Trong Dự Thảo Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự (sửa đổi), Việc Bắt Buộc Ghi ...
Có thể bạn quan tâm
Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình theo yêu cầu của bị can, của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng; trường hợp do trở ngại khách quan mà không thể ghi âm, ghi hình được thì phải nêu rõ trong biên bản hỏi cung.
Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, việc bảo quản, sử dụng kết quả ghi âm, ghi hình trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử”.
Chúng tôi đồng tình với ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị chỉ nên ghi âm, ghi hình trong trường hợp bị can phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, bị can kêu oan hoặc không nhận tội; quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can tại khoản 6 Điều 188 dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) là chưa phù hợp với thực tiễn và điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay, bởi những lý do, sau đây:
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, chỉ ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can, bị cáo đối với một số tội đặc biệt nghiêm trọng có khung hình phạt chung thân, tử hình. |
Thứ nhất, do đây là thủ tục bắt buộc thì cùng với việc lập biên bản, sau khi hỏi cung, điều tra viên phải đọc cho bị can nghe, phát lại băng ghi âm, ghi hình từ đầu đến cuối để bị can xác nhận lời khai và ký vào biên bản. Trong thực tế các vụ án hình sự đều phải tiến hành hỏi cung nhiều lần mà khi nào cũng ghi âm, ghi hình và làm các thủ tục nêu trên thì mất quá nhiều thời gian. Đó là chưa kể trường hợp mất điện hoặc vì lý do kỹ thuật khác không thể ghi âm, ghi hình thì điều tra viên không thể tiến hành hỏi cung bị can, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ điều tra vụ án, nhất là đối với các vụ án đặc biệt nghiêm trọng cần phải khẩn trương hỏi cung bị can để truy bắt đối tượng và thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án.
Thứ hai, chúng tôi cho rằng biện pháp quan trọng, cơ bản chủ yếu hàng đầu trong phòng, chống oan, sai là đề cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán đi liền với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy chế làm việc, quy trình công tác. Công tác thanh tra, nhất là thanh tra trong khởi tố, bắt, giam, giữ, truy tố, xét xử phải được tiến hành thường xuyên, chú trọng phát hiện sớm sai phạm, tập trung phối hợp xác minh các dấu hiệu oan, sai để có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời, không để kéo dài, gây hậu quả xấu.
Thường xuyên coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật. Chú trọng giáo dục, bồi dưỡng điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán về tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp; tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, ngăn ngừa hiện tượng bức cung, mớm cung, nhục hình trong công tác điều tra, xử lý tội phạm. Lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn đối với điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán nhằm phát hiện kịp thời, chấn chỉnh khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong công tác bắt, giam giữ, điều tra, truy tố, xét xử; xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm và kiên quyết điều chuyển khỏi cơ quan tiến hành tố tụng những cá nhân vi phạm nghiêm trọng trong công tác điều tra, truy tố, xét xử; xử lý trách nhiệm liên đới của người đứng đầu cơ quan tiến hành tố tụng nếu để xảy ra oan, sai, bức cung, nhục hình. Tăng cường trang bị phương tiện chuyên dùng để phục vụ việc ghi nhận chứng cứ, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật của điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán trong khi thi hành công vụ.
Thứ ba, hoạt động hỏi cung của Cơ quan điều tra diễn ra ở nhiều nơi, cả ở thành phố, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất của Cơ quan điều tra ở nhiều nơi không thể đáp ứng, vì hằng năm Cơ quan điều tra thụ lý khoảng gần 100.000 vụ án hình sự với khoảng 160.000 bị can. Nếu thực hiện đúng quy định thì số kinh phí phải chi lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, đó là chưa kể số máy dự phòng, chi phí xây dựng kho bảo quản, sửa chữa, biên chế quản lý máy ghi âm, ghi hình, băng đĩa, trong khi nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, chưa thể đáp ứng được ngay theo quy định trên của Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi).
Từ khóa » Băng Ghi âm Ghi Hình Có Liên Quan đến Vụ Việc Dân Sự đều được Sử Dụng Làm Chứng Cứ
-
Ghi âm Lời Nói Có được Xem Là Chứng Cứ Trong Vụ án Tranh Chấp Dân ...
-
Điều Kiện để File Ghi âm Trở Thành Chứng Cứ Trước Tòa án Dân Sự
-
Băng Ghi âm Có được Coi Là Chứng Cứ Không?
-
Sử Dụng Chứng Cứ Ghi âm, Ghi Hình Trong Tố Tụng Dân Sự
-
Bản Ghi âm "lén" Có được Coi Là Chứng Cứ Của Vụ án Hình Sự?
-
Giá Trị Pháp Lý Của Chứng Cứ Ghi âm Trong Tố Tụng Dân Sự
-
Chứng Cứ Trong Tố Tụng Dân Sự - Luật Phamlaw
-
Khi Nào Băng Ghi âm Là Chứng Cứ? - PLO
-
VI BẰNG GHI NHẬN CHỨNG CỨ GHI ÂM, GHI HÌNH VÀ DỮ LIỆU ...
-
Chứng Minh, Chứng Cứ Trong Tố Tụng Dân Sự - AZLAW
-
Bản án 01/2018/DS-PT Ngày 02/01/2018 Về Tranh Chấp đòi Tài Sản
-
Kinh Nghiệm Số Hóa Hồ Sơ Trong Kiểm Sát Việc Giải Quyết Vụ án Dân Sự
-
Một Số Kinh Nghiệm, Giải Pháp Thực Hiện Việc Ghi âm, Ghi Hình Có âm ...
-
Chứng Cứ Là Gì ? Các đặc điểm Của Chứng Cứ ? Các Thuộc Tính Của ...