Một Số Lưu ý Trong Vấn đề Dân Tộc ở Tây Nguyên Hiện Nay
Có thể bạn quan tâm
Tây Nguyên có tổng diện tích tự nhiên là 54.474 km2 (chiếm 16,3% diện tích cả nước). 5 tỉnh Tây Nguyên hiện có 4 thành phố trực thuộc tỉnh: Buôn Ma Thuột, Pleiku, Đà Lạt, Kon Tum; 3 thị xã: An Khê, Bảo Lộc, Gia Nghĩa; 54 đơn vị hành chính cấp huyện; 691 đơn vị hành chính cấp xã; hơn 6,9 nghìn thôn, buôn, bon, làng, tổ dân phố.
Tây Nguyên không chỉ tiềm ẩn nguồn tài nguyên vô cùng phong phú về rừng, đất, nước, khoáng sản mà còn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh cho cả nước và vùng Đông Dương. Ngày nay, trong sự nghịêp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Tây Nguyên vẫn là một trong những địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng.
Những năm gần đây, các thế lực thù địch đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà bình” đối với nước ta, mà Tây Nguyên là một địa bàn trọng điểm. Các tổ chức phản động ráo riết giúp đỡ, chỉ đạo lực lượng Fulro định cư ở Mỹ thành lập nhà nước “Đê ga độc lập” do Ksor Kơk cầm đầu nhằm kích động chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên; kích động, chỉ đạo các phần tử quá khích lôi kéo, lừa bịp đồng bào dân tộc thiểu số khiếu kiện, biểu tình và vượt biên trái phép; hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động trái phép của đạo Tin lành, tập trung ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nét nổi bật của khu vực Tây Nguyên là vấn đề dân tộc. Trước đây các dân tộc cư trú thành các khu vực tương đối độc lập như vùng Đông Bắc Cao nguyên Pleiku kéo đến Đông Nam Kon Tum và Tây Bình Định là nơi sinh sống của người BaNa; khu vực Đông Nam Cao nguyên Pleiku đến chân núi Chư Dliêya là nơi cư trú của người Gia Rai; gần trọn cao nguyên Đăk Nông và một phần cao nguyên Di Linh là khu vực sinh sống của người M’nông, kế tiếp là khu vực người Mạ… Ngày nay, do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh quốc gia, cũng như tác động của di dân tự do…buôn làng các dân tộc đã xen kẽ nhau, xen kẽ với các dân tộc mới đến, xen kẽ với người Kinh, nên còn rất ít khu vực độc lập dành riêng cho đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa.
Năm 1976, dân số Tây Nguyên là 1.225.000 người, gồm 18 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ là 853.820 người, chiếm 69,7% dân số. Năm 1993, dân số toàn vùng tăng lên gấp đôi (2.376.854 người), với 38 dân tộc anh em, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ là 1.050.569 người, chiếm 44,2% dân số. Dân số đến cuối năm 2006 là 4,81 triệu người. Đến cuối năm 2007, dân số là 4,81 triệu người. Người Kinh chiếm 67%, cư dân các tộc thiểu số chiếm 33%. Đến nay, toàn vùng Tây nguyên có 46/54 tộc người.
Các số liệu trên cho thấy cả về qui mô dân số cũng như cơ cấu dân tộc ở Tây Nguyên biến động liên tục và diễn ra hết sức nhanh chóng. Trong những năm tới, tỷ lệ đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có xu hướng giảm thêm, nếu không ổn định được qui mô dân số và ngăn chặn việc di cư tự do từ các nơi khác đến. Một trong những vấn đề bức xúc của Tây Nguyên là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn khá cao và tăng cơ học rất cao do di dân tự do từ nơi khác đến. Hậu quả của vấn đề di cư tự do từ nơi khác đến là nạn phá rừng lấy đất canh tác, mua bán đất đai và nhiều vấn đề bức xúc khác về môi trường. Việc di cư tự do đến Tây Nguyên với số lượng lớn cũng đã phá vỡ các kế hoạch, qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, nhất là vấn đề ổn định sản xuất và đời sống cho bộ phận dân cư này rất phức tạp. Cùng với vần đề này thì vấn đề cơ cấu dân tộc ở Tây Nguyên biến động rất nhanh, hiện có 46 dân tộc (so với năm 1975 tăng thêm 35 thành phần dân tộc). Bên cạnh đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, còn có nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số hầu khắp cả nước đến lập nghiệp sinh sống mà phần đông là những hộ nghèo, một số bộ phận không biết chữ, không biết tiếng phổ thông, sinh hoạt tôn giáo phức tạp... làm tăng tỷ lệ hộ nghèo, mù chữ, thất nghiệp và phát sinh những vấn đề phức tạp về kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, an ninh nông thôn cho các địa phương. Đồng bào các dân tộc thường sống đan xen, không có buôn nào chỉ có một dân tộc, thậm chí có xã có tới trên 10 dân tộc. Điều này, một mặt tạo động lực phát triển kinh tế, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các dân tộc giao lưu, trao đổi với nhau trên mọi lĩnh vực, khẳng định tinh thần đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc trong vùng; mặt khác, những khó khăn, những vấn đề nảy sinh trong đời sống hàng ngày dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, khai thác để thực hiện “diễn biến hoà bình”.
Thành phần dân tộc và sự phân bố dân cư ở Tây Nguyên hiện nay có thể phân thành hai khối: Khối các dân tộc thiểu số bản địa và khối cư dân mới nhập cư (cư dân người Kinh và các dân tộc thiểu số ở miền Nam và miền Bắc di cư đến) trong những giai đoạn lịch sử khác nhau.
Khái niệm bản địa được dùng để chỉ các dân tộc thiểu số bản địa đã có mặt ở Tây Nguyên rất lâu trước khi người Kinh chuyển cư từ các miền đồng bằng và ven biển lên đây sinh sống làm ăn.
Người Kinh, hiện nay đã trở thành dân tộc đa số và phân bố rộng khắp trên địa bàn Tây Nguyên, nhưng tập trung đông nhất là ở các khu vực có điều kiện sống thuận lợi, đặc biệt ven trục đường giao thông, các thị trấn, thị xã, thị trấn, thành phố như: Thành phố Pleiku, người Kinh chiếm 93,84%; thị trấn Bảo Lộc (Lâm Đồng): 94,54%; thành phố Đà Lạt: 96,12%; thị xã An Khê: 96,6%.. Theo số liệu điều tra dân số năm 1999, hiện nay số lượng người Kinh chiếm 66,78% dân số Tây Nguyên.
Sau năm 1975, người Kinh lên cư trú ở Tây nguyên ngày càng đông và trở thành lực lượng quan trọng trong xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội ở Tây Nguyên hiện nay. Cư dân người Kinh lên Tây Nguyên có thể chia làm các nhóm:
- Đội ngũ cán bộ, công chức gắn với bộ máy chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở. Sau giải phóng do yêu cầu quản lý xã hội ở Tây Nguyên, Đảng, Nhà nước đã điều động hàng nghìn cán bộ ở miền Bắc, các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ để tăng cường cho bộ máy cấp ủy chính quyền ở Tây Nguyên. Ngoài ra cũng cần kể đến một bộ phận cán bộ quản lý kinh tế là bộ khung cho các lâm trường, doanh nghiệp nhà nước. Theo họ là cả gia đình lên định cư, lập nghiệp. Bộ phận này tập trung sống ở các thị trấn, thị xã, thành phố. Họ là lực lượng nòng cốt trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội ở Tây Nguyên.
- Dân cư kinh tế mới Để khai thác tiềm năng đất, rừng và dãn dân đồng bằng, phân bố lại cư dân trong cả nước và tăng cường lực lượng lao động đang còn rất thiếu và yếu ở Tây Nguyên, Đảng và Nhà nước ta chủ trương chuyển một bộ phận dân cư ở đồng bằng, Duyên hải miền Trung và đồng bằng Bắc bộ đi xây dựng kinh tế mới ở Tây nguyên với sự đầu tư tập trung cả về vốn lẫn cán bộ. Phong trào chuyển dân đi kinh tế mới phát triển mạnh mẽ (từ 1976 đến 1980), số dân kinh tế mới được tiếp nhận ở Tây Nguyên là 450.000 người. Trong thời gian 10 năm tiếp theo (từ 1980 đến 1990), nhận thấy tốc độ đưa dân di cư lên Tây Nguyên như cũ là không hợp lý, do vậy các tỉnh Tây Nguyên chủ trương hạn chế tiếp nhận mới và chủ yếu đi vào củng cố số dân kinh tế mới đã có nên chỉ tiếp nhận thêm 260.000 người.
- Di dân tự do Từ năm 1984 đến nay, hiện tượng di cư tự do phát triển, số người di cư từ các tỉnh đồng bằng, Duyên hải Trung bộ và đồng bằng, miền núi Bắc bộ vào Tây Nguyên làm ăn ngày càng đông. Thành phần cư dân này phức tạp, gây khó khăn cho các địa phương sở tại về kinh tế, xã hội và môi trường. Tốc độ di dân tự do vào Tây Nguyên tăng dần trong các năm 1990-1993 và đặc biệt mạnh từ năm 1994 đến nay. Nếu tính cả ba tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai) dân di cư tự do nhập vào đến năm 1990 chỉ ước khoảng trên dưới 55.000 người; trong thời kỳ đổi mới (1990-1997) là 74.000 hộ, với 384.600 người, thuộc hơn 30 dân tộc từ hơn 40 tỉnh thành trong cả nước.
Việc di dân tự do vào Tây Nguyên ngày càng đông và với tốc độ ngày càng gia tăng, gây quá tải về cơ sở hạ tầng, làm mất ổn định chính trị, trật tự-an ninh xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên môi sinh, vì thế ngày 01/4/1997, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện gửi các tỉnh hữu quan quyết định ngừng không tiếp nhận dân di cư tự do vào Tây Nguyên. Nhờ vậy tình trạng di dân tự do trên quy mô lớn đến Tây Nguyên sau đó được khắc phục dần, chỉ còn một số trường hợp đi từng gia đình, từng nhóm nhỏ theo phương thức lén lút và lẻ tẻ.
Dân cư thuộc các dân tộc thiểu số ở miền Nam và miền Bắc trong những giai đoạn lịch sử khác nhau cũng chuyển cư cưỡng bức hoặc tự nguyện đến Tây Nguyên.
Cùng với người Kinh, nhiều tộc người thiểu số cũng chuyển cư đến Tây Nguyên qua các thời kỳ, đặc biệt từ luồng di cư từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào.
Năm 1968, chính quyền Sài Gòn dùng máy bay cưỡng bức hơn 3.000 hộ, gần 10 vạn đồng bào từ vùng Trường Sơn vào Tây Nguyên, trong số này có hơn 2000 người Bru - Vân Kiều, sau năm 1975, một số đã trở về quê cũ.
Các dân tộc thiểu số miền Bắc, một số di cư vào Tây Nguyên từ năm 1954, nhưng phần lớn mới chuyển đến Tây Nguyên từ sau năm 1979 trong đó có người Tày, Dao, Nùng, Mông, Mường, Thái… thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh…
Trong thời kỳ đổi mới, các dân tộc thiểu số phía Bắc di dân tự do vào Tây Nguyên không chỉ có các dân tộc thiểu số miền núi Đông Bắc, mà còn có các dân tộc thiểu số ở miền núi Tây Bắc và miền núi Bắc Trường Sơn. Các dân tộc Tày, Thái, Nùng, Mường, Mông, Dao là 263.835 người, chiếm 19,9% tổng số dân các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và chiếm 6,5 % tổng số dân Tây Nguyên. Đồng bào thiểu số vào miền Bắc Tây Nguyên phần lớn là người nghèo, họ sống chủ yếu ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa (chiếm 77,87%) và gắn liền với nông nghiệp; phương thức sản xuất phá rừng làm rẫy là chủ yếu, vì vậy khiến tỷ lệ nghèo đói ở Tây Nguyên tăng lên. Vấn đề dân tộc ở Tây Nguyên vốn đã phức tạp ngày càng phức tạp hơn. Do số dân di cư vào Tây Nguyên tăng, tỷ lệ thành phần các dân tộc thiểu số bản địa giảm xuống. Theo số liệu của Tỉnh ủy Đắk Lắk, sau giải phóng, dân số Đắk Lắk có 362.000 người, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 60%, đến năm 1996, dân tộc thiểu số chỉ chiếm 27-28%, người Kinh chiếm 72-73%.
Sự di cư của người Kinh và đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc vào Tây Nguyên tuy có gây khó khăn cho các địa phương, gây nên tình trạng tranh chấp đất đai, tàn phá môi trường, nhưng về lâu dài, đây chính là lực lượng lao động có tác động thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội Tây Nguyên. Là lực lượng đi khai phá vùng đất mới, dân di cư mang theo những kinh nghiệm, văn hóa dân tộc, tạo điều kiện để giao lưu văn hóa, trao đổi kinh nghiệm sản xuất giữa các cộng đồng cư dân, giúp dân cư bản địa tiếp thu cái mới để vươn lên. Một số đặc điểm nổi bật trong quan hệ dân cư-tộc người của Tây Nguyên là:
- Tình trạng phân bố dân cư xen kẽ rất lớn trên nhiều địa bàn, số lượng dân cư xáo trộn rất lớn (trước Cách mạng tháng Tám 1945, người Kinh chỉ chiếm khoảng 30% dân cư, nay đã chiếm 70%).
- Người Kinh cư trú chủ yếu ở những địa bàn thuận lợi có điều kiện về giao lưu, phát triển kinh tế-xã hội.
- Trình độ phát triển về các mặt của cư dân đa số với thiểu số, thiểu số với thiểu số còn có khoảng cách chênh lệch rất lớn.
- Ở Tây Nguyên, do hội tụ nhiều luồng cư dân khác nhau đã tạo nên sự phong phú và không ít phức tạp trong phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo.
- Vấn đề đất đai (thiếu đất sản xuất, tranh chấp, khiếu kiện) của người dân tộc thiểu số vẫn là hiện tượng đáng chú ý và phải giải quyết về cơ bản.
Tóm lại, vấn đề dân tộc và các dân tộc ở Tây Nguyên đã và đang đặt ra trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, đó là: Sự di cư tự do của người Việt (Kinh) và các dân tộc miền núi ở miền Bắc đến khu vực này từ sau năm 1975 đã làm đảo lộn sâu sắc kết cấu kinh tế- xã hội, văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo của các dân tộc Tây Nguyên; có những tác động theo chiều hướng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, giao lưu văn hóa, tăng cường sự đoàn kết giữa các dân tộc, đồng thời cũng có những tác động tiêu cực phá vỡ những kết cấu kinh tế, xã hội truyền thống, thu hẹp không gian văn hóa của các dân tộc bản địa, tạo cớ cho phần tử xấu, cực đoan trong các dân tộc thiểu số Tây Nguyên kích động đồng bào tham gia vào các cuộc gây rối ở địa bàn này. Nhìn nhận vấn đề dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay phải có thái độ khách quan, xem xét từ hai phía: Từ phía kẻ thù kích động chia rẽ dân tộc và mặt khác là từ những khó khăn hạn chế yếu kém của chúng ta trong giải quyết các quan hệ dân tộc cũng như trong thực hiện chính sách dân tộc trên từng địa bàn cụ thể.
TS. Nguyễn Thị Hoài Phương
Học viện Chính trị- Hành chính KV III
[TT: PLN]
Từ khóa » Dân Tộc Sống ở Tây Nguyên
-
Yếu Tố Dân Tộc Và Tôn Giáo ở Tây Nguyên - Báo Thanh Tra
-
Tây Nguyên – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dân Tộc Nào Có Dân Số đông Nhất Tây Nguyên? - Báo Gia Lai
-
Giữ Hồn Dân Tộc Trên Vùng đất Mới Tây Nguyên
-
Chính Sách Dân Tộc Của Đảng đối Với Các Dân Tộc Thiểu Số ở Tây ...
-
Các Dân Tộc Thiểu Số ở Tây Nguyên - VPEF.NET
-
Một Số Vấn đề Về Quan Hệ Dân Tộc ở Tây Nguyên Hiện Nay
-
Các Dân Tộc Tỉnh Kon Tum
-
[PPT] Các Dân Tộc ở Tây Nguyên : Ê-đê, Gia- Rai, Ba
-
Bài 6. Một Số Dân Tộc ở Tây Nguyên (Địa Lý 4)
-
Khám Phá Văn Hóa Tây Nguyên - Báo Đồng Nai điện Tử
-
Tổ Chức đời Sống, Xã Hội Truyền Thống Của đồng Bào Dân Tộc Êđê ở ...
-
Tây Nguyên: Vùng đất đa Dạng Về Văn Hóa, Tín Ngưỡng Và Tôn Giáo