Móng đơn Là Gì? Quy Trình Thi Công Móng đơn - đạt Chuẩn Trong Xây ...

Móng đơn là gì? Quy trình thi công móng đơn đạt chuẩn trong xây dựng luôn là vấn đề quan tâm của rất nhiều người hiện nay khi đang có nhu cầu tìm hiểu các loại móng phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình. Trong bài viết này, Thietkethicongdn.com xin chia sẻ đến các bạn một số kiến thức xung quanh câu hỏi này nhé!

Móng đơn là gì?

Là loại móng đỡ một trụ cột hoặc một cụm cột sát nhau có tác dụng chịu lực. Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, tròn, chữ nhật… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Móng đơn được sử dụng phổ biến trong các công trình nhỏ lẻ và tiết kiệm chi phí nhất trong tất cả các loại móng. Móng đơn được sử dụng khi sửa chữa và cải tạo lại các công trình nhà dân dụng nhỏ.

  >>> Xem thêm:

  • Móng bè là gì? Quy trình thi công móng bè đạt chuẩn trong xây dựng.
  • Móng cọc là gì? Quy trình thi công móng cọc đạt chuẩn trong xây dựng.
  • Móng băng là gì? Quy trình thi công móng băng đạt chuẩn trong xây dựng.

Quy trình thi công móng đơn đạt chuẩn trong xây dựng

1. Công tác chuẩn bị

– Công tác chuẩn bị là bước căn bản đầu tiên trong quá trình thi công móng đơn. Các yêu cầu về nguồn nhân công, nguyên vật liệu, thiết bị thi công… đều cần được chuẩn bị sẵn để công tác thi công được tiến hành tốt.

2. Đóng cọc

– Tùy theo vào bản vẽ thiết kế hình dạng công trình để xác định vị trí đóng cọc, khoảng cách giữa các cọc trong công tác móng. Với việc sử dụng móng đơn cho các nền đất yếu hơn cần đảm bảo các yếu tố về độ lún độ mềm của đất, gia cố nền đất bằng cách đóng cừ tràm hoặc cọc tre.

3. Đào hố móng

– Đào đất hố móng xung quanh phần cọc đã được đóng cố định. Hố móng đào đảm bảo độ nông, sâu, diện tích hố móng đủ rộng để khi đổ bê tông móng đảm bảo yêu cầu về kích thước so với tải trọng của công trình.

– Dọn sạch phần hố móng vừa đào, giữ hố móng ở trong điều kiện khô ráo, không ngập nước. Hút nước nếu xuất hiện nước dưới hố móng.

4.Làm phẳng mặt hố móng

– Hố móng sau khi đào phải được làm phẳng mặt hố móng. Làm phẳng mặt hố móng bằng cách san đất trải đều mặt hố hoặc sử dụng đá có kích cỡ tương đồ nhau tạo bề mặt hố bằng phẳng. Sử dụng dụng cụ chuyên nghiệp, máy đầm, đầm tay để đầm bề mặt hố móng.

5. Kiểm tra cao độ và đổ lớp bê tông lót móng

– Sau khi làm phẳng mặt hố móng, người ta thường đổ một lớp bê tông để lót móng. Bê tông lót là lớp bê tông được dùng để lót dưới lớp bê tông móng, giằng móng hoặc các cấu kiện tiếp xúc với đất nhằm hạn chế mất nước cho bê tông lớp trên và tạo bề mặt bằng phẳng cho đáy móng.

Mục đích của việc sử dụng lớp bê tông lót móng:

  • Làm bằng phẳng bề mặt hố móng
  • Hạn chế mất nước của lớp bê tông phía trên
  • Hạn chế biến dạng của đất đai do tác động từ bên ngoài.
  • Chống các xâm hại bên ngoài bảo vệ lớp bê tông móng.

6. Cắt đầu cọc

7. Ghép cốp pha móng

– Đặt cốp pha theo lưới thép đã được gia công chuẩn bị từ trước.

8. Đổ bê tông móng

– Bê tông được đổ vào móng sau khi đã hoàn thiện công tác cốp pha cho móng đơn. Bê tông sử dụng để đổ móng cần đạt đúng tiêu chuẩn về tỉ lệ X:C:Đ(N).

Chú ý: Không được để cho hố móng ngập nước trong quá trình đổ bê tông móng đơn. Nước trong hố móng sẽ làm cho bê tông có độ kết dính kém, ảnh hưởng đến chất lượng thi công.

9. Tháo cốp pha móng

– Bê tông móng là cấu kiện được trực tiếp lên trên lớp nền cứng, chỉ chịu trọng lực của bản thân và lực xô ngang của thành, nên chỉ cần bê tông đạt độ liên kết cố định sau 1 – 2 ngày là có thể tháo cốp pha.

10. Bảo dưỡng bê tông móng sau khi đổ

– Bảo dưỡng bê tông móng là quá trình dưỡng ẩm thường xuyên cho bê tông trong điều kiện tác động của các yếu tố khí hậu bên ngoài. Bê tông móng cần được bảo dưỡng đúng quy cách để đảm bảo được chất lượng của bê tông thành phẩm.

Biện pháp: Tưới nước trực tiếp lên bê tông, phủ các loại vật liệu ẩm, phun sương…

         >>> Đừng quên xem: Công ty thiết kế nhà đẹp tại Đà Nẵng được hơn 908 khách hàng sử dụng.

Từ khóa » đổ Bê Tông Móng đơn