Xét Nghiệm Cấy Mủ Và Những điều ít Ai Biết đến - Medlatec
1. Mủ là gì và nguyên nhân gây mủ?
Mủ là dịch màu vàng hoặc nâu vàng được tiết ra từ các vị trí nhiễm trùng, viêm loét, hoại tử trên cơ thể. Mủ chứa nhiều protein, các tế bào bạch cầu thoái hóa và được hình thành khi cơ thể phản ứng miễn dịch với nhiễm trùng.
Một số bộ phận trong cơ thể dễ bị nhiễm trùng có mủ như:
- Đường tiết niệu: mủ sẽ làm cho nước tiểu bị đục, Escherichia coli là vi khuẩn thường gây các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Miệng: Trong khoang miệng thường ấm và ẩm ướt, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Những vết sâu hoặc nứt răng rất dễ gây ra tình trạng áp xe gần chân răng, viêm amidan.
- Da: nhiễm trùng nang lông và nhọt là nguyên nhân thường gây ra tình trạng áp xe da. Mụn trứng cá bọc hoặc những vết thương hở cũng dễ bị nhiễm trùng mủ.
- Mắt: các vấn đề ở mắt như viêm kết mạc, bụi bẩn, sạn trong mắt cũng có thể gây mủ.
Hình 1: Nhọt ở da và niêm mạc gây ra mụn mủ.
Những nguyên nhân dẫn đến việc tích tụ mủ trên các mô cơ quan bộ phận như:
- Các vết nứt, rách ở da do chấn thương va đập, cắt mổ, sau phẫu thuật, loét do nằm lâu dẫn đến nhiễm trùng.
- Do vệ sinh kém, bẩn cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
- Tình trạng áp xe tại các vết thương, vết loét, nhiễm trùng.
Tình trạng mủ sau phẫu thuật là vấn đề đáng lo ngại bởi đây là dấu hiệu của sự nhiễm trùng. Nếu không vệ sinh sạch sẽ và có những biện pháp can thiệp kịp thời thì sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hoại tử mô, cắt cụt chi, thậm chí là tử vong.
2. Một số cách lấy bệnh phẩm cấy mủ thông thường
Cách lấy bệnh phẩm mủ đúng và đủ sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả nuôi cấy. Sau đây là hướng dẫn một số cách lấy mủ tại các vị trí trên cơ thể:
Mủ ở trong các tổn thương kín:
- Mủ ở trong áp xe, màng phổi, màng bụng: đảm bảo quy tắc vô trùng tuyệt đối như trong tiểu phẫu. Bác sĩ sẽ sát trùng vùng da có tổn thương bằng cồn 70° và chờ cho da khô hết. Tiến hành dùng kim chọc hút lấy mủ và cho vào lọ đựng vô khuẩn có nắp đậy hoặc để nguyên cả ống kim hút mủ rồi gửi nhanh chóng đến phòng xét nghiệm. Nếu không phải để trong môi trường chứa hóa chất bảo quản theo quy định.
Hình 2: Cần vệ sinh sạch vùng da quanh vết thương trước khi lấy mủ
Mủ ở trong các tổn thương hở:
- Các vết thương nhiễm trùng: dùng gạc vô trùng lau sạch vùng da xung quanh bằng cồn 70°, lau miệng vết thương bằng nước muối sinh lý. Sau đó dùng que tăm bông vô trùng quệt sâu vào các tổ chức dập nát, mô tổn thương để lấy được mủ. Chú ý que tăm bông phải hồng đỏ mới đạt yêu cầu. Sau đó mẫu thu được cũng vận chuyển về phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt.
- Các mạch lươn và mạch dẫn: dùng que tăm bông mềm, mảnh luồn sâu vào trong các mạch hoặc có thể dùng pipet chuyên dụng để hút lấy mủ, sau đó gửi nhanh đến phòng xét nghiệm.
Mủ ở các vết thương hở trên bề mặt và mủ kín ở sâu trong cơ quan có thể có những sự khác nhau. Do vậy chú ý cần phải ghi rõ vị trí lấy mủ bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả và định hướng điều trị.
3. Quy trình cấy mủ được tiến hành như thế nào?
Nguyên lý của xét nghiệm này đó là bệnh phẩm mủ cấy từ các vết thương, áp xe thường mọc các vi khuẩn gây nhiễm trùng da và mô mềm. Ở những vết thương hoặc áp xe sâu, các căn nguyên gây bệnh đa dạng hơn. Trong môi trường thạch dinh dưỡng thích hợp, các vi sinh vật này sẽ sinh sôi và phát triển. Khi đó dựa vào hình thái và tính chất đặc trưng của mỗi khuẩn lạc và các test thử nghiệm sẽ kết luận chính xác tên vi khuẩn.
Đầu tiên kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ tiến hành nhuộm Gram mẫu bệnh phẩm trước để xác định hình thể và tính chất bắt màu của vi khuẩn, nấm có trong mẫu. Ngoài ra cũng có thể tiến hành nhuộm Ziehl - Neelsen nếu có yêu cầu của bác sĩ hoặc nhuộm Gram không thấy vi khuẩn.
Chú ý nếu mẫu bệnh phẩm là 1 que tăm bông thì phải cấy trước rồi sau đó mới tiến hành nhuộm.
Nuôi cấy vi khuẩn:
Thông thường mủ sẽ được cấy vào 3 môi trường là thạch máu, chocolate và Uti. Tiến hành cấy theo đúng quy định và thứ tự nếu cần. Sau đó thạch Uti sẽ được ủ vào tủ ấm thường 35 - 37°C trong 18 - 24h. Còn thạch máu và chocolate sẽ được ủ trong tủ ấm có chứa 5 - 10% CO2 cũng ở nhiệt độ 35 - 37°C.
Biện luận kết quả:
Quan sát bằng mắt thường sự phát triển của vi sinh vật sau 24 - 48 tiếng trên tất cả các đĩa thạch.
Hình 3: Quan sát hình thái, kích thước, tính chất khuẩn lạc
Nếu sau 2 ngày nuôi cấy không có vi khuẩn mọc, kết luận âm tính và trả kết quả không tìm thấy vi khuẩn/ vi nấm gây bệnh.
Nếu thấy vi sinh vật phát triển, cần thông báo sơ bộ cho bác sĩ lâm sàng và tiến hành định danh vi khuẩn/ vi nấm và kháng sinh đồ.
Chú ý với mủ được lấy ở các vết thương hở, nếu thấy mọc nhiều loại vi khuẩn, nghi ngờ mẫu có thể đã bị tạp nhiễm và cần phải lấy lại, tránh sai lệch kết quả.
4. Một số vi khuẩn gây bệnh được phát hiện khi cấy mủ
Khi tiến hành xét nghiệm cấy mủ tại các vị trí tổn thương, nhiễm trùng có thể phát hiện một số loại vi khuẩn phổ biến như:
- Tụ cầu vàng Staphylococcus aureus.
- Tụ cầu Coagulase-negative staphylococci.
- Liên cầu khuẩn Streptococcus spp.
- Các trực khuẩn Enterobacteriaceae.
- Pseudomonas và các trực khuẩn Gram (-) không lên men.
- Bacteroides và các vi khuẩn kỵ khí khác.
Các trường hợp áp xe, nhiễm trùng, viêm loét cần phải có biện pháp xử lý kịp thời để tránh tổn thương nặng và gây ra biến chứng nguy hiểm.
Hình 4: Nhiễm trùng vết thương nếu không được xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm
Hiện nay xét nghiệm cấy mủ đã và đang được triển khai tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Trung tâm xét nghiệm hiện đại, khép kín và đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo tất cả các xét nghiệm đều được thực hiện chất lượng và an toàn.
Các phòng xét nghiệm vi sinh, huyết học, hóa sinh - miễn dịch, sinh học phân tử, di truyền,... đều được xây dựng đảm bảo an toàn sinh học. Hệ thống các trang thiết bị y tế tối tân, hiện đại luôn mang đến sự ưu việt và chất lượng. Quý khách chắc chắn sẽ hài lòng không chỉ riêng xét nghiệm cấy mủ mà còn tất cả các xét nghiệm và dịch vụ y tế khác của MEDLATEC.
Nếu bạn có nhu cầu hoặc thắc mắc bất cứ điều gì, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài 1900 565656, đội ngũ các y bác sĩ của MEDLATEC rất sẵn lòng để lắng nghe.
Từ khóa » Cấy Mủ Tìm Vi Khuẩn
-
Một Số Cách Lấy Bệnh Phẩm Cấy Mủ Thông Thường - Vinmec
-
[PDF] QUY TRÌNH CẤY MỦ - Bệnh Viện Tim Mạch An Giang
-
[TH] Cấy Mủ Và Chất Dịch - Xét Nghiệm đa Khoa
-
Một Số Cách Lấy Bệnh Phẩm Cấy Mủ Thông Thường - Bệnh Viện Vinmec
-
VS.QTKT.NC.08.QUY TRÌNH NUÔI CẤY PHÂN LẬP BỆNH PHẨM ...
-
Xét Nghiệm Cấy Mủ Tìm Vi Khuẩn Gây Bệnh
-
Nuôi Cấy, định Danh Vi Khuẩn Gây Bệnh Phiên Bản Kết Quả Kháng ...
-
Một Số Cách Lấy Bệnh Phẩm Cấy Mủ Thông Thường - Mới Nhất 2022
-
Cách Lấy Và Bảo Quản Bệnh Phẩm Làm Xét Nghiệm Vi Sinh (2)
-
Bài Giảng Xét Nghiệm Mẫu Mủ Và Chất Dịch - Tài Liệu Text - 123doc
-
Áp Xe Da - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nhiễm Trùng Tụ Cầu - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nuôi Cấy Da Và Vết Thương: ý Nghĩa Lâm Sàng Kết Quả Xét Nghiệm