Một Số Biện Pháp Lập Kế Hoạch Theo Chủ đề Cho Trẻ 4 -5 Tuổi

     – Lập kế họach giáo dục theo chủ đề:

Lập kế hoạch bao gồm kế hoạch dài hạn( cho cả năm học hoặc học kì ) và các kế hoạch ngắn hạn ( cho từng tháng, từng tuần và hằng ngày ).

+ Kế hoạch dài hạn: Kế hoạch dài hạn đưa ra định hướng chung cho cả năm học nhằm đạt được những mục tiêu phát triển trẻ theo từng độ tuổi, giúp giáo viên xem xét những loại chủ đề nào sẽ đưa vào trong năm học, chuẩn bị kế hoạch mua sắm đồ dùng học liệu, từ đó xây dựng các kế hoạch ngắn hạn để thực hiện chương trình. Kế hoạch dài hạn cũng đưa ra những định hướng chăm sóc-giáo dục trẻ để các bậc cha mẹ biết, giúp cha mẹ chủ động tham gia chia sẻ trách nhiệm với nhà trường. Kế hoạch dài hạn cần linh hoạt, mềm dẻo và có thể thay đổi khi cần thiết. Thông thường, kế hoạch dài hạn do ban giám hiệu đề ra trên cơ sở của chương trình hiện hành.

+ Kế hoạch ngắn hạn: Kế hoạch ngắn hạn nhằm phân phối các nội dung, hoạt động giáo dục liên quan đến chủ đề trong từng tuần và vào các thời điểm trong chế độ sinh hoạt hằng ngày. Khi xây dựng kế hoạch tuần, giáo viên cần xác định các kiến thức và các kĩ năng mong muốn trẻ đạt được sau mỗi tuần; sau đó, lên kế hoạch về trình tự các hoạt động sẽ tổ chức.

     – Tổ chức dạy học tích hợp theo chủ đề.

Khi tổ chức thực hiện một chủ đề, cần đảm bảo 4 yếu tố sau:

        + Chủ đề cần đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của trẻ, tạo cho trẻ hứng thú và cung cấp những kiến thức trong thực tế.

        + Chủ đề cần được thể hiện trong các hoạt động cả ngày ở trường/lớp.

        + Chủ đề cần được thể hiện thông qua việc lựa chọn và cung cấp các đồ dùng, học liệu ở các khu vực chơi trong lớp.

        + Chủ đề cần được kéo dài ít nhất là một tuần, đảm bảo vừa lặp lại vừa mở rộng các cơ hội học cho trẻ hằng ngày.

     – Các bước lập kế họach giáo dục theo chủ đề.

       *Thiết kế mạng chủ đề.

          Để có thể cung cấp cho trẻ những chủ đề phù hợp, cần thực hiện 6 bước sau:

-Bước 1: Chọn chủ đề.

Khi tiến hành chọn chủ đề (cho đối tượng trẻ đã xác định), 2 câu hỏi cần được đặt ra:

        + Chúng ta muốn trẻ biết gì khi làm quen với chủ đề này? (chọn nội dung/ khái niệm ).

        + Chúng ta muốn trẻ làm gì để có hiểu biết về nội dung đó? (chọn hoạt động ).

Giáo viên có thể tự xác định chủ đề hoặc dựa vào nhu cầu và hứng thú của trẻ. Phần tiếp theo sẽ trình bày cụ thể vấn đề này.

       * Thiết kế mạng nội dung.

“Mạng” là một hình thức thể hiện các ý tưởng về nội dung, khái niệm của chủ đê cần cung cấp cho trẻ ( mạng nội dung ) hoặc thể hiện các hoạt động giáo dục dự kiến tổ chức cho trẻ trãi nghiệm để khám phá và lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, nội dung của chủ đề ( mạng hoạt động ). Nội dung trong từng mạng và giữa các mạng có mối liên hệ qua lại với nhau xoay quanh chủ đề trung tâm, giúp giáo viên dễ dàng thấy được các mối liên quan giữa các nội dung giáo dục trẻ và các hoạt động sẽ tiến hành. Nhờ đó, hiệu quả giáo dục sẽ tăng lên.

        Trong quá trình xây dựng mạng nội dung hoặc mạng hoạt động, người ta sử dụng kĩ thuật “động não”. Đây là hình thức huy động ý tưởng sáng tạo cuả những người tham gia xây dựng chủ đề ( kể cả trong lớp ) để làm cho chủ đề phù hợp hơn với đặc điểm của trẻ ở lớp và của địa phương.

      * Xây dựng mục tiêu.

Đối với các chủ đề lớn, cần xác định các mục tiêu phát triển tổng thể về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, xã hội. Với các chủ đề nhỏ hoặc các bài, cần đề ra yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm mà trẻ cần đạt được. Các yêu cầu phải phù hợp với độ tuổi nhằm đạt được những mục tiêu của từng chủ đề và mục tiêu phát triển trẻ toàn diện của cả chương trình giáo dục. Dựa vào các yêu cầu và mục tiêu, giáo viên có thể đánh giá trẻ trong quá trình giáo dục sau này khi kết thúc mỗi chủ đề.

      * Xây dựng mạng họat động.

Đây là bước chuẩn bị cho việc lên kế hoạch hằng tuần và chuẩn bị phương tiện học liệu cần thiết cho trẻ hoạt động khám phá chủ đề thông qua các hoạt động phối hợp hằng ngày như : thể dục, vận động, âm nhạc, hát múa, tạo hình, kể chuyện, làm quen với các biểu tượng toán, tìm hiểu môi trường xung quanh, trò chơi, dạo chơi tham quan. Từ mạng hoạt động, giáo viên sẽ lựa chọn 2-3 hoạt động phù hợp cho từng đề tài hằng ngày. Những hoạt động đó được tích hợp trong một chỉnh thể ; qua đó, trẻ sẽ tiếp thu kiến thức và các kĩ năng này sẽ tiếp tục mở rộng dần từ nhà trẻ đến mẫu giáo, từ mẫu giáo bé đến mẫu giáo lớn. Đây là những bước chuẩn bị quan trọng cho trẻ vào học phổ thông.

      – Xây dựng kế hoạch hằng tuần.

Giáo viên trong lớp cùng nhau xây dựng kế hoạch cho một tuần hoặc cho vài tuần tuỳ theo chủ đề. Giáo viên căn cứ vào chế độ sinh hoạt để bố trí các hoạt động chủ đề cho cả lớp, cho nhóm nhỏ hoặc cho từng cá nhân. Giáo viên cần đảm bảo 4 yếu tố khi thực hiện tiếp cận chủ đề đã nêu ở trên. Tuy nhiên, khác với các giờ học đơn lẻ theo môn học, “giờ học” trong thực nghiệm đổi mới giáo dục mầm non tạo gọi là “ giờ hoạt động chung”. Đây là khoảng thời gian cho phép giáo viên có thể tiến hành 2-3 hoạt động tích hợp được chọn từ “mạng hoạt động”. Mục đích chính của “giờ học” không phải là cung cấp kiến thức, kĩ năng bộ môn riêng lẻ mà là phát triển năng lực chung ở trẻ thông qua hoạt động. “ Giờ học” cũng tạo ra cơ hội cho trẻ khám phá và lĩnh hội kiến thức, kĩ năng theo nhiều cách khác nhau chứ không khép kín hoặc bắt trẻ phải công nhận, ghi nhớ.

      * Soạn giáo án.

Để thực hiện thành công một hoạt động, giáo viên cần chuẩn bị kĩ các bước sau:

– Lí do chọn hoạt động.

– Mục tiêu về kiến thức (khái niệm), kĩ năng mong muốn trẻ đạt được.

– Liệt kê những phương tiện, học liệu cần thiết.

– Tiến trình thực hiện hoạt động.

– Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu của hoạt động qua sự quan sát trẻ, qua sản phẩm của trẻ.

Để đảm bảo được mục đích từng hoạt động trong một chủ đề, giáo viên phải tiến hành lập kế hoạch các hoạt động cụ thể cho chủ đề; sau đó, điều chỉnh cho thích hợp với hoàn cảnh, điều kiện và đặc điểm phát triển của trẻ ở từng độ tuổi. Khi lập kế hoạch các hoạt động, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp, điều kiện tổ chức cho phù hợp và phải lập kế hoạch đánh giá từng hoạt động, đánh giá tổng thể. Trong khi lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động, giáo viên cần chú ý các bước hoạt động và các nguồn   vật liệu cần thiết cho hoạt động.

Soạn bài là công việc cụ thể hằng ngày của giáo viên để tổ chức các hoạt động cho trẻ nhằm đạt mục đích yêu cầu đề ra xoay quanh một chủ đề xác định. Kế hoạch chi tiết có thể được xây dựng như sau:

    Ví dụ 1: Xây dựng kế hoạch hướng dẫn trẻ học có chủ đích.

* Tên bài

   – Đặc điểm của con vật (hình dáng, các bộ phận, cách di chuyển) (cho trẻ 5 tuổi).

*Mục đích yêu cầu

– Phát triển nhận biết của trẻ về sự di chuyển của những động vật sống trên cạn.

– Mở rộng vốn từ và cách diễn đạt bằng ngôn ngữ về sự di chuyển cua các con vật.

  * Phương pháp thực hiện

– Yêu cầu trẻ phân biệt cách di chuyển của các con vật sống trên cạn (nhảy lò cò, đi bằng 2 chân, bò…)

– Yêu cầu trẻ gọi tên những bộ phận cơ thể giúp các con vật di chuyển trên mặt đất.

– Cho trẻ bắt chước các con vật di chuyển trên mặt đất.

    * Phương pháp thực hiện

– Phóng to những bức ảnh mà lớp đã chụp khi đi thăm vườn thú.

     ªTiến trình

– Dành một khoảng thời gian cho trẻ xem những bức tranh phóng to trong chuyến viếng thăm vườn thú nơi chăn nuôi gia súc. Cho trẻ thảo luận về những đặc điểm của các con vật.

        – Yêu cầu từng trẻ phân biệt những con vật và nhớ lại những đặc điểm di chuyển của các con vật và mô tả cho cả lớp nghe.

        – Cho trẻ thảo luận và nhận xét về cách di chuyển của từng con vật. Ví dụ: di chuyển bằng cả 4 chân, bằng 2 chân, di chuyển từ chân sau đến chân trước, di chuyển bằng cách nhảy từng bước, di chuyển có tiếng động kèm theo…

        – Cho trẻ chơi trò chơi “Phán đoán” (một trẻ bắt chước tiếng kêu hoặc cách di chuyển của một con vật; những trẻ khác đoán tên con vật đó).

        – Yêu cầu trẻ vẽ một trong những con vật trẻ đã có dịp nhìn thấy.

        – Sau khi trẻ vẽ xong, yêu cầu trẻ kể một câu chuyện dựa vào bức tranh của trẻ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • KHBD môn HĐTN lớp 2 tuần 33 sách chân trờiKHBD môn HĐTN lớp 2 tuần 33 sách chân trời
  • Giáo án Tiếng Việt lớp 4 tuần 4Giáo án Tiếng Việt lớp 4 tuần 4
  • Tả cánh đồng lúa chín quê emTả cánh đồng lúa chín quê em
  • Bài giảng MRVT Dũng cảmBài giảng MRVT Dũng cảm
  • Tập đọc Bài gà trống và cáoTập đọc Bài gà trống và cáo
  • Bài giảng BÀI 47: LÀM QUEN VỚI CHỮ SỐ LA MÃ (TIẾT 1)Bài giảng BÀI 47: LÀM QUEN VỚI CHỮ SỐ LA MÃ (TIẾT 1)

Bài viết cùng chủ đề

  • Một số biện pháp phòng chống bệnh thường gặp cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Một số biện pháp phòng chống bệnh thường gặp cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non
  • Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái ở trường mẫu giáo Hoa Cúc - Thị TRấn Hải Lý - Tỉnh Bình Thuận Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái ở trường mẫu giáo Hoa Cúc – Thị TRấn Hải Lý – Tỉnh Bình Thuận
  • Biện pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non Trường mầm non Hoa Hướng Dương - TP Nha Trang - Khánh Hoà Biện pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non Trường mầm non Hoa Hướng Dương – TP Nha Trang – Khánh Hoà
  • Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi ở Trường Mẫu Giáo Hoa Ly - TP Vũng Tàu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi ở Trường Mẫu Giáo Hoa Ly – TP Vũng Tàu
  • Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi thực hành trải nghiệm trong trường mầm non Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi thực hành trải nghiệm trong trường mầm non
  • Thiết kế đồ chơi học tập giúp trẻ 4-5 tuổi làm quen với chữ cái Thiết kế đồ chơi học tập giúp trẻ 4-5 tuổi làm quen với chữ cái

Từ khóa » Cách Xây Dựng Mạng Chủ đề