Một Số Mẹo Phân Tích đồ Thị Hàm Bậc 4 Trong Khảo Sát
Có thể bạn quan tâm
by HOCTOAN24H · 21/09/2015
Xin chào các bạn khi nói tới mẹo phân tích đồ thị hàm số để làm một số bài toán khảo sát thì trước đây thầy đã có viết 1 bài về vấn đề này nhưng đối với hàm bậc 3, các bạn có thể tham khảo tại đây. Hôm nay thầy tiếp tục gửi tới các bạn một bài viết về mẹo sử dụng đồ thị hàm số. Nhiều khi có những bài toán tưởng phức tạp nhưng lại rất đơn giản và dễ hiểu nếu chúng ta biết dựa vào đồ thị dạng tổng quát của hàm số.
Để biết được một số mẹo phân tích đồ thị hàm bậc 4 trong quá trình làm các bài toán liên quan khảo sát hàm số thì chúng ta chỉ cần nhớ được dạng đồ thị tổng quát của hàm bậc 4. Nội dung trong bài giảng này thầy sẽ trình bày một số vấn đề liên quan tới tính biến thiên và cực trị của hàm số.
Trước tiên các bạn cần quan sát và nhớ được dạng tổng quát của đồ thị hàm bậc 4
Dạng toán về tính đơn điệu của hàm số
Tìm m để hàm số đồng biến, nghịch biến trên R
Theo các bạn thì đối với hàm bậc 4 cụ thể là hàm trùng phương mà chúng ta vẫn xét trong chương trình học thì liệu có câu hỏi như trên không? Tức là có bài toán nào yêu cầu tìm m để hàm số đồng biến, nghịch biến trên R hay không?
Theo quan điểm của riêng thầy thì sẽ không ai hỏi như vậy. Tại vì sao ? Chúng ta để ý lên đồ thị hàm trùng phương ở trên thì sẽ thấy ngay. Trong 4 cái đồ thị mà các bạn nhìn thấy thì không có một cái đồ thị nào mà hàm số của chúng ta đồng biến hay nghịch biến trên R cả. Do đó câu hỏi này có lẽ sẽ không ai cho vào bài toán.
Vậy thì với hàm trùng phương hàm số của chúng ta chỉ có thể đồng biến, nghịch biến trên từng khoảng hay đoạn bất kì khác R. Nếu gặp bài toán như vậy thì chúng ta sẽ làm như thế nào?
Tìm m để hàm số đồng biến, nghịch biến trên khoảng (a;b) bất kì
Để giải được bài toán dạng này thì các bạn lại để ý lên đồ thị dạng tổng quát ở hình phía trên. Trong 4 cái đồ thị của chúng ta thì đều có thể sảy ra trường hợp như này. Tuy nhiên nếu nhìn vào dạng đồ thị tổng quát ta sẽ biện luận bài toán này theo 2 trường hợp.
Trường hợp 1: Phương trình y’=0 có 3 nghiệm phân biệt
Với dạng này phương trình y’=0 bao giờ cũng phân tích được thành dạng: $(x-m)(x^2+ax+b)=0$ với m là hằng số, tức là x=m là 1 nghiệm của phương trình này rồi. Công việc của chúng ta là tìm điều kiện để phương trình bậc 2 còn lại có 2 nghiệm phân biệt khác m là xong. Sau đó ta lập bảng biến thiên, xét xem khoảng đồng biến hay nghịch biến bài toán cho phù hợp với khoảng nào của nghiệm.
Trường hợp 2: Phương trình y’=0 có 1 nghiệm
Với dạng này phương trình y’=0 cũng phân tích được thành dạng: $(x-m)(x^2+ax+b)=0$ với m là hằng số, tức là x=m là 1 nghiệm của phương trình này rồi. Công việc của chúng ta là tìm điều kiện để phương trình bậc 2 còn lại vô nghiệm là xong. Sau đó ta lập bảng biến thiên, xét xem khoảng đồng biến hay nghịch biến bài toán cho phù hợp với khoảng nào của nghiệm.
Tuy kiến thức rất đơn giản nhưng không phải bạn nào cũng để ý và suy luận được từ dạng đồ thị tổng quát này. Do đó thầy cũng có thể gọi đây là mẹo phân tích đồ thị hàm bậc 4. Với phân tích rất nhỏ như trên thôi nhưng sẽ giúp các bạn rất nhiều trong quá trình tư duy giải toán.
Dạng toán về cực trị của hàm số
Nhìn vào dạng đồ thị của hàm số ta sẽ thấy hàm số này luôn luôn có 1 cực trị hoặc là 3 cực trị. Do đó trong bài toán thông thường sẽ có câu hỏi:
- Tìm m để hàm số có 1 cực trị (hoặc)
- Tìm m để hàm số có 3 cực trị
Và chắc chắc sẽ chẳng bao giờ ai lại đi hỏi:
- Tìm m để hàm số không có cực trị (hoặc)
- Tìm m để hàm số có 2 cực trị
Với bài toán hỏi về cực trị ta sẽ làm như sau (các bạn nhìn vào hình vẽ nhé):
Trường hợp 1: Tìm m để hàm số có 3 cực trị
Để hàm số có 3 cực trị ta cần biện luận phương trình y’=0 có 3 nghiệm phân biệt. Biện luận cụ thể thế nào thì bên trên về tính biến thiên thầy nói rõ rồi.
Trường hợp 2: Tìm m để hàm số có 1 cực trị
Để hàm số có 1 cực trị ta cần biện luận phương trình y’=0 có 1 nghiệm. Biện luận cụ thể thế nào thì bên trên về tính biến thiên thầy cũng lại nói rõ rồi. Trong trường hợp này có thể bài toán sẽ hỏi thành hai trường hợp như sau:
a.Tìm m để hàm số chỉ có cực tiểu hay có 1 cực tiểu và không có cực đại
Nhìn vào dạng đồ thị tổng quát thì đây là một Parabol quay bề lõm lên trên, do đó ta cần biện luận phương trình $y’=0$ có 1 nghiệm kết hợp với hệ số $a>0$.
b.Tìm m để hàm số chỉ có cực đại hay có 1 cực đại và không có cực tiểu
Nhìn vào dạng đồ thị tổng quát thì đây là một Parabol quay bề lõm xuống dưới, do đó ta cần biện luận phương trình $y’=0$ có 1 nghiệm kết hợp với hệ số $a<0$.
Trường hợp 3: Tìm m để hàm số có 2 cực tiểu và 1 cực đại
Với trường hợp này các bạn nhìn vào 1 trong 4 đồ thị phía trên sẽ thấy được câu trả lời ngay. Nhìn qua ta có, để thỏa mãn yêu cầu bài toán thì: phương trình y’=0 có 3 nghiệm phân biệt và hệ số a>0
Trường hợp 4: Tìm m để hàm số có 1 cực tiểu và 2 cực đại
Tương tự như trường hợp 3 các bạn nhìn vào 1 trong 4 đồ thị phía trên sẽ thấy được câu trả lời ngay. Nhìn qua ta có, để thỏa mãn yêu cầu bài toán thì: phương trình y’=0 có 3 nghiệm phân biệt và hệ số a<0
Trong 4 cái hình dạng đồ thị như trên thì các bạn để ý giúp thầy 2 dạng đồ thị bên trên (tức là dạng đồ thị có 3 cực trị), các bạn có thấy 3 điểm cực trị này có gì đặc biệt không? Nếu chưa để ý thấy thì hãy thử vẽ hình và nối 3 điểm cực trị này lại với nhau xem có được một cái gì đó hay không?
Sau một thời gian chờ đợi các bạn vẽ hình thì chúng ta sẽ rút ra một nhận xét như sau:
Chú ý: Với hàm bậc 4 (hàm trùng phương) trong trường hợp mà đồ thị hàm số có 3 cực trị thì 3 cực trị này luôn luôn tạo thành 1 tam giác cân với đỉnh là điểm cực trị thuộc trục tung.
Đó là một số mẹo phân tích đồ thị hàm bậc 4 (hàm trùng phương) mà thầy muốn chia sẻ với các bạn. Đây là kiến thức rất cơ bản và dễ hiểu khi các bạn sử dụng đồ thị dạng tổng quát. Qua bài viết này các bạn sẽ thấy việc sử dụng đồ thị hay là hình vẽ trực quan trong quá trình giải toán sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc tư duy tìm lời giải.
SUB ĐĂNG KÍ KÊNH GIÚP THẦY NHÉ
Chia sẻ lên mạng xã hội:- Share
- Tweet
- Share
BẠN CÓ THỂ XEM THÊM: khảo sát hàm sốkinh nghiem on thi mon toanmẹo phân tích đồ thị
HOCTOAN24H
Cám ơn các bạn đã ghé thăm blog của mình. Hãy tặng HOCTOAN24H.NET 1 like + 1 lời động viên nếu thấy bài viết có ích với bạn. Chia sẻ với mục đích: "Cho đi là nhận"
- Bài giảng tiếp theo Cách chia đa thức bằng lược đồ Hoocne hay
- Bài giảng trước Giới hạn hàm số dạng không trên không – 0/0
Có thể bạn sẽ thích...
- 9
Mẹo tìm đường tiệm cận của đồ thị hàm phân thức – trắc nghiệm nhanh nhất
28 Sep, 2017
- 46
Cách tìm điểm cố định của họ đường cong Cm
23 Apr, 2015
- 24
Bài 2: Tìm m để hàm số luôn nghịch biến trên R
26 Aug, 2013
Bạn hãy đặt câu hỏi và thảo luận đúng chuyên mục bài giảng.Thảo luận lịch sự, có văn hóa, gõ đầy đủ ý nghĩa bằng tiếng việt có dấu để tránh trường hợp thảo luận của bạn bị xóa mà không rõ lý do. Xin cám ơn!
24 Thảo luận
- Bình luận24
- Pingbacks0
- ngo says: 09/05/2016 at 6:45 PM
thay oi cho biện luận theo m nghiệm pt bậc 4 đi
Reply- Thầy Giáo Nghèo says: 09/05/2016 at 10:34 PM
Có thời gian thì thầy sẽ viết. Hiện tại thì chưa viết được em nhé.
Reply
- Thầy Giáo Nghèo says: 09/05/2016 at 10:34 PM
- Thu says: 16/08/2016 at 9:30 AM
Thầy cho em hỏi tìm m để x^4 + 8mx^3 + 3(2m+1)^2 – 4 có 1 cực tiểu
Reply- Thầy Giáo Nghèo says: 19/08/2016 at 9:56 AM
Đây là hàm bậc 4 có hệ số a>0 nên để có 1 cực tiểu thì y’=0 có 1 nghiệm. Em xem kĩ hướng dẫn của thầy trong bài giảng, kết hợp với dạng đồ thị của hàm số ở trong bài giảng sẽ hiểu rõ hơn
Reply
- Thầy Giáo Nghèo says: 19/08/2016 at 9:56 AM
- nunu says: 31/08/2016 at 10:52 PM
Cho em hoi tim m de ham so y=x^4+2(m+1)x^2-1 nghịch bien (0;3) thi lam ntn ạ
Reply- Thầy Giáo Nghèo says: 10/09/2016 at 10:24 AM
Em tham khảo lời giải trong bài giảng này nhé https://hoctoan24h.net/tim-m-de-ham-bac-4-dong-bien-nghich-bien-tren-khoang/
Reply
- Thầy Giáo Nghèo says: 10/09/2016 at 10:24 AM
- tenten says: 07/10/2016 at 7:12 PM
thầy ơi cho e hỏi là đường thẳng song song vơi trục hoành cắt đồ thị hàm số bậc bốn trùng phương nhiều nhất tại mấy điểm. Và sao minh biết được là như vậy?
Reply- Thầy Giáo Nghèo says: 07/10/2016 at 11:28 PM
Cắt nhiều nhất tại 4 điểm em à. Nó cắt đồ thị hàm bậc 4 trùng phương tại 4 điểm nếu đường thẳng cắt trục tung tại điểm có tung độ nằm trong khoảng (yct;ycđ). Em nhìn vào đồ thị tổng quát phía trên bài giảng là thấy ngay mà.
Reply
- Thầy Giáo Nghèo says: 07/10/2016 at 11:28 PM
- trang says: 03/07/2017 at 8:57 PM
hệ số a của y hay y’ vậy ạ?
Reply- Thầy Giáo Nghèo says: 03/07/2017 at 10:49 PM
Hệ số a này là của hàm số y=f(x) em nhé. Trong trường hợp tổng quát thì tham số a của y cũng là của y’ mà.
Reply
- Thầy Giáo Nghèo says: 03/07/2017 at 10:49 PM
- sương says: 16/10/2017 at 9:22 PM
thầy ơi, phương pháp tìm tham số để đồ thị hàm số không cắt trục hoành thì làm như thế nào ạ?
Reply- Thầy Giáo Nghèo says: 16/10/2017 at 10:04 PM
đồ thị hàm số bậc 4 trùng phương không cắt trục hoành khi pt y’=0 có 1 nghiệm. Lúc này đồ thị có dạng là parabol. Để đồ thị không cắt ox thì điểm cực đại hoặc cực tiểu của đồ thị hàm số phải nằm dưới ox hoặc trên ox
Reply
- Thầy Giáo Nghèo says: 16/10/2017 at 10:04 PM
- Unknown says: 30/03/2018 at 12:24 PM
Thầy giúp em bài này ạ Tìm m để hàm số y=mx^4-2(3+2m)x^2-m+3 đồng biến trên (0,2)
Reply- HOCTOAN24H says: 31/03/2018 at 9:14 PM
Em áp dụng phương pháp cô lập m này nhé https://hoctoan24h.net/phuong-phap-co-lap-m-trong-khao-sat-tinh-don-dieu-ham-so/
Reply- unknown says: 04/04/2018 at 5:50 AM
em cô lập xong nhưng không biết làm thế nào nữa ạ
Reply- HOCTOAN24H says: 04/04/2018 at 8:02 AM
em xem kĩ bài giảng thầy gửi trong link đó. Sau khi cô lập xong em chỉ việc tìm giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất của hàm cần xét thôi mà.
Reply
- HOCTOAN24H says: 04/04/2018 at 8:02 AM
- unknown says: 04/04/2018 at 5:50 AM
- HOCTOAN24H says: 31/03/2018 at 9:14 PM
- Tiên says: 12/06/2018 at 11:22 PM
Nếu đồ thị có điểm cực trị nằm trên Ox hoặc Oy thì sao ạ
Reply - Tâm says: 24/09/2018 at 7:42 PM
Tìm m để y=x^4-mx^2+1 có 2 điểm cực trị tại Ox thì làm cách nào thầy
Reply - HOCTOAN24H says: 27/09/2018 at 9:09 PM
tính y’ em sẽ tìm được x=0; x^2 = m/2 => $x=\pm{\sqrt{m/2}}$ để hàm số có 2 cực trị thuộc Ox thì x^2 =m/2 có nghiệm khác 0 và $y_(\pm{{\sqrt{m/2}}})=0$. giải ra em sẽ tìm dc m=2
Reply - Thủy ngô says: 06/12/2018 at 3:55 PM
Thầy ơi. Làm thế nào để nhận diện được dấu của hệ số C khi nhìn đồ thị của 1 hàm bậc4 ạ?
Reply- HOCTOAN24H says: 06/12/2018 at 10:21 PM
hàm bậc 4 trùng phương y=ax^4+bx^2+c. em cho x=0 thì y=c là 1 điểm thuộc trục oy. em xem đồ thị hàm số cắt trục oy tại điểm có tung độ dương hay âm thì đó là dấu của c
Reply
- HOCTOAN24H says: 06/12/2018 at 10:21 PM
- Ngọc says: 30/08/2020 at 11:05 PM
Thầy ơi sao pt y’=0 phân tích dc là (x-m) *(x^2 +ax+b) ạ
Reply - Ngọc says: 30/08/2020 at 11:14 PM
Thầy ơi hàm bậc 4 mà có hệ so a chứa m thì làm tn ạ. Ngoài cách cô lập ạ
Reply - Hiền says: 30/10/2020 at 8:24 PM
Thầy ơi công thức giải nhamh tìm m để có 1cực đại và 1 cực tiểu ạ
Reply
Leave a Reply Cancel reply
You have to agree to the comment policy.Comment *
Name *
Email *
Website
Từ khóa » Các Dạng đồ Thị Của Hàm Bậc 4
-
Đồ Thị Hàm Số Bậc 4 Và Một Số Dạng Toán Thường Gặp
-
Khảo Sát Và Vẽ đồ Thị Hàm Số Trùng Phương
-
Cách Nhận Dạng đồ Thị Hàm Số Bậc 4 Trùng Phương Cực Hay
-
Các Dạng đồ Thị Của Hàm Số Bậc Ba, Bậc Bốn Trùng Phương - Mathvn
-
Cách Nhận Dạng đồ Thị Hàm Số Bậc 4 Trùng Phương Y=ax^4+bx^2+c
-
Nhận Dạng đồ Thị Hàm Số Bậc 4
-
Bài Tập Nhận Dạng đồ Thị Hàm Số Bậc 4 (trùng Phương) Có đáp án Chi ...
-
Cách Nhận Dạng đồ Thị Hàm Số Bậc 4 Chi Tiết
-
Top 8 Nhận Dạng đồ Thị Hàm Số Bậc 4 2022 - Mua Trâu
-
Nhận Dạng đồ Thị Hàm Số Bậc 4 - Thu Trang
-
Hướng Dẫn Các Bước Khảo Sát Và Vẽ đồ Thị Hàm Số Bậc 4 Trùng ...
-
Cách Nhận Dạng đồ Thị Hàm Số
-
Cực Trị Hàm Bậc 4 Trùng Phương? Lý Thuyết, điều Kiện Và Bài Tập Cực ...