Một Số Thủ Pháp Nghệ Thuật Chủ Yếu Trong Việc Xâydựng Hình ảnh ...
Có thể bạn quan tâm
Trong khuôn khổ của bài viết cũng như điều kiện thể hiện và tiếp nhận ngày hôm nay, tôi xin trình bày những cảm nhận và suy nghĩ của mình về nghệ thuật so sánh trong ca dao với tham vọng mong các em học sinh có cách cảm nhận sâu hơn khi học phần ca dao nói riêng cũng như phần Văn học dân gian nói chung. Bên cạnh đó là những suy nghĩ riêng ở các thày cô giáo.
Chúng ta đã biết: Ca dao là những lời hát ngắn gọn, phần lớn là những tác phẩm có từ hai đến tám câu lục bát. Âm điệu của ca dao vừa thanh thoát vừa phong phú. Và lời của ca dao rất giàu hình ảnh tạo nên nội dung phong phú và đa dạng.
Nội dung nào thì nghệ thuất ấy, có nghĩa là ca dao có vận dụng các biện pháp tu từ nghệ thuật phong phú, đa dạng. Xét riêng về thi pháp ca dao có nhiều phương diện. ở đây tôi xin trình bày riêng về thủ pháp xây dựng hình tượng bằng so sánh - còn gọi là tỉ dụ.
1. Trước hết, so sánh là một biện pháp nghệ thuật trong đó việc biểu đạt bằng ngôn ngữ hình tượng được thực hiện trên cơ sở đối chiếu và tìm ra những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật thuộc tính, đặc điểm của sự vật hiện tượng này qua thuộc tính, đặc điểm của sự vật hiện tượng khác. Phép so sánh thường sử dụng các từ quan hệ, các liên từ : như, như là, như thế, bằng,... đặt giữa hai vế đối (đối tượng đem ra so sánh và đối tượng được dùng để đối chiếu, so sánh...).
Ta có thể so sánh một số thí dụ như:
Câu ca dao:
Đôi ta như thể con tằm
Cùng ăn một lá cùng nằm một nong.
Như vậy xét ở câu thứ nhất ta thấy có kiểu cấu trúc so sánh triển khai, đó là kiểu A như B (A là đôi ta; B là con tằm). Và ở câu hai thì B triển khai đến B’. B ở đây thường mang dấu hiệu khái quát (dấu hiệu loài) vì thế mà cần có B’ để triển khai đặc điểm cụ thể, làm rõ nét đặc thù. Như con tằm có đặc điểm nhỏ: ăn lá dâu nhả tơ kéo kén... nhưng trong bài ca dao này, tác giả dân gian không đi vào các dấu hiệu ấy mà muốn nhấn mạnh sự gần gũi, quấn quýt của những con tằm để diễn tả một cách đặc sắc phù hợp với việc bộc lộ tình cảm của đôi lứa...
Rồi ví như câu ca dao:
Tình anh như nước dâng cao
Tình em như dải lụa đào tẩm hương.
Tới câu này thì cấu trúc không có mệnh đề triển khai mà đối tượng (tức là cái so sánh) được nhấn mạnh trong sự đối chiếu với các đối tượng khác (cái được so sánh) trong quan hệ liệt kê, bổ sung ...
Nhờ biện pháp nghệ thuật so sánh mà ca dao có giá trị tạo hình và giá trị biểu cảm sâu sắc. So sánh là sự cụ thể hóa những khái niệm trừu tượng, những đối tượng khó miêu tả, khó nắm bắt. So sánh giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn những đặc điểm của sự vật, hiện tượng. Nhờ sự liên tưởng tài tình của phép so sánh tu từ mà các trạng thái tình cảm, trừ tượng, khó đong đếm, khó định lượng như: Nhớ, thương, giận, hờn... được diễn đạt hết sức rõ ràng, dễ hiểu. Đặc biệt là một trạng thái ‘‘Nhớ’‘. Có nhiều cách so sánh tạo nên sự đa dạng của ca dao:
- Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ a,i ai nhớ, bây giờ nhớ ai.
Hoặc như:
- Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than.
So sánh là biện pháp tạo hình giúp cho ca dao tăng tính chất hình tượng nghệ thuật, ca dao ngắn gọn mà sinh động:
Em như cá lượn đầu cầu
Anh về lấy lưới người câu mất rồi.
Như vậy chức năng quan trọng nhất của ca dao là chức năng biểu cảm, so sánh trong các bài ca dao trữ tình dĩ nhiên là thực hiện chức năng tạo hình. Bằng biện pháp này cho ta tạo ra được chân dung bên ngoài, tuy nhiên trong sự phân biệt với các thể loại tự sự ở các bài ca trữ tình dân gian, sự so sánh chủ yếu không phải thực hiện chức năng tạo hình mà là chức năng biểu cảm:
Em như ngọn cỏ phất phơ
Anh như con nghé ngơ ngơ ngoài đồng.
Khi yêu, người ta thường lí tưởng hóa người yêu, luôn cảm thấy mình là nhỏ, vụng về, lúng túng, còn người yêu thì cao xa vời vợi. Phải chăng đó là dấu hiệu ban đầu của sự rung động thực sự. Cách so sánh rất đắt ấy đã giúp cho biểu hiện tâm trạng bối rối, ngại ngùng, đúng cảm thông của các cô gái Việt Nam. Hoặc như:
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
Ngoài cách nói thậm xưng trữ tình, cách sử dụng ngôn từ mộc mạc, ở đây ta có thể thấy sự so sánh rất thực tế, cụ thể mức độ tình cảm của nhân vật trữ tình (tình cảm yêu thương tràn đầy của người nữ đối với người nam) trong giọng điệu nhẹ nhàng buông lơi ...
2. Còn biện pháp nghệ thuật ẩn dụ trong ca dao thực chất là lối so sánh ngầm dựa trên cơ sở đồng nhất hai hiện tượng tương tự, nhưng ở đây đối tượng so sánh ẩn đi chỉ còn một vế là cái được dùng để so sánh. ẩn dụ chỉ tồn tại vào vế so sánh nên không dùng các từ chỉ quan hệ. suy nghĩ, tình cảm trong ẩn dụ được thể hiện không ở dạng trực tiếp mà ở dạng gián tiếp. Nếu như so sánh là sự cụ thể hóa nhận thức và tình cảm đối với đối tượng thì ở ẩn dụ, phương pháp chuyển nghĩa thông qua những sự vật cụ thể lại có khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa một vấn đề nào đó. Do vậy lối biểu đạt trong ẩn dụ luôn cô đọng hàm súc, tế nhị đồng thời cảm xúc bộc lộ mạnh mẽ hơn so với lối so sánh trực tiếp. ẩn dụ là cách tạo nghĩa mới. ẩn dụ bao giờ cũng chứa đựng nghĩa đen và nghĩa bóng. Biện pháp ẩn dụ đưa đến cho ta một nhận thức mới, một quan hệ mới của hình tượng nghệ thuật, thực chất là đưa đến lối tư duy mới về đối tượng:
Tiếc thay hạt gạo tám xoan
Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà.
Cơ sở của ẩn dụ là sự so sánh ngầm. Cái được đem ra so sánh không được nói đến, vì thế tính triết lí của ẩn dụ nghệ thuật cũng cao hơn với so sánh trực tiếp. Người nghe có thể liên tưởng ra các tình huống, hoàn cảnh khác nhau trong tình cảm và cuộc sống con người:
Xưa kia ngọc ở tay ta
Bởi ta chểnh mảng, ngọc ra tay người.
ý nghĩa lớn của nghệ thuật là khám phá và diễn tả phức tạp đa dạng, đa chiều, thẳm sâu trong mọi ngõ ngách vô hình của tâm hồn con người. Ca dao đã đảm nhận chức năng nghệ thuật ấy một cách sâu sắc. Biện pháp ẩn dụ giúp cho tác giả dân gian diễn tả những điều thầm kín, thậm chí những điều khó nói nhất, khó diễn tả nhất bằng những hình tượng nghệ thuật vừa giản dị vừa giàu chất thơ. Cách nói của ẩn dụ bóng bẩy, hàm súc, tế nhị:
Quả đào tiên, ruột mất vỏ còn
Buông lời hỏi bạn, lối mòn ai đi?
ẩn dụ ca dao mang đặc điểm rõ nhất của kiểu nghệ thuật sáng tác theo phương thức trữ tình, cái đọng lại trong lòng người tiếp nhận không chỉ ở chỗ sự vật hiện tượng ấy được phản ánh ra sao mà cái quan trọng là trạng thái tâm hồn con người được thể hiện thế nào qua cách phản ánh ấy. Cụ thể như: trạng thái nhớ, thương, yêu thường được thể hiện qua phương thức so sánh, còn trạng thái tiếc nuố, trách hờn thường được thể hiện qua biện pháp ẩn dụ:
Tiếc thay hạt gạo trắng ngần
Đã vo nước đục lại vần than rơm...
Cái hạt gạo trắng ngần, nước đục, than rơm ấy chính là ẩn dụ. Và cũng không khó hiểu cho trạng thái tiếc nuối trong câu ca dao này khi mở đầu là tiếc thay để rồi ẩn vào ngay các hình ảnh ẩn dụ trên.
Một số hình ảnh ẩn dụ trong ca dao được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần mang ý nghĩa kết quả cao, mang tính kí hiệu bền vững, trở thành những biểu tượng, những hình ảnh ước lệ:
- Bây giờ rồng gặp mây đây
Để rồng than thở với mây vài lời.
- Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
- Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
- Cái cò, cái vạc, cái nông...v.v...
Ta nhận thấy Rồng mây là biểu tượng cho sự xa cách và gặp gỡ vui vầy. Mận đào là biểu tượng cho người con trai và người con gái trong quan hệ lứa đôi. Còn cò, cái bống... là biểu tượng cho người nông dân hiền lành gắn bó với đồng ruộng. Song bàn về vấn đề này thì xin phép được nhường lời cho các thày các cô và các em khi bàn về biểu tượng trong ca dao.
Nói tóm lại, ca dao là thể thơ ca trữ tình dân gian được nuôi dưỡng, lưu truyền bởi tập thể lao động với đề tài phong phú và sinh động. Và nội dung hay và đẹp là nhờ phần lớn vào nghệ thuật vì một lẽ đương nhiên là tác giả luôn nhờ nghệ thuật để thể hiện nội dung. Một phần quan trọng để cảm nhận được cái hay cái đẹp trong ca dao cũng như cái ‘‘ý - t ứ- sự - tình” trong ca dao thì điều kiện cần và đủ đối với người tiếp nhận cần phải có năng lực và khả năng nhận biết một số thủ pháp nghệ thuật chủ yếu của ca dao ngoài vấn đề trên như : Thủ pháp nhân cách hóa, tính biểu tượng, những hình ảnh miêu tả (còn gọi là lối so sánh kép), và rồi còn có không gian và thời gian nghệ thuật v.v...
Trên đây, tôi đã mạnh dạn trình bày cảm nhận của riêng mình về một nét nhỏ trong cái gọi là vỏ bọc bên ngoài của nội dung một câu, một bài ca dao. Để có được sự cảm nhận đầy đủ hơn, tinh tế hơn cũng như góp phần vào việc dạy và học môn Ngữ văn nói chung và phân môn Văn học dân gian nói riêng trong đó nhấn mạnh về mảng ca dao tôi rất mong nhận được sự đóng góp chắp bút viết thêm của các thày cô giáo trong hội đồng sư phạm cũng như các ý hiểu của các em học sinh trong buổi chuyên đề ngày hôm nay!
Lời cuối, cho phép tôi được gửi tới các thày cô và các em lời chúc sức khỏe và thành đạt!
Chúc trường ta luôn phát huy cao truyền thống và gặt nhiều thành quả trong phong trào thi đua Hai tốt!
Vũ Vũ - GV tổ Xã hội
Nhắn tin cho tác giả Nguyễn Thắng @ 23:27 13/10/2014 Số lượt xem: 9426 Số lượt thích: 2 người (Nguyễn Thắng, Phạm Quang Huy)Từ khóa » Tiếc Thay Hạt Gạo Trắng Ngần Hàm ý
-
Tiếc Thay Hạt Gạo Trắng Ngần (Khuyết Danh Việt Nam) - Thi Viện
-
Bài Ca Dao: Tiếc Thay Hạt Gạo Trắng Ngần
-
Tiếc Thay Hạt Gạo Trắng Ngần/ Đã Vo Nước đục, Lại Vần Lửa Rơm
-
''Tiếc Thay Hạt Gạo Tám Xoan, Thổi Nồi đồng điếu Lại Chan Nước Cà ...
-
Phân Tích Giá Trị Của Phép Tu Từ Trong Bài Ca Dao Sau: "Tiếc Thay Hạt ...
-
Tiếc Thay Hạt Gạo Tám Xoan...Đã Vò Nước đục Lại Vần Than Rơm.
-
Phân Tích Giá Trị Của Phép Tu Từ Trong Tiếc Thay Hạt Gạo Tám Xoan...
-
HẠT GẠO TRẮNG NGẦN - SỰ THẬT
-
Tiếc Thay Hạt Gạo Trắng Ngần,... - Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam ...
-
Tiếc Thay Hạt Gạo Trắng... - Ca Dao, Tục Ngữ, Dân Ca Việt Nam
-
Tình Yêu Nam - Nữ Trong Ca Dao - Bài Viết - 123doc
-
NGHỆ THUẬT ẨN DỤ TRONG CA DAO
-
Tổng Hợp Các Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Cây Lúa, Hạt Gạo Hay Và đặc Sắc