Một Số Cách Lấy Bệnh Phẩm Cấy Mủ Thông Thường - Bệnh Viện Vinmec

Các loại mủ thông thường có thể được hiểu là mủ thuộc nhóm 1: Mủ ở vết thương hở, ổ áp xe đã vỡ, ở các khoang hở, các hốc tự nhiên của cơ thể

Việc lấy bệnh phẩm mủ thuộc nhóm này khá đơn giản, tuy nhiên người lấy bệnh phẩm vẫn cần đảm bảo là người có chuyên môn, được đào tạo về lấy bệnh phẩm.

  • Dụng cụ lấy: tăm bông vô trùng
  • Kỹ thuật lấy:

+ Lau sạch mủ trên vết thương bằng gạc vô trùng thấm nước muối vô trùng

+ Dùng tăm bông khô hoặc tăm bông được làm ẩm bằng nước muối sinh lý vô trùng lăn nhẹ trên bề mặt vết thương khoảng 5 lần, tập trung vào gờ vị trí tổn thương, chất dập nát, hay mô

+ Nếu tổn thương có vẩy, phải làm bong vẩy rồi lấy mủ

  • Thể tích: Tăm bông có thấm bệnh phẩm
  • Vận chuyển đến khoa xét nghiệm càng sớm càng tốt, trong vòng 30 phút.

Cách lấy bệnh phẩm mủ ở ổ áp xe chưa vỡ, vết thương kín, khoang kín của cơ thể (nhóm 2)

  • Mủ dịch ở khoang vô trùng của cơ thể thường được lấy bởi bác sĩ chuyên khoa trong quá trình thăm khám và chọc dò ổ nhiễm khuẩn.
  • Dụng cụ lấy: bơm kim tiêm vô trùng
  • Dụng cụ chứa: lọ nhựa có nắp xoáy chặt vô trùng, bơm kim tiêm chứa mủ có nắp đậy hoặc chứa trong dụng cụ vô khuẩn
  • Kỹ thuật:

+ Sát trùng bằng chlorhexidine 2% hoặc cồn 70%, sau đó sát trùng lại bằng cồn iod 2% hoặc dung dịch povidon-iod 10%.

+ Để khô

+ Chọc hút mủ bằng bơm tiêm vô khuẩn.

+ Bơm nhẹ nhàng mủ từ bơm kim tiêm vào lọ nhựa vô trùng. Trường hợp lấy được ít mủ thì đậy nắp kim tiêm, gửi luôn cả bơm kim tiêm xuống khoa xét nghiệm.

+ Trường hợp tổ chức viêm chưa hoá mủ thì có thể bơm 0,5 ml nước muối sinh lý vô khuẩn vào tổ chức viêm rồi hút lại. Chú ý đưa mũi kim vào nhiều hướng để hút được vi khuẩn.

  • Gửi bệnh phẩm xuống khoa xét nghiệm càng sớm càng tốt, trong vòng 30 phút, nếu lâu hơn có thể để ở nhiệt độ phòng, nhưng không quá 2h, không được bảo quản trong tủ lạnh.

Từ khóa » Cấy Mủ Tìm Vi Khuẩn