Ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai 45 năm xây dựng và phát triển
VKSND huyện, thị xã, thành phố
Tuyên truyền về Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp
Bản tin kiến nghị phòng ngừa tội phạm
Công tố - Kiểm sát
Công tác xây dựng Đảng, Đoàn thể
Nghiên cứu - Trao đổi
Chúng tôi là Kiểm sát viên
Học tập làm theo lời Bác
Tải về
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
TRUYỀN HÌNH KIỂM SÁT
ẢNH HOẠT ĐỘNG
Sơ đồ TTĐT
Trang nhất
Nghiên cứu - Trao đổi
Một số kinh nghiệm, giải pháp thực hiện việc ghi âm, ghi hình có âm thanh đối với hoạt động hỏi cung bị can trong các vụ án hình sự Thứ ba - 24/05/2022 19:172.6570Theo quy định tại khoản 6 Điều 183 BLTTHS năm 2015 quy định: Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.Đây là điểm mới của BLTTHS năm 2015 so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 là quy định bắt buộc phải ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong hỏi cung bị can. Việc quy định này không những chỉ bảo đảm quyền con người mà còn tăng cường giám sát hoạt động tố tụng tư pháp, buộc các cơ quan tư pháp phải thận trọng, khách quan, không lạm quyền của những người tiến hành tố tụng, từ đó hạn chế được oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Hơn nữa, việc ghi âm, ghi hình có âm thanh là căn cứ để cho những người tiến hành tố tụng không bị vu cáo trong quá trình hỏi cung (Như có bức cung, nhục hình…), là cơ sở để người có thẩm quyền ra các quyết định điều tra, mở rộng vụ án trong những vụ án phức tạp, có nhiều người thực hiện hành vi phạm tội nhưng các đối tượng không nhận tội, đổ lỗi cho nhau, nhằm đảm bảo giải quyết triệt để vụ án.Hình ảnh minh họa quá trình hỏi cung, lấy lời khai bị can Tuy nhiên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan như cơ sở vật chất, trang thiết bị, kiến thức chuyên môn của những người thực hiện việc ghi âm, ghi hình, công tác lưu trữ chưa được chuẩn bị đầy đủ, kỹ càng… nên hoạt động hỏi cung bị can có ghi âm, ghi hình có âm thanh đến nay vẫn chưa ấn định được thời gian thực hiện. Mặc dù Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có quy định, Liên ngành Trung ương đã có văn bản hướng dẫn, Ngành cũng đã có quy định quy trình tạm thời để hướng dẫn thực hiện hoạt động hỏi cung bị can có ghi âm, ghi hình có âm thanh, nhưng trên thực tiễn vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Xác định việc ghi âm, ghi hình có âm thanh là một nguồn chứng cứ rất quan trọng, có ý nghĩa để giải quyết vụ án, nên trong thời gian qua, đơn vị đã kịp thời triển khai và thực hiện nhiều giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả như sau: 1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, kiến thức, phương pháp, kỹ năng ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hỏi cung bị can: Ngay khi Bộ luật Tố tụng hình sự có quy định bắt buộc về việc ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hỏi cung bị can, phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, các điều tra viên, Lãnh đạo viện, các Kiểm sát viên cùng một số chuyên viên làm công tác giải quyết án hình sự phải xác định và nêu cao được tính chủ động, trách nhiệm của Kiểm sát viên, Điều tra viên ngay từ khi tiếp nhận tin báo, trên cơ sở phân loại đánh giá tính chất của vụ việc có báo cáo đề xuất để lên phương án tiến hành việc ghi âm, ghi hình có âm thanh, bởi những lời khai, tài liệu, chứng cứ ban đầu thu thập được nếu làm chặt chẽ, đầy đủ, có ghi âm, ghi hình có âm thanh sẽ là chứng cứ quan trọng để đảm bảo việc khởi tố vụ án, bị can có căn cứ, đúng pháp luật. 2. Giải pháp về chuẩn bị các yếu tố, điều kiện cho việc thực hiện ghi âm, ghi hình có âm thanh: Với việc máy quay phim, máy ảnh, máy ghi âm và các phương tiện điện tử kỹ thuật số liên quan khác, phòng hỏi cung phục vụ cho ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hỏi cung bị can hiện chưa được trang bị, chuẩn bị đầy đủ. Nên khi có vụ án xảy ra phải tiến hành ghi âm, ghi hình có âm thanh, đều yêu cầu Kiểm sát viên chủ động trao đổi cùng Điều tra viên bố trí phòng làm việc thuận lợi cho việc ghi âm, ghi hình, đảm bảo điều kiện ánh sáng, góc quay rõ, không bị xen lẫn các tạp âm khác, và trước mắt có thể thống nhất sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy quay phim được cấp theo từng ngành để thực hiện (Điện thoại thông minh hiện nay gần như tích hợp cơ bản đầy đủ các chức năng như quay phim, chụp ảnh, ghi âm…), các bước thực hiện sẽ tuân thủ đúng quy định của pháp luật (Như thông báo cho bị can, biết về việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, thành phần tham gia, cách thức thực hiện, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của bị can …). Tại đơn vị, đã bố trí, sử dụng một phòng làm việc riêng (đã lắp đặt sẵn camera giám sát, ghi hình) để thực hiện ghi âm, ghi hình có âm thanh khi các kiểm sát viên tiến hành hỏi cung đối với bị can, 01 bộ máy tính không có kết nối Internet (tránh bị xâm nhập, đánh cắp các dữ liệu…) để tiến hành lưu trữ các file này, nhằm phục vụ cho quá trình đối chiếu về sau, việc lưu trữ đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học, bí mật đúng quy định và được đặt mật khẩu, chỉ những người có trách nhiệm mới được yêu cầu trích xuất khi có sự đồng ý của đồng chí Viện trưởng. 3. Các bước thực hiện việc ghi âm, ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can: Bước 1: Trước khi thực hiện việc ghi âm, ghi hình có âm thanh, giữa Điều tra viên, Kiểm sát viên phải có sự trao đổi bàn bạc kỹ, xây dựng được đề cương, cũng như dự kiến các câu hỏi, nhất là các trường hợp bị can thực hiện hành vi phạm tội sử dụng công nghệ cao, giỏi máy tính, hay các phương tiện điện tử hiện đại thì sự chuẩn bị càng phải chu đáo, cẩn thận hơn, bởi với loại tội phạm này khi được tiếp cận máy tính (Phương tiện phạm tội), nếu không cẩn thận sẽ là cơ hội cho đối tượng tiếp cận để xóa hoặc tiêu hủy các chứng cứ trên không gian mạng, như xóa hoặc khóa các tài khoản, liên hệ với các tài khoản đồng phạm khác để thông tin về việc bị bắt….Do hiện nay cán bộ chuyên môn về công tác ghi âm, ghi hình có âm thanh chưa được đào tạo, bố trí hay tập huấn, nên trước khi thực hiện việc ghi âm, ghi hình Kiểm sát viên, Điều tra viên đều phải báo cáo lãnh đạo hai đơn vị về việc đề xuất cán bộ thực hiện việc ghi âm, ghi hình có âm thanh, tiêu chí đặt ra là cán bộ thực hiện phải tuân thủ tính bí mật, có các kỹ năng, thao tác cơ bản về công nghệ thông tin, biết cách bố trí, sắp xếp để buổi ghi âm, ghi hình rõ nét, đạt chất lượng. Bước 2: Tiến hành việc ghi âm, ghi hình có âm thanh: Việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh phải bảo đảm nguyên tắc khách quan, minh bạch, nguyên vẹn của dữ liệu. Lưu ý những trường hợp ghi âm, ghi hình có âm thanh đối với bị can sử dụng công nghệ cao vào việc phạm tội, thì hoạt động này gần như ghi chép lại (như thực nghiệm điều tra) vì để cho bị can thực hiện lại diễn biến hành vi phạm tội trên máy tính, nên Kiểm sát viên, Điều tra viên vừa phải tập trung cao độ, vừa hỏi vừa phải dõi theo quá trình thao tác của bị can để đảm bảo việc ghi âm, ghi hình đạt chất lượng theo yêu cầu đặt ra. - Xác định rõ, dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là một nguồn chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự . Vì vây, việc bảo quản, lưu trữ, sử dụng phải tuân theo đúng quy định tại khoản 5, Điều 107 BLTTHS năm 2015: “.... dữ liệu điện tử được bảo quản như vật chứng theo quy định của Bộ luật này. Khi xuất trình chứng cứ là dữ liệu điện tử phải kèm theo phương tiện lưu trữ dữ liệu hoặc bản sao dữ liệu điện tử“. - Khi thực hiện xong việc ghi âm, ghi hình có âm thanh sẽ tiến hành sao lưu vào USB, đĩa…, việc sao lưu được lập thành biên bản có đầy đủ thành phần tham gia, trong đó ghi rõ thời gian bắt đầu, kết thúc, dung lượng, tóm tắt về nội dung, địa điểm thực hiện… và tiến hành niêm phong theo quy định. Sau khi thực hiện sao chép xong sẽ tiến hành xóa bỏ sạch File được lưu trên điện thoại đã dùng để ghi âm, ghi hình có âm thanh dưới sự chứng kiến đầy đủ của các thành phần tham gia nhằm đảm bảo tính bí mật của tài liệu. Tránh việc tự ý chỉnh sửa, cắt, ghép, giả mạo, làm sai lệch dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sao chép, phát tán, sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, làm lộ, lọt thông tin hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp, uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Bước 3: Lưu trữ, trích xuất dữ liệu phục vụ cho việc giải quyết vụ án: - Các vụ án có chứng cứ là các File tài liệu ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hỏi cung bị can (Kèm theo hồ sơ vụ án hoặc được lưu trữ trên máy tính) đều được Lãnh đạo phụ trách kiểm tra, rà soát kỹ, như việc lập biên bản niêm phong đưa vào hồ sơ vụ án (Dung lượng, thời gian, ngày giờ, tóm tắt về nội dung, đảm bảo thành phần ký niêm phong đối với File tài liệu); công tác lưu trữ, hoặc trích xuất để phục vụ quá trình giải quyết vụ án… được chuẩn bị và thực hiện như thế nào? Điều tra viên, Kiểm sát viên có yêu cầu, đề nghị gì khác không? Trên cơ sở đó đó để có các ý kiến chỉ đạo, phối hợp giải quyết kịp thời. - Việc lưu trữ và quản lý các File tài liệu này, chúng tôi đã vận dụng và lồng ghép với một số kỹ năng trong số hóa quản lý án hình sự, như cách sắp xếp các File theo năm, tháng, nhóm các vụ án, tên vụ án, Kiểm sát viên thực hiện… để thuận tiện cho việc tìm kiếm, trình chiếu phục vụ cho quá trình xét xử khi tiến hành tranh tụng. (Các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động ghi âm, ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can trong các vụ án Hình sự: Khoản 6, Điều 183 Bộ luật Tố tụng Hình sự; Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP ngày 01/02/2018 hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội; Quyết định số 264/QĐ-VKSTC ngày 21/7/2020 của Viện KSNDTC ban hành quy định Quy trình tạm thời kiểm sát việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can, lấy lời khai trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố.
Tác giả bài viết: Nguyễn Quang Đạt
Tags: hoạt động, nhiệm vụ, quy định, cơ quan, yêu cầu, tiến hành, trụ sở, cơ sở, thẩm quyền, hỏi cung, ghi âm, địa điểm
Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá
Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu Click để đánh giá bài viết Tweet
Ý kiến bạn đọc
Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Kinh nghiệm số hóa hồ sơ trong kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự
(07/06/2022)
Huớng dẫn một số nội dung công tác phòng, chống tiêu cực
(12/08/2022)
Phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới: Tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác
Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc kiến nghị phòng ngừa, khắc phục vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước
(29/08/2022)
Thực tiễn áp dụng tình tiết “phạm tội đối với người già yếu” và kiến nghị hoàn thiện
(29/08/2022)
Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng “Sổ điện tử” để nâng cao chất lượng thực hiện quyền yêu cầu của Viện kiểm sát
(30/08/2022)
Một số khó khăn, vướng mắc trong việc định tội danh “Cướp tài sản” hay “Công nhiên chiếm đoạt tài sản”
(14/09/2022)
“Tự đào tạo” qua phiên tòa rút kinh nghiệm
(24/05/2022)
Khó khăn, vướng mắc khi thực hiện quy định ghi âm, ghi hình trong hỏi cung bị can
(19/05/2022)
Góp ý Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
(18/05/2022)
Tìm hiểu một số kỹ năng của Kiểm sát viên khi hỏi cung bị can trong trường hợp ghi âm, ghi hình có âm thanh
(13/05/2022)
Kinh nghiệm thực hiện Quyền yêu cầu của KSV trong khám nghiệm hiện trường các vụ án tai nạn giao thông đường bộ
(09/05/2022)
Nghĩa vụ chứng minh của đương sự theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và hướng hoàn thiện
(09/05/2022)
Một số vấn đề đặt ra trong việc thu thập, tiếp nhận chứng cứ do người bào chữa thu thập, giao nộp trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
(31/03/2022)
Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử các vụ án “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản; Huỷ hoại rừng” tại địa bàn huyện Kbang
(21/03/2022)
Nhận diện một số vi phạm của UBND cấp xã trong hòa giải tranh chấp đất đai và một số giải pháp
(21/03/2022)
Trao đổi về tình tiết “chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
(10/03/2022)
ẢNH HOẠT ĐỘNG
Cán bộ Ngành Kiểm sát tỉnh Gia Lai
TRUYỀN HÌNH KIỂM SÁT
Sau
Trước
Thống Kê Truy Cập
Đang truy cập29
Hôm nay1,698
Tháng hiện tại160,895
Tổng lượt truy cập19,033,142
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây