Tây Nguyên: Vùng đất đa Dạng Về Văn Hóa, Tín Ngưỡng Và Tôn Giáo
Có thể bạn quan tâm
Tây Nguyên hiện nay bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng, có diện tích tự nhiên 54,477 km2 (chiếm 16,8% diện tích cả nước), dân số gần 5 triệu người. Toàn vùng hiện có 60 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 3 thành phố, 6 thị xã và 51 huyện; có 75 phường, 48 thị trấn và 592 xã, 7.186 thôn buôn (có 2.525 buôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số).
Tại khu vực Tây Nguyên hiện nay có 49 dân tộc cùng chung sống, gồm 12 dân tộc bản địa và 37 dân tộc từ nơi khác đến. Trong đó, dân tộc thiểu số có 375.825 người, chiếm tỷ lệ 7,48%; có 8 dân tộc ít người chiếm tỷ lệ 0,01% dân số. Đặc điểm của cộng đồng tộc người ở Tây Nguyên là rất đa dạng về ngôn ngữ, tâm lý, phong tục tập quán và sự phát triển không đều nhau về kinh tế - xã hội. Tổ chức xã hội duy nhất ở đây là làng. Đó là cơ sở tập hợp những người đồng tộc cùng cư trú, với một lãnh thổ nhất định.
Tây Nguyên là địa bàn hoạt động của nhiều loại hình tôn giáo đã được công nhận về mặt tổ chức tôn giáo, trong đó chủ yếu là Công giáo, Phật giáo, Tin Lành và Cao Đài, với tổng số 1.753.761 tín đồ (chiếm 34,7% dân số), gần 3.500 nhà tu hành, khoảng 840 cơ sở thờ tự.
Những năm qua, số lượng tín đồ các tôn giáo ở Tây Nguyên tăng nhanh theo tốc độ tăng dân số. Trong đó chủ yếu là Công giáo, Phật giáo, đạo Tin Lành và đạo Cao Đài với tổng số khoảng 2.301.884 tín đồ, chiếm 34,7% dân số, đó là chưa kể những người theo các tín ngưỡng truyền thống khác.
Hiện nay, đạo Tin Lành là tôn giáo có tỷ lệ tín đồ là đồng bào DTTS cao nhất trong các tôn giáo ở Tây Nguyên. Theo số liệu, các tỉnh Tây Nguyên có tới 47 hệ phái Tin Lành, trong số đó nhiều hệ phái chưa được công nhận về mặt tổ chức tôn giáo.
Đạo Tin Lành được du nhập vào Tây Nguyên từ cuối những năm 20 thế kỷ XX. Từ đầu những năm 1990 trở đi, đạo Tin Lành phục hồi và phát triển mới với tốc độ rất nhanh trong nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Tây Nguyên. Đến tháng 12/2020, số lượng tín đồ đạo Tin Lành ở 5 tỉnh Tây Nguyên là 529.410 người, trong đó tín đồ là người dân tộc thiểu số khoảng 511.450 người (Đắk Lắk: 186.000 tín đồ DTTS; Gia Lai: 152.690; Lâm Đồng: 88.000; Đăk Nông: 76.050; Kon Tum: 17.710) chiếm 96,6% tổng số tín đồ đạo Tin Lành ở khu vực này.
Tây Nguyên là nơi tập trung đông tín đồ Công giáo là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 30,9% tổng số người theo Công giáo của toàn vùng. Công giáo truyền lên Tây Nguyên sớm, với mốc khởi điểm từ những năm 1765 và mốc chính thức đầu từ năm 1850 với khu vực truyền giáo đầu tiên ở Kon Tum, sau đến Lâm Đồng và Đắc Lắc. Trong quá trình phát triển, Công giáo ở Tây Nguyên hình thành 3 giáo phận: Kon Tum (1932), Đà Lạt (1960) và Buôn Ma Thuột (1967) với khoảng 1.126.474 tín đồ, 5 giám mục, hơn 630 linh mục (396 linh mục triều, 234 linh mục dòng), hơn 2714 tu sĩ nam nữ.
Phật giáo ở Tây Nguyên phát triển tín đồ phật tử chủ yếu trong đồng bào Kinh (khoảng trên 600.000 phật tử), tỷ lệ đồng bào DTTS theo đạo Phật rất ít so với sự phát triển và hoằng pháp chung của Phật giáo ở các vùng miền cả nước. Đạo Cao Đài bắt đầu được truyền bá lên Tây Nguyên từ năm 1938 cùng với chính sách khai thác Tây Nguyên của thực dân Pháp.
Tiếp đó, giáo hội Cao Đài các hệ phái Tây Ninh, Ban Chỉnh đạo đã cử chức sắc lên Tây Nguyên truyền đạo và xây dựng cơ sở.
Đến những năm 50 - 60 của thế kỷ XX, nhiều hộ gia đình từ các tỉnh miền Trung và các tỉnh đồng bằng được đưa lên Tây Nguyên sinh sống và mang theo tín ngưỡng của đạo Cao Đài. Từ đó, ở Tây Nguyên có thêm các hệ phái Cao Đài Chơn lý, Cao Đài Cầu kho và hệ phái Truyền giáo Cao Đài. Cũng như Phật giáo, đạo Cao Đài truyền lên Tây Nguyên chủ yếu phát triển trong đồng bào dân tộc Kinh với khoảng 22.000 tín đồ, số tín hữu Cao Đài là người DTTS rất ít.
Ngoài các tôn giáo lớn đó, ở Tây Nguyên hiện đang tồn tại hàng chục hiện tượng tôn giáo mới với nguồn gốc xuất xứ, phạm vi và nội dung hoạt động, mức độ ảnh hưởng cũng như xu hướng phát triển rất khác nhau. Các hiện tượng tôn giáo mới có mặt ở Tây Nguyên trong những năm gần đây với cả hai chiều kích đã làm cho bức tranh tôn giáo ở Việt Nam nói chung và ở Tây Nguyên nói riêng vốn đã đa dạng lại càng trở nên đa dạng hơn.
Hồng Khanh, Thu Hằng, Xuân Quý
Từ khóa » Dân Tộc Sống ở Tây Nguyên
-
Yếu Tố Dân Tộc Và Tôn Giáo ở Tây Nguyên - Báo Thanh Tra
-
Tây Nguyên – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dân Tộc Nào Có Dân Số đông Nhất Tây Nguyên? - Báo Gia Lai
-
Giữ Hồn Dân Tộc Trên Vùng đất Mới Tây Nguyên
-
Chính Sách Dân Tộc Của Đảng đối Với Các Dân Tộc Thiểu Số ở Tây ...
-
Các Dân Tộc Thiểu Số ở Tây Nguyên - VPEF.NET
-
Một Số Vấn đề Về Quan Hệ Dân Tộc ở Tây Nguyên Hiện Nay
-
Các Dân Tộc Tỉnh Kon Tum
-
Một Số Lưu ý Trong Vấn đề Dân Tộc ở Tây Nguyên Hiện Nay
-
[PPT] Các Dân Tộc ở Tây Nguyên : Ê-đê, Gia- Rai, Ba
-
Bài 6. Một Số Dân Tộc ở Tây Nguyên (Địa Lý 4)
-
Khám Phá Văn Hóa Tây Nguyên - Báo Đồng Nai điện Tử
-
Tổ Chức đời Sống, Xã Hội Truyền Thống Của đồng Bào Dân Tộc Êđê ở ...