI HỮU
-
Tục Ngữ Về "mít" - Ca Dao Mẹ
-
Tìm Bài Thơ "quả Mít" (kiếm được 28 Bài)
-
Bài Thơ Mít Vườn Nhà Em – Nhà Thơ Nguyễn Đình Huân
-
Bài Thơ: "Quả Mít" - Hồ Xuân Hương - Ô Cửa Sổ Blog
-
Tản Mạn Về Mít - Mít Trong Văn Học - Phạm Hoài Nhân
-
Thơ Thiếu Nhi Chọn Lời Bình: Mít Thơm
-
Top #10 Xem Nhiều Nhất Bài Thơ Quả Mít Của Lương Đình Khoa ...
-
Tả Cây Mít Lớp 2 Hay – 4 đoạn Văn Ngắn Miêu Tả Cây Mít Nhà Em
-
Em Hãy Tả Về Quả Mít Trong Vườn Nhà Em
-
Bài Thơ: "Quả Mít" - Hồ Xuân Hương - Chiều Tà