Một Số đáp án Cần Cân Nhắc - Tiền Phong
Có thể bạn quan tâm
Tiền Phong giới thiệu bài viết của Thạc sĩ Võ Quốc Hiển – Giảng viên Khoa Công nghệ Sinh học ĐH Phương Đông.
Thí sinh làm bài thi môn sinh học kỳ thi tuyển sinh đại học 2009 . Ảnh: Hồng Vĩnh |
Với tinh thần xây dựng và vì quyền lợi thiết thực của TS, chúng tôi xin mạo muội có một số nhận xét như sau:
1, Về đáp án đề thi của Bộ GD&ĐT ( Mã đề thi 378)
+ Câu 39: Bộ ba đối mã (anticodon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là
A. 5’XAU3’ B. 3’XAU5’
C.3’AUG5’ D.5’AUG3’ (Đáp án A)
Bộ ba đối mã (antincôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là
5’AUG 3’-mARN
3’UAX 5’-tARN Trong hình 2.2 trang 14 SGK 12 Nâng cao và hình 2.3 trang 13 SGK 12 Cơ bản đã chứng tỏ điều đó. Do vậy đáp án phải là 3’UAX 5’.
Như thế đáp án A. 5’XAU 3’ là không đúng và không có đáp án nào là đúng trong câu này.
+ Câu 40: Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích?
B. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó.
C. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí.
D. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monooxit (CO).
Đáp án của đề là A. Nhưng theo chúng tôi cả hai đáp án A và B đều đúng nên thí sinh không thể lựa chọn được một đáp án đúng.
Câu 40 cả 2 đáp án A và B đều có thể đúng. Câu 39 không có đáp án nào đúng.
2. Độ chính xác trong các câu trắc nghiệm khách quan (MCQ)
+ Câu 29: Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch polinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bài. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là:
A. 4 B. 6
C. 5 D. 3
(Đáp án D)
Theo chúng tôi thực tế không thể có 1 phân tử ADN nào đó lại nhân đôi liên tiếp một số đợt vì sau khi tự nhân đôi ( tái bản) lần thứ nhất, phân tử ADN đó không còn là chính nó nữa mà chỉ có thể bản sao của nó tiếp tục nhân đôi ( nếu giả thiết là như vậy) nên câu dẫn phải là: “ giả sử quá trình tự nhân đôi liên tiếp với số đợt bằng nhau từ 8 phân tử ADN ban đầu đã tổng hợp được 112 mạch policlêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là”…
+ Câu 18: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho thân cây cao giao phấn với cây thân cao, thu được F1 gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây F1 tự thụ phấn cho F2 gồm toàn cây thân cao so với tổng số cây ở F1 là?
F2: Toàn cây thân cao so với tổng số cây F1 vẫn là
Đáp án này chỉ đúng với câu dẫn là: “Theo lý thuyết, tỷ lệ cây F1 tự thụ phấn cho F2 gồm toàn cây thân cao (tính trên số lượng lớn cá thể) là (...) .
Nếu những điều chúng tôi giải là đúng thì đề nghị Bộ GD- ĐT chỉnh sửa ngay trước khi chấm thi để đảm bảo quyền lợi cho TS. |
Từ khóa » Bộ Ba Nào Sau đây Không Mã Hóa Axit Amin A.aug. B.aua. C.axx D.aux
-
Bộ Ba Nào Dưới đây Là Bộ Ba Vô Nghĩa (không Mã Hoá Axit ...
-
Bộ Ba Nào Sau đây Không Mã Hóa Axit Amin Trong 64 Bộ Ba?
-
Bộ Ba Nào Dưới đây Là Bộ Ba Vô Nghĩa (không Mã Hoá Axit Amin) Làm
-
[LỜI GIẢI] 3 Bộ Ba Không Mã Hóa Axit Amin Trong 64 Bộ Ba Là
-
Các Bộ Ba Không Tham Gia Mã Hoá Cho Các Axit Amin Là A. AUG, UAA ...
-
Bộ Ba Nào Dưới đây Là Bộ Ba Vô Nghĩa (không Mã ... - Cungthi.online
-
Trong 64 Bộ Ba Mã Di Truyền Có 3 Bộ Ba Không Mã Hóa Cho Axit Amin ...
-
Các Côđon Nào Dưới đây Không Mã Hoá Axit Amin (côđon Vô Nghĩa)?
-
Bộ Ba Nào Sau đây Không Mã Hóa Axit Amin?
-
Trắc Nghiệm DI TRUYỀN PHÂN Tử - Tài Liệu Text - 123doc
-
Dịch Mã - Chuyên Mục Cơ Chế Di Truyền Biến Dị Tại
-
Giải Chi Tiết Bài Tập Chương 1, Sinh Học 12 - Quảng Văn Hải
-
Ở Sinh Vật Nhân Thực Bộ Ba Nào Sau đây Là Bộ Ba Mở đầu - Hàng Hiệu
-
Mã Di Truyền Nào Sau đây Không Có Tính Thoái Hóa
-
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC PHÂN TỬ 1 - StuDocu
-
Top 16 Số Bộ Ba Mã Hóa Cho Các Axit Amin Là
-
ĐÁP ÁN PHẦN DI TRUYỀN CHƯƠNG I