Móng Đơn Là Gì? Biện Pháp Thi Công Móng Đơn Ngập Nước
Có thể bạn quan tâm
Biện pháp thi công móng đơn khi gặp nước ngầm là gì? Phải làm gì nếu có sự cố khi thi công móng đơn? Thi công móng vốn là quy trình được tích hợp sẵn giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công như bản bản vẽ thi công hay công tác chuẩn bị, đến các bước thi công trực tiếp… Tuy vậy, trong quá trình thi công móng đơn sẽ xảy ra sự cố ngoài ý muốn hoặc phát sinh những vấn đề không cần thiết, chẳng hạn như gặp mạch nước ngầm khi đào móng, … Móng là nền tảng quan trọng của một ngôi nhà, một công trình. Do đó, chúng ta không được phép để móng gặp phải sự cố, thay vào đó là nên tìm hiểu những biện pháp xử lý móng đơn khi gặp phải nước ngầm một cách thận trọng và hết sức chú ý.
Móng đơn là gì?
Móng đơn là một trong những loại móng phổ biến, dùng để đỡ một cột hoặc một cụm cột có vị trí đứng sát nhau, có tác dụng chịu lực tối đa. Thông thường, biện pháp đổ bê tông móng đơn được sử dụng tại phần dưới chân của cột nhà, cột điện, mối trụ cầu… Loại móng này thường mang tính chất đơn rẻ, riêng nhất, khi thể hiện trên bề mặt đất có thể là hình tròn, tám cạnh, hình vuông hoặc hình chữ nhật…Đó có thể là loại móng đơn cứng, loại móng đơn mềm, loại móng kết hợp. Hệ thống móng đơn cũng thường được dùng để cải tạo các công trình nhà nhỏ lẻ, tiết kiệm chi phí nhất trong các loại móng.
Cấu tạo móng đơn
Cấu tạo móng đơn gồm một khối bê tông cốt thép dày và 1 trụ cột duy nhất để chịu lực. Trước khi tiến hành thi công cần phải khảo sát địa hình, hiện trạn đất, tính toán kỹ lưỡng khối lượng chịu lực trước khi quyết định lựa chọn thi công móng đơn hay không, nhiều gia đình muốn tiết kiệm chi phí mặc định làm móng đơn trong khi đất xây dựng yếu, có độ lún sụt cao, sau này khi sử dụng công trình có thể dễ bị biến dạng do thay đổi của nền đất không phù hợp với biện pháp thi công móng. Loại móng này khi thi công cần phải đặt ở độ sâu phù hợp để tránh sự dịch chuyển thay đổi của nền đất yếu.
Bản vẽ cấu tạo 2D bỏ qua vật liệu BTCT
Móng đơn lắp ghép dưới cột có thể làm từ một hay nhiều tảng, trọng lượng của mỗi tảng phụ thuộc vào sức nâng của cần trục và các phương tiện vận chuyển. Trọng lượng của một khối rơi vào khoảng 2.5 đến 6 tấn. Trong kết cấu bê tông toàn khối, thép cột được đặt và neo vào bản đế của móng đơn. Cấu tạo chi tiết liên kết này là được áp dụng thực tế như nhau ở hầu hết các nước trên toàn thế giới.
Bản vẽ cấu tạo móng với hình dung thực tế nhất
Theo hình vẽ ở trên, thép cột được neo chắc chắn vào đế móng. Như vậy tính liên tục của toàn bộ kết cấu được bảo toàn. Điều này đồng nghĩa với nếu có momen tại chân cột thì có khả năng momen này truyền vào đế móng.
Bản vẽ kết cấu móng
Kinh nghiệm thi công móng nhà 2 tầng
Kinh nghiệm thi công móng nhà 3 tầng
Phân loại móng đơn
Tùy thuộc theo yêu cầu trọng tải như thế nào để kỹ sư đưa ra phương án thi công loại móng đơn phù hợp với công trình.
Móng đơn dưới tường
Móng đơn dưới tường được áp dụng hợp lý khi áp lực do tường truyền xuống có vị trí số nhỏ hoặc khi nền đất tốt và có tính nén lún bé. Các móng đơn dưới tường đặt cách nhau từ 3 đến 6m dọc theo tường và đặt dưới các tường góc nhà, tại các tường ngăn chịu lực và tại các chỗ có tải trọng tập trung trên các móng đơn, người ta đặt các dầm móng (dầm giằng).
Móng đơn dưới cột và dưới trụ
Móng đơn dưới cột làm bằng đá hộc như hình dưới. Móng bê tông và bê tông đá hộc cũng có dạng tương tự. Nếu trên móng bê tông hoặc móng đá hộc là cột thép hoặc bê tông cốt thép thì cần phải cấu tạo bộ phận để đặt cột, bộ phận này được tính toán theo cường độ của vật liệu xây móng.
Các móng đơn làm bằng gạch đá xây loại này, khi chịu tác dụng của tải trọng tại đáy móng xuất hiện phản lực nền, phản lực này tác dụng lên đáy móng, và phần móng chìa ra khỏi chân cột hoặc bậc bị uốn như dầm console, đồng thời móng có thể bị cắt theo mặt phẳng qua mép cột.
Do vậy tỷ số chiều cao và chiều rộng của bậc móng (h/l) phải lớn khi phản lực nền (r) lớn và cường độ vật liệu nhỏ. Mặt biên của móng phải nằm ngoài hệ thống đường truyền ứng suất trong khối móng. Do vậy để quy định móng cứng hay móng mềm, người ta dựa vào góc α.
Đối với móng cứng α phải bé hơn αmax nào đó, nghĩa là tỷ số h/l không được nhỏ hơn các trị số sau :
Trường hợp đặt cốt thép ở bậc cuối cùng thì tỷ số h/l của các bậc phía trên phải < 1 (αmax=45 độ )
Chiều cao bậc móng : móng bê tông đá hộc hb ≥ 30, móng gạch đá xây hb = 35 ÷ 60 cm.
Đối với móng đơn bê tông cốt thép thì không cần khống chế tỷ số h/l mà căn cứ vào kết quả tính toán để xác định chiều cao, kích thước hợp lý của móng và cốt thép.
Thuộc loại móng đơn bê tông cốt thép có thể người ta dùng móng đơn bê tông cốt thép đổ tại chỗ khi mà sử dụng kết cấu lắp ghép không hợp lý hoặc khi cột truyền tải trọng lớn. Móng đơn bê tông cốt thép đổ tại chỗ có thể được cấu tạo nhiều bậc vát móng.
Dưới các móng bê tông cốt thép, thường người ta làm một lớp đệm sỏi có tưới các chất dính kết đen hoặc vữa xi măng, hoặc bằng bê tông mác thấp hoặc bê tông gạch vỡ. Lớp đệm này có tác dụng :
Tránh hồ xi măng thấm vào đất khi đổ bê tông.
Giữ cốt thép và cốp pha ở vị trí xác định, tạo mặt bằng thi công.
Móng đơn bê tông cốt thép lắp ghép dưới cột được cấu tạo bằng một hoặc nhiều khối. Để giảm trọng lượng người ta làm các khối rỗng hoặc khối có sườn để việc cấu lắp thi công dễ dàng.
Quy trình thi công móng đơn đúng kỹ thuật
- Bước 1: Thực hiện công tác chuẩn bị
Đây là một trong những bước tiền đề quan trọng đầu tiên trong vấn đề thi công móng đơn, mọi thứ cần phải được chuẩn bị kĩ càng, tránh sơ suất khi thi công. Những yêu cầu về số lượng người, ngày giờ thi công, nguyên vật liệu để sẵn sàng dành cho công tác thi công diễn dàng thi công được tiến hành thuận lợi.
- Bước 2: Thực hiện đóng cọc
Trước khi đóng cọc, chủ đầu tư cần phải nhìn vào bản vẽ thi công để giúp xác định được chính xác vị trí của những ô cọc, khoảng cách tại các ô cọc cùng nhau. Tại địa hình có nền đất yếu, cần có biện pháp đổ bê tông móng tốt để đảm bảo độ mềm lún của đất, có thể gia cố móng bằng các cọc tre.
- Bước 3: Đào hố móng
Sau khi đã cố định phần cọc, thực hiện những bước tiếp theo đó là đào đất tại hố móng xung quanh phần cọc đó. Khi thực hiện đào hố móng, người đào móng cần phải hiểu được độ nông, sâu, diện tích đủ rộng để giảm sự cố khi thi công móng đơn, đặc biệt là đảm bảo yêu cầu về kích thước so với tải trọng của công trình và làm móng được khô ráo, thoáng mát.
- Bước 4: Làm phẳng mặt hố móng
Hố móng sau khi đào phải được làm phẳng quá trình thi công tiếp theo được tiến hành thuận lợi, dễ dàng hơn. San phẳng hố móng bằng cách san trải và sử dụng những loại đá có kích thước tương đồng nhau. Tiếp đến là sử dụng những dụng cụ thi công chuyên nghiệp như máy đầm, đầm tay để san đầm bề mặt hố móng.
- Bước 5: Kiểm tra độ cao và lớp bê tông vừa đổ lót móng
Bê tông lót móng được hiểu là lớp bê tông dùng tại lót dưới lớp bê tông móng, giằng móng hoặc các kết cấu kiện tiếp xúc với đất để giúp hạn chế bê tông lớp trên mất nước và bề mặt bằng phẳng, đà giằng, đáy móng. -
- Bước 6: Cắt đầu cọc
- Bước 7: Ghép cốt pha móng - Bước 8: Đổ bê tông móng - Bước 9: Tháo dỡ cốt pha móng - Bước 10: Bảo dưỡng bê tông móng đơn sau khi đổ Nếu như quá trình thi công móng không đảm bảo sẽ làm gây nên những vấn đề có tác hại nghiêm trọng như: sụt lún, thấm sàn, nứt sàn bê tông, tuổi thọ cho toàn bộ công trình thấp. Do đó, để tránh sự cố khi thi công móng đơn, chủ đầu tư cần phải chú ý tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng một cách chính xác, khoa học nhất.
Vấn đề thường gặp phải khi thi công móng đơn là gì?
Vấn đề thi công móng đơn chung hiện nay mà các kiến trúc sư thường gặp phải trong quá trình thi công và tư vấn khách hàng chính là mạch nước ngầm. Điều này xảy ra khi có một số nguyên nhân mà chủ yếu là do đáy móng thấp hơn so với mực nước ngầm khiến cho khi đào hố, móng sẽ bị ngập nước. Để có được một ngôi nhà đẹp việc áp dụng đúng các kỹ thuật trong xây dựng là yêu tố kiên quyết cần phải có và được giám sát chặt chẽ. Ngoài ra, trong quá trình đào hố móng gặp phải trời mưa quá lớn khiến cho hệ thống tiêu thoát nước không đáp ứng kịp khiến cho quá trình thi công móng gặp phải nhiều khó khăn. Trong trường hợp này, kiến trúc sư cần phải có các biện pháp thi công móng đơn khi gặp nước ngầm để quá trình hoàn thành công tác đặt móng diễn ra tốt hơn, đảm bảo chất lượng hơn cho dù sự cố khi thi công móng đơn như thế nào. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đã có những thu thập mới về thông tin, cách xử lý nhằm giúp quý khách hàng không quá lo lắng nếu chẳng may gặp phải sự cố này.
-
Gửi lại những phản hồi về bản vẽ thiết kế móng
Các đơn vị tư vấn thiết kế uy tín đều là những người được đào tạo bài bản bản, chuyên nghiệp, có kinh nghiệm xây nhà thực tiễn sẽ giúp chủ đầu tư giải quyết được những vấn đề còn bất cập sẽ xảy ra trong quá trình thi công. Chính vì vậy, cần phải gửi lại bản vẽ thiết kế cho đơn vị thiết kế bản vẽ đó để kiến trúc sư điều chỉnh xem có nên sử dụng biện pháp đổ bê tông móng để nâng cao thêm những bất cập đang xảy ra như vậy. Đối với phần móng đơn và lớp móng nền không có nhiều sự thay đổi thì móng càng chôn sâu thì càng dễ bị lún bởi trọng tải đất đã đè lên móng. Rất nhiều trường hợp đã xử lý theo xu hướng giảm chiều sâu chôn móng tại mạch nước ngầm là ổn. Kỹ sư sẽ điều chỉnh bản vẽ thiết kế của mình sao cho thích hợp với nền địa chất và phần móng sẽ tiếp tục được thi công.
-
Được áp dụng khi không áp dụng thành công biện pháp đầu tiên
Để tránh sự cố khi thi công móng đơn,chủ đầu tư có thể đào hố thu và làm mương thoát nước giúp cho phần đế móng bằng cách đào rộng móng ra xung quanh, mỗi bên móng nên để tối thiểu khoảng 30cm rồi làm hố thu nước và làm mương, phần hố thu nước nên để sâu hơn khoảng 20cm. Đưa họng hút của bơm vào phần hố bơm, hút liên tục cho đến khi thi công xong móng và lấp ngay đất.
Cần phải đảm bảo móng sẽ không bị ngập nướng trong khoảng 2 giờ sau khi đã đổ bê tông móng xong. Cách này sẽ giúp nước không bị ướt đế móng mà chảy theo dòng chảy của mương đến hố thu và bị bơm hút hết nước giúp nước không bị tràn tại bề mặt đế móng. Đối với trường hợp thi công móng nhiều cùng lúc thì tốt nhất nên đào một cái hố lớn để thu nước về từ các hố móng để hạn chế sạt lở đất bị tràn vào móng. Khi bơm hút trực tiếp sẽ khiến cho phần đáy móng, bờ vách sạt lở bị trôi theo dòng nước làm hỏng các vách đất tại hố móng.
-
Xử lý móng nhà khi bị ngập nước
Đối với nhiều trường hợp, bạn có thể sử dụng thêm những tấm bạt ngăn không cho nước, ngấm vào bên trong hố móng trước khi đổ bê tông và lắp đặt cốt pha. Sau đó, sử dụng các biện pháp đổ bê tông móng như bình thường. Tuy vậy, biện pháp này thường không phổ biến. Như vậy chúng tôi vừa giới thiệu đến quý vị các loại móng đơn và kinh nghiệm xử lý móng đơn khi ngập nước đúng kỹ thuật. Hy vọng với những kiến thức bổ ích được chia sẻ sẽ giúp bạn hoàn thiện được ngôi nhà đẹp và chắc chắn.
Các tin bài khác
- 20 Mẫu phòng ngủ chung cho bố mẹ và con ấm cúng thoáng mát (24/12/2023)
- 115+ Mẫu cổng đẹp hiện đại sang trọng 2024 (24/12/2023)
- Cách làm nến ly trang trí noel tại nhà đẹp (21/12/2023)
- Hướng dẫn leo núi trong nhà (Rock Climbing) đúng kỹ thuật 2024 (24/12/2023)
- Hợp đồng thiết kế thi công nội thất 2024 (24/12/2023)
- Cách tính chi phí xây nhà 3 tầng đơn giản áp dụng cho năm 2024 (25/12/2023)
- 99 Mẫu nhà 3 gian truyền thống hiện đại đẹp 2024 (24/12/2023)
- Tải hợp đồng xây nhà trọn gói miễn phí năm 2024 (26/12/2023)
- Quy trình thiết kế nhà ở Kiến Trúc An Nhiên (24/12/2023)
- Biện pháp thi công đóng cọc tre đúng kỹ thuật 100% năm 2024 (24/12/2023)
- Cách tính diện tích mái nhà đơn giản chuẩn 100% (24/12/2023)
- Top 10 công ty thiết kế nhà chuyên nghiệp năm 2024 (24/12/2023)
- Thi công simili lót sàn đẹp giá rẻ năm 2024 (24/12/2023)
- Cách tính mét vuông xây dựng đơn giản chuẩn 100% (24/12/2023)
- Các loại móng nhà 3 tầng kèm bản vẽ kỹ thuật (24/12/2023)
- Chi phí xây nhà 2 tầng 100m2 năm 2024hết bao nhiêu tiền? (25/12/2023)
- Kích thước bể phốt 3 ngăn bể phốt 2 ngăn khi xây nhà (24/12/2023)
- Các loại móng nhà 2 tầng phổ biến và kỹ thuật thi công chuẩn (24/12/2023)
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đầy đủ gồm những gì? (24/12/2023)
- Kỹ Thuật Đổ Bê Tông Sàn ( Móng ) Dầm Cột Đạt Tiêu Chuẩn (24/12/2023)
Từ khóa » đổ Bê Tông Móng đơn
-
Quy Trình Các Bước Thi Công Móng đơn
-
Móng đơn Là Gì? Quy Trình Thi Công Móng đơn - đạt Chuẩn Trong Xây ...
-
Hướng Dẫn Các Bước Xây Dựng Móng đơn - Namtrung Safety
-
Cách Thi Công Móng đơn
-
Quy Trình Thi Công Móng đơn Và Những điều Cần Lưu ý
-
Các Bước Thi Công Móng đơn - Làm Thợ
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Biện Pháp Thi Công Móng đơn Mới Nhất
-
Móng đơn Là Gì? - Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ
-
Cấu Tạo đầy đủ Về Móng đơn Của Nhà Kho Trên Nền đất Tốt | Cốt Thép ...
-
Cách Thi Công Móng đơn điển Hình Cơ Bản Và Hiệu Quả Nhất - YouTube
-
Công Thức Tính Bê Tông Móng đơn - Havaco Việt Nam
-
Móng đơn (móng Cốc) Là Gì? Cấu Tạo Và ứng Dụng Trong Xây Dựng
-
Tiêu Chuẩn Biện Pháp Thi Công Móng đơn - QuaTest2