Món ăn Của Người đạo Hồi - Wiki Phununet
Có thể bạn quan tâm
KHẨU VỊ ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI HỒI GIÁO Do người Hồi giáo có những luật lệ rất phức tạp và nghiêm khắc nên việc ăn uống cũng rất khắt khe. Người theo đạo Hồi kiêng ăn thịt lợn, các loại gia cầm có thể bay, những động vật vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước. Trước khi giết mổ động vật, cần có nhiều người trong tôn giáo cầu nguyện Người hồi giáo k ăn thịt khi đã chết trước khi giết mổ hoặc giết mổ nhưng chưa được cầu nguyện. Người theo đạo Hồi thì không uống rượu,bia Sự đa dạng và phong phú trong văn hóa ẩm thục của các nước hồi giáo được biểu hiện rất rõ nét ở hai nên văn hóa ẩm thực Malaysia và Indonesia. I.ẨM THỰC MALAYSIA 1.Văn hóa ẩm thực Nếu như văn hóa Malaysia là một bức tranh sặc sỡ với nhiều gam màu khác nhau thì văn hóa ẩm thực chính là những tông màu chủ đạo và nổi bật nhất trong bức tranh nghệ thuật ấy. Malaysia là nơi giao thoa của nhiều nền ẩm thực hàng đầu trên thế giới; mỗi dân tộc,mỗi tôn giáo mang đến cho nền nghệ thuật ẩm thực Malaysia một hương vị một sắc màu riêng để từ đó hòa quyện vào nhau tạo nên những món ăn truyền thống vô cùng đặc biệt, đa dạng cả về màu sắc, hương vị lẫn cách chế biến Là một đất nước Hồi giáo chính thống nên việc ăn uống ở Malaysia cũng có một số khắt khe như không được ăn thịt heo và một số gia vị cũng như tập tục khác nhưng không phải vì vậy mà món ăn ở Malaysia kém phần phong phú. Những món ăn ở đây chủ yếu được chế biến từ các loại thịt bò, dê, cá… và một nét đặc trưng nhất trong văn hóa ẩm thực Malaysia đó là chỉ sử dụng những nguyên liệu còn tươi sống vì vậy vấn đề ngộ độc thực phẩm ở nơi đây rất ít. Nhà hàng, quán ăn ở đây thì nhiều vô kể, từ nhà hàng cao cấp cho du khách nhiều tiền đến những nhà hàng, quán ăn cho những du khách ít tiền hơn và đặc biệt có những dãy quán ăn vỉa phục vụ đủ mọi món ăn cho những khách bình dân. Đó là một trong những lý do giải thích vì sao Malaysia được mệnh danh là “Thiên đường ẩm thực Châu Á”. 2.Các món ăn đặc trưng
Nổi tiếng nhất ở Malaysia là món Satay được bán ở bất kỳ quán ăn nhỏ hay nhà hàng nào khắp đất nước. Satay là một món ăn nhẹ, nguyên liệu chính là các loại thịt bò, gà được ướp gia vị đặc trưng, cuốn tròn vào que tre hoặc trúc và đem nướng. Những que Satay sau khi nướng trổ màu vàng ươm, óng ánh trên những tàu lá chuối, trông thật dân dã nhưng cũng rất bắt mắt. Món Satay được dùng như món khai vị cho bữa ăn, nếu ăn nhiều cũng có thể thành món chính. Satay thích hợp cho những thích đồ ngọt, vì thịt được ướp rất ngọt (so với khẩu vị người Việt). Hay món Nasi Lemak cũng là một món cơm rất phổ biến. Nhiều người khi ăn thường cho rằng cơm của món Nasi Lemak được nấu bằng nước cốt dừa, nhưng thật ra nuớc cốt dừa chỉ cho vào lúc cơm gần chín. Vì nếu cho vào từ đầu, khi nấu cơm sẽ dễ bị khét và ảnh huởng mùi vị của lớp bên trên. Cơm được nấu bằng nước dừa, lót nồi bằng một ít lá dứa. Ăn kèm cơm Nasi Lemak không thể nào thiếu đậu phộng rang muối, cá cơm giòn tan, cùng trứng gà luộc, sốt Sambal.
Món Bah Kut Teh có vị ngọt rất lạ, đậm đà và quyến luyến đến từng gai vị giác. Cảm giác ngọt mềm của sườn non hòa quyện cùng hương thơm của các loại thảo dược giúp thực khách quên đi cái mỏi mệt sau chặng đường dài. Món giò heo Bah Kut Teh đặc sắc được nhiều người trên thế giới biết đến (phục vụ người Mã gốc Hoa không theo đạo Hồi). Nguyên liệu dùng để chế biến món này gồm có sườn non và nhiều loại thuốc bắc như cam thảo, đương quy, ngọc trúc, đảng sâm, đại hồi, tỏi và nước sốt đặc biệt được hầm chung trong nhiều giờ. Nói đến đồ uống không thể không nhắc tới trà Teh Tarik pha chế đặc biệt từ trà và sữa, loại trà này rất phổ biến tại Malaysia.
Mỗi đất nước đều có những nền văn hóa ẩm thực độc đáo, và có thể bạn sẽ không hợp khẩu vị tất cả. Tuy nhiên việc thuởng thức những món đặc thù của một quốc gia sẽ giúp cho bạn hiểu biết thêm về nền văn hóa và những truyền thuyết xoa II.ẨM THỤC INDONESIA 1.Văn hóa ẩm thực Indonesia là một đất nước có nền văn hóa giàu có với sự hiện diện của nhiều tôn giáo cũng như các truyền thống lâu đời. Điều này đã góp phần làm cho nền ẩm thực của Indonesia đa dạng và phong phú. Indonesia nổi tiếng với nhiều loại gia vị đặc sắc. Nhục đậu khấu, cây đinh hương, hạt hồ tiêu… là các loại gia vị phổ biến được mang đến Indonesia từ Ấn Độ, Trung Quốc, Ả rập; kế đó là những gia vị đến từ các nhà thám hiểm và thực dân châu Âu: Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha. Nước cốt dừa có mặt trong khá nhiều món ăn Indonesia. Các loại nước sốt, súp, cơm đều được nấu chung với loại gia vị này. Một số gia vị khác như gừng, nghệ, lá nguyệt quế, cây hồi, me, bạch đậu khấu… cũng thường được người Indonesia dùng chế biến chung với các loại cá, tôm. Người Indonesia thường ăn bằng thìa và bốc tay. Bữa ăn chính của họ được phục vụ vào giữa ngày, bao gồm cơm, sốt sambal, cá khô tẩm cà ri nấu chung với nước cốt dừa. Một điều thú vị nữa là họ rất chuộng các món ăn đường phố. Đến thăm đất nước này, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những món ăn truyền thống Indonesia từ quầy hàng của những người bán dạo. Sự đa dạng của ẩm thực Indonesia không chỉ ở cách thức chế biến món ăn mà còn ở cung cách thưởng thức món ăn
Gia vị là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc chế biến thức ăn, nó thậm chí có thể góp phần sáng tạo ra các món ăn mới với những mùi vị đặc trưng. Bên cạnh những loại gia vị tiêu biểu của Indonesia như đinh hương, vỏ nhục đậu khấu, dầu lạc… người dân nước này còn thích sử dụng những loại gia vị được chế biến từ thảo mộc tươi như rau húng, cỏ chanh… Giống như nhiều nước Châu Á khác, gạo là lương thực chính của người Indonesia. Cá và các loại hải sản là nguồn thức ăn quan trọng và luôn dồi dào. Tuy nhiên chính sự đa dạng về dân tộc, tôn giáo cũng như sự tách biệt giữa các hòn đảo đã làm cho mỗi vùng đều có những sở thích ăn uống khác nhau. Tại những hòn đảo nằm ở phía Đông, người ta chuộng những món ăn chế biến từ ngũ cốc, bột sắn, khoai lang, bột cọ bên cạnh các lọai hải sản. Những người ở phía Bắc lại chuộng các món chế biến từ thịt heo. Trong mỗi bữa cơm của người dân ở đảo Java đất đai màu mỡ – nơi mà phần đông cư dân theo đạo Hồi, chiếm hơn một nửa dân số Indonesia, thực phẩm được ưa chuộng nhất là các món rau, sau đó mới đến thịt bò và thịt gà. II-NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ VÀ THÓI QUEN ĂN UỐNG (Kỳ APEC vừa qua, những đoàn khách Hồi giáo đến Việt Nam đều đòi hỏi khách sạn phải có bộ đồ nấu nướng, ăn uống riêng, đầu bếp cũng phải là người Hồi giáo. Thậm chí, trong khi nấu nướng cho người Hồi giáo, khu bếp không được có người lạ vào. Có vị nguyên thủ quốc gia theo đạo Hồi còn yêu cầu đầu bếp phải chế biến thức ăn ngay trước mặt) Vậy để chuẩn bị món ăn cho người Hồi giáo, các khách sạn nên mời các đầu bếp theo tôn giáo này. Ngoài chế biến món ăn, các khách sạn nhà hàng cũng nên tổ chức các khoá huấn luyện phục vụ ăn uống cho quan khách Hồi giáo. (“Các món ăn chủ yếu của người Hồi giáo là bò, gà… nhưng nguồn thực phẩm này phải nhập khẩu. Do vậy, cùng một món ăn nhưng chi phí cho khách theo đạo Hồi luôn cao hơn khách bình thường 20-40%”,)
Mỗi năm, chúng ta đều thấy hơn một tỷ người Hồi giáo trên khắp thế giới cùng nhau thực hiện những nghi lễ của tháng Ramadan . Đây là thời gian họ dành để bày tỏ lòng sùng tín của mình với thánh thần của mình. Trong tháng Ramadan, người Hồi giáo cho thấy sự tận tâm của họ với tôn giáo bằng cách nhịn hoặc kiêng ăn.
Và tất nhiên cả sự chay tịnh trong ăn, uống, sinh hoạt cũng có những quy tắc riêng. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc ăn chay là niyyah. Niyyah nghĩa đen có nghĩa là “ý định”. Những người Hồi Giáo phải xác định được trong “tâm” của mình. Nếu họ vì mục đích chính trị hay giảm cân cho bản thân thì việc ăn chay là không có tác dụng và được xác định như một sự phỉ báng vào giáo lý của các vị thánh. Đừng lầm tưởng người Hồi phải nhịn ăn nhịn uống trong toàn bộ 1 tháng, chẳng có ai làm được điều đó cả. Họ chỉ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ khi mặt trời mọc. Khoảng 2 giờ - 3 giờ sáng, mỗi phố lại có một người mang một cái trống nhỏ đánh theo nhịp ngũ liên, hô to để đánh thức mọi người dậy lo nấu nướng, kịp ăn uống trước khi mặt trời mọc. Bữa sáng này được gọi là sohour. Cho đến khi mặt trời lặn, họ tuyệt đối không đụng đến thức ăn và nước uống. Cho dù các nước Ả Rập được coi là xứ sở của trà nhưng trong tháng Ramadan tuyệt nhiên bạn sẽ không thấy trà nước xuất hiện ở các cơ quan hay quán ăn vào ban ngày.Khi mặt trời lặn xuống, một bữa ăn được gọi làiftar sẽ kết thúc quá trình chay tịnh trong ngày. Iftar là một bữa tiệc đa dạng các loại đồ ăn với số lượng dồi dào. Sau cả một ngày không đụng đến đồ ăn thức uống thì điều này là cần thiết để cung cấp năng lượng cho các tín đồ. Các món tráng miệng trong iftar hầu như luôn luôn bao gồmkonafa hoặc qattayef. Konafa là một chiếc bánh làm bằng lúa mì, đường, mật ong, nho khô và quả hạch. Qatayef cũng tương tự, nhưng nó là nhỏ hơn và nhân ở trong là các loại hạt, nho khô. Giữa hai bữa iftar và sohour, người Hồi giáo có thể ăn uống tự do. Trong tháng Ramadan, mỗi ngày đều có những bữa ăn từ thiện được tổ chức ở những nơi công cộng cho người nghèo như một phần của việc sẻ chia. Một thống kê của nhà nước Ai Cập cho biết trong tháng Ramadan, lượng thực phẩm tiêu thụ trong dân thường gấp 2 hoặc 2,5 lần các tháng khác trong năm. Nguyên tắc ăn uống: Người ta quan niệm con lợn là loài sống bẩn thỉu (vì day dũi đất, rồi la liếm sình lầy) nên ko bao h ăn thịt nó cả (để giữ có thân thể sạch sẽ đó mà) Tôm, thịt chim, lợn và dê. Nguyên nghĩa của Hồi giáo trong tiếng Ả Rập là Islam và có nghĩa là "vâng mệnh, quy phục Thiên Chúa". Do được truyền sang Trung Quốc, mà chủ yếu là được người Hồi Hồi (có nơi gọi là Hồi Hột) tiếp nhận, nên phát triển ở trong vùng dân tộc thiểu số này. Người Trung Quốc thấy người Hồi Hồi theo tôn giáo lạ nên mới gọi là "Hồi giáo". Đạo Hồi ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 7 tại bán đảo Ả Rập, do Muhammad sáng lập. Đạo Hồi chỉ tôn thờ Allah Đấng Tối Cao, Đấng Duy Nhất (tiếng Ả Rập: الله Allāh). Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên Kinh Qu'ran (còn viết là Koran) qua Thiên sứ Gabriel. Tuy cùng một hệ thống nhất thần của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham nhưng giáo lý Hồi giáo không chịu ảnh hưởng tư tưởng của Cơ đốc giáo và Do Thái giáo. Thể hiện rõ trong kinh Koran (trong 6219 câu của kinh này đã thể hiện nội dung của kinh Cựu Ước và Tân Ước). Không như những tôn giáo bạn, đạo Hồi chỉ có duy nhất một quyển thiên kinh Qu'ran, gồm có 114 chương, 6236 tiết. Đối với các tín đồ Hồi giáo, thiên kinh Qu'ran là một vật linh thiêng, vì đó chính là lời phán của Allah Đấng Toàn Năng. Người Hồi giáo tin tưởng các vị sứ giả đến trước sứ giả Muhammad, kể từ Adam đến Jesus xuyên qua Noah, Abraham, Moise, v.v. Họ cũng tin tưởng Cựu ước và Tân ước là kinh sách của Allah nhưng họ không thi hành theo vì sự lệch lạc do người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo tạo ra và thiên kinh Qur'an được Allah mặc khải xuống để điều chỉnh lại những gì đã sai trái ở hai kinh sách đó. Các món ăn nổi tiếng: 1. Hokkien Mee: Là món mì xào theo kiểu Hokkien gồm các thành phần mì xào chung với tương hột đậu nành, tôm, thịt heo và tóp mỡ. Bạn có thể đến Penang và thung lũng Klang ở miền Bắc Malaysia để thưởng thức món ăn hấp dẫn này. 2. Hủ tiếu xào Char Kuey Teow: Thành phần chính là hủ tiếu cọng lớn xào với nước tương, tôm, bánh cá chiên giòn, ớt, trứng, giá đỗ và các loại sò. 3. Bánh bao xá xíu: Siew Bao hoặc cũng biết đến với tên khác là Seremban Siew Bao với nhân gồm thịt lợn xay, hành, đậu xanh. 4. Sambal Belacan: là gia vị được làm từ thứ tôm khô vị hăng, thường được trộn với ớt giã làm thành một dạng nước sốt dùng kèm với các món ăn. Trứng xốt sambal 5. Bánh onde-onde: gần giống như bánh trôi chỉ khác là mỗi phần vỏ có thêm khoai lang và có rất nhiều màu sắc khác nhau như xanh, vàng, tím và có thể luộc hoặc rán. 6. Curry mee: còn được biết đến với tên khác là curry laksa là món cà ri nước dừa với tôm, trứng, thịt gà. 7. Yam rice: Là món ăn được làm từ khoai lang (hoặc khoai sọ), gạo trắng, tỏi, hẹ, tôm, thịt gà, hành… Món cơm khá hấp dẫn và ngon miệng. 8. Chè đá Kacang: Là món tráng miệng được làm từ đậu đỏ, thạch, bắp ngọ và hạt cọ (attp chee) và được trang trí bên trên bằng các lớp đsa bào, nước siro có màu sắc sặc sỡ và chút sữa đặc. 9. Or Kuih: Kuih là tên chỉ các món ăn như bánh ngọt, bánh bao…thường được hấp hoặc chiên và có nhiều hương vị khác nhau. Kuih có mặt ở khắp nơi trên đất nước này. Mặc dù mỗi loại bánh đều có hương vị thơm ngon khác nhau nhưng khi đặt chân lên đất nước Hồi giáo này, bạn nên thưởng thức vài món bánh Kuih nổi tiếng như: Karipap (là bánh xốp càri), Kuih Koci, Kuih Lapis, Pisang Goreng (bánh chuối nướng), Pulut Tekan, Lemang, Dodol, Onde-Onde,… 10. Bánh pancakes chuối: Pancake là loại bánh phổ biến ở Mỹ, Canad và châu Âu với thành phần chính là bột mỳ, sữa, trứng, đường… thì ở đây được thêm vào dừa, đậu đỏ… tạo nên hương vị thơm ngon và đặc biệt. 11. Nasi lemak: Công thức chế biến món ăn này cũng rất đơn giản: Gạo nấu với nước dừa, ăn cùng dưa chuột, đậu phộng rang, cá khô, thịt nai khô, tương ớt, đôi khi có thêm thịt gà, thịt bò, hải sản hoặc cà ri cừu. Vị béo ngậy của nước dừa kết hợp với hương vị cà ri cùng sự đa dạng của các thành phần nguyên liệu, đã giúp món Nasi lemak chinh phục được bao thực khách đặt chân tới Malaysia. 12. Otak – Otak: Nguyên liệu để chế biến món Otak Otak cũng rất đơn giản: cá thu quết nhuyễn, trộn với một số gia vị như ớt, gừng, hẹ tây, nghệ, chanh và nước cốt dừa. Hỗn hợp này được gói trong lá chuối, sau đó đem hấp hoặc nướng.
Click this bar to view the full image. |
(ST).
Từ khóa » Trình Bày ẩm Thực Của đạo Thiên Chúa
-
Văn Hóa ẩm Thực: Kitô Giáo - Food For Life Global
-
Nguồn Gốc Và ý Nghĩa Của Tục 2 Ngày ăn Chay Trong Đạo Thiên Chúa
-
Những điều Thú Vị Về ẩm Thực Và Tôn Giáo
-
Bài Giảng Văn Hóa ẩm Thực - Tài Liệu Text - 123doc
-
Ẩm Thực Tôn Giáo By Hùng Nguyễn - Prezi
-
Nét đẹp Trong Bữa ăn Của Người Công Giáo
-
[PDF] HỌC PHẦN: VĂN HÓA ẨM THỰC - KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ
-
Nét Văn Hóa ẩm Thực Của Người đạo Do Thái - Tạp Chí Eva
-
(DOC) BG Van Hoa ẩm Thực | Lưu Thu Hương
-
Lễ Phục Sinh Và Những Truyền Thống ẩm Thực ở Các Nước Mà Không ...
-
Sống Theo Văn Hóa Việt Nam - :: VietCatholic News ::
-
Văn Hóa ẩm Thực #13: Ẩm Thực Pháp - FNB DIRECTOR
-
Văn Hóa ẩm Thực Phật Giáo - Nét đẹp Văn Hóa Dân Tộc Việt Nam
-
Khám Phá Những Nét đặc Biệt Trong Nền ẩm Thực Châu Á