Thơ Thiếu Nhi Chọn Lời Bình: Mít Thơm
Mít thơm
Tròn như con lợn Mình chứa đầy gai Mít không có tay Đu cành khỏe thế
Chẳng ai dung dẻ Cùng mít đi chơi Uống sữa no rồi Mít chuyên nằm ngủ
Nắng trời đến ủ Cho múi vàng hươm Trưa ra thăm vườn Toàn mùi mít chín…
LỜI BÌNH
Mỗi dịp hè về cũng là lúc mùa mít chín rộ, khắp ngõ xóm đường quê ở đâu cũng thơm nức mùi mít chín. Mít thơm là tên bài thơ được tặng giải ba cuộc thi Viết - Vẽ tuổi học trò lần thứ 8 của em Phan Thị Quỳnh Trang, lớp 10 Văn trường trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh. Vẻn vẹn ba khổ thơ bốn chữ thả hồn đồng điệu với trẻ thơ em đã hòa nhập với cái nhìn ngộ nghĩnh của các em với quả mít quen thuộc. Bài thơ Mít Thơm có cấu tứ chặt chẽ, những liên tưởng độc đáo mà chỉ riêng ở lứa tuổi các em mới có được. Những câu thơ đầu tiên em Phan thị Quỳnh Trang đã mô tả về quả mít: “Tròn như con lợn Mình chứa đầy gai.” Quả thật mít có quả dài, quả tròn. Mùa mít đơm quả ở vườn quê mỗi lần nhìn lên những cây sai quả các ông, các bà thường bảo nhau “mít nhiều như lợn con”. Ở bài thơ này ta hiểu theo cách diễn đạt và tưởng tượng của em Phan Thị Quỳnh Trang là quả mít tròn như con lợn có lẽ xuất phát từ câu nói dân dã ấy. Bao bọc chung quanh quả mít là một lớp vỏ màu xanh hay màu vàng thẩm tùy theo giống mít mật, mít dai, hay mít nghệ nhưng đều phủ một lớp gai nhọn dày đặc. Hai câu thơ đầu tiên Quỳnh Trang đã miêu tả đầy đủ hình dạng bề ngoài của quả mít: tròn như con lợn và có gai. Hai câu thơ tiếp theo lại là một khám phá mới, một tư duy sắc nét với cách nhìn mới mẻ và ngộ nghĩnh của trẻ thơ khi nhận xét về quả mít khi nó treo mình trên cây: “Mít không có tay Đu cành khỏe thế.” Quỳnh Trang đã đặt mình vào lứa tuổi mẫu giáo với tính hiếu động của trẻ thơ, một chút băn khoăn trong lòng con trẻ mở ra mà chưa giải đáp được. Khi các em không hiểu bằng cách nào mà quả mít không có tay lại bám chặt vào cành cây đến vậy. Mít có quả to,quả nhỏ. Quả to phải nặng hàng chục cân nhưng chỉ bám vào cây mẹ bằng một chiếc cuống nhỏ xíu. Với chiếc cuống ấy nó vẫn sống mãi với thời gian từ khi quả còn non cho đến khi quả chín. Một sự bền bỉ vả dẻo dai mà tạo hóa đã tạo ra cho muôn loài. Xét về mặt cấu trúc của cả bài thơ thì hai câu thơ này đã đạt đến một sự liên tưởng đa tài để kết nối và khơi mạch cho khổ thơ sau nở hoa kết trái. “Chẳng ai dung dẻ Cùng mít đi chơi.” Khi chung quanh các em những trò chơi dân dã như dung dăng dung dẻ, hay trò chơi trốn tìm riêng có của trẻ thơ đang diễn ra hàng ngày thì những quả mít đầy cành vẫn nằm nguyên một chỗ. Bởi quả mít cũng đang ở giai đoạn non trẻ như trẻ thơ. Cái tuổi ăn và chơi đều cần thiết như nhau. Với trí tưởng tượng, lòng đa cảm và trắc ẩn của trẻ thơ khi nhìn những quả mít trên cây ví nó như những sinh vật sống Phan Thị Quỳnh Trang đã mở rộng biên độ liên tưởng của mình để kết tinh nên những câu thơ đầy cảm xúc. Khi “Uống sữa no rồi Mít chuyên nằm ngủ.” Biên độ của cảm xúc lại một lần nữa được nới rộng với những liên tưởng đa chiều. Ở đây cây mít trong thực tế là một loài cây mà vỏ và lá của nó chứa đầy mủ. Một thứ mủ cây trắng như sữa. Trí tưởng tượng và tư duy thơ của em xuất phát từ những thực tế đó xuyên suốt cả quá trình vận dụng ngôn ngữ để hình thành nên những câu thơ hay của mình. Đó là quả mít nằm yên lặng hấp thu chất dinh dưỡng mà cây mẹ chuyền qua các nhu mô cho nó như trẻ thơ uống sữa. Ở khổ thơ này Phan Thị Quỳnh Trang đã thật sự thành công khi vận dụng tư duy thơ của mình chắt lọc ngôn ngữ, sáng tạo nên một khổ thơ hay có sức thuyết phục lay thức người đọc góp phần làm cho bài thơ tỏa sáng.
Mít thơm
Giai đoạn cuối cùng vòng đời của quả mít đã khép lại: “Nắng trời đến ủ Cho múi vàng hươm?” Trong thực tế nắng trời tạo điều kiện tốt nhất cho cây quang hợp tạo ra diệp lục để từ đó tạo ra đường và tinh bột nuôi sống cây trồng và hình thành nên quả. Nó phù hợp với sự phát triển tự nhiên của các loại cây trồng, hình thành nên quả ngọt. Quỳnh Trang đã vận dụng những kiến thức được học, hòa trộn với chút vốn thực tế của mình có được trong cuộc sống đưa nó vào thơ tạo cho câu thơ có độ dày của kiến thức mà vẩn khơi gợi ám ảnh người đọc. “Trưa ra thăm vườn Toàn mùi mít chín.” Hai câu thơ cuối với giọng thơ bình dị, dân dả khép lại để cho cả bài thơ thơm nức một vùng quê. Bài thơ Mít thơm là một bài thơ giàu trí tưởng tượng với nhiều liên tưởng độc đáo ngộ nghĩnh. Mỗi câu thơ chỉ có bốn chữ ngắn gọn nhưng biểu cảm, Phan Thị Quỳnh Trang đã vận dụng những hình ảnh của quả mít vườn quê viết thành công bài thơ với tựa đề Mít thơm để nó sống mãi trong tâm thức người đọc, sống mãi trong lòng các em thơ.
(1) Trong Tập thơ Ngày nắng lên 11-8-2017
Từ khóa » Câu Thơ Về Cây Mít
-
Bài Thơ: MÍT VƯỜN NHÀ EM (Tác Giả: Nguyễn Đình Huân) - THI HỮU
-
Tục Ngữ Về "mít" - Ca Dao Mẹ
-
Tìm Bài Thơ "quả Mít" (kiếm được 28 Bài)
-
Bài Thơ Mít Vườn Nhà Em – Nhà Thơ Nguyễn Đình Huân
-
Bài Thơ: "Quả Mít" - Hồ Xuân Hương - Ô Cửa Sổ Blog
-
Tản Mạn Về Mít - Mít Trong Văn Học - Phạm Hoài Nhân
-
Top #10 Xem Nhiều Nhất Bài Thơ Quả Mít Của Lương Đình Khoa ...
-
Tả Cây Mít Lớp 2 Hay – 4 đoạn Văn Ngắn Miêu Tả Cây Mít Nhà Em
-
Em Hãy Tả Về Quả Mít Trong Vườn Nhà Em
-
Bài Thơ: "Quả Mít" - Hồ Xuân Hương - Chiều Tà
-
Mộc Mạc Mà Sâu Lắng Trong “Cây Anh Trồng” Của Hà Ngọc Anh