Mức Phụ Cấp Công đoàn Năm 2022 - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Tổ chức công đoàn là gì?
  • Mức phụ cấp công đoàn năm 2024

Ở doanh nghiệp, những cán bộ công đoàn mang trọng trách quan trọng trong việc kết nối người lao động với người sử dụng lao động. Vậy để cán bộ công đoàn có thể làm tốt hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình, pháp luật đã dành cho họ những phụ cấp nào?

Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Mức phụ cấp công đoàn năm 2024 trong nội dung bài viết dưới đây.

Tổ chức công đoàn là gì?

Tổ chức công đoàn là một tổ chức không còn quá xa lạ trong đời sống hiện nay. Đối với những người lao động thì đây là tổ chức có vai trò quan trọng trong việc chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Cán bộ công đoàn là cầu nối thiết yếu giữa doanh nghiệp và những người lao động, họ là người tuyên truyền cho doanh nghiệp về chính sách pháp luật, nội quy đến người lao động, đồng thời có nhiệm vụ thi hành các chính sách đó để làm gương và tạo nên sự công bằng với người lao động.

Cán bộ công đoàn được chia thành hai loại là: Cán bộ công đoàn chuyên trách và cán bộ công đoàn không chuyên trách. 

Mức phụ cấp công đoàn năm 2024

Vậy các cán bộ công đoàn họ được hưởng Mức phụ cấp công đoàn năm 2024 như thế nào? Luật Hoàng Phi xin giải đáp ngay dưới đây

Theo quy định tại Quyết định 1439/QĐ-TLĐ, các loại phụ cấp dành cho cán bộ công đoàn bao gồm:

+ Phụ cấp kiêm nhiệm đối với chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên cơ sở trở lên hoạt động kiêm nhiệm;

+ Phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn – người đảm nhiệm các chức danh từ Tổ phó công đoàn trở lên thông qua bầu cử; được cấp công đoàn có thẩm quyền chỉ định, công nhận, bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của công đoàn, gồm cán bộ công đoàn chuyên trách và không chuyên trách.

Cụ thể, chế độ phụ cấp cho cán bộ công đoàn tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị được tính như sau:

Mức phụ cấp        =       Hệ số phụ cấp      x        Tiền lương tối thiểu công đoàn cơ sở đang thu kinh phí công đoàn

Thứ nhất: Về phụ cấp kiêm nhiệm

Đối tượng áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm gồm:

+ Chủ tịch công đoàn cơ sở kiêm nhiệm;

+ Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở kiêm nhiệm

Hệ số phụ cấp kiêm nhiệm:

Cán bộ công đoàn (Chủ tịch, Phó chủ tịch) kiêm nhiệm sẽ được hưởng phụ cấp này dựa trên số lượng lao động tại cơ sở, số lao động khác nhau thì hệ số phụ cấp sẽ khác nhau.

Đối với chức danh Chủ tịch hệ số phụ thấp nhất là 0,2 và cao nhất là 0,7, Phó chủ tịch hệ số phụ cấp từ 0,15 đến 0,6.

 Như vậy, đối với cán bộ công đoàn kiêm thêm việc, thêm chức vụ tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sẽ được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm quy định tại Điều 2 Quyết định 1439/QĐ-TLĐ.

So với mức phụ cấp kiêm nhiệm dành cho cán bộ, công chức, viên chức đang giữ chức vụ tại cơ quan, đơn vị công tác được quy định ở Thông tư số 78/2005/TT-BNV thì có một số điểm tương đồng với chế độ phụ cấp của cán bộ công đoàn.

Nguyên tắc hưởng giống nhau khi họ thôi kiêm nhiệm chức vụ thì cũng đồng nghĩa với việc thôi hưởng phụ cấp kiêm nhiệm, thời gian sẽ từ tháng sau liền kề với tháng thôi giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm và mức hưởng phụ cấp sẽ không tính vào các khoản đóng bảo hiểm.

Tuy nhiên đối với cán bộ, công chức, viên chức, họ không có sự thay đổi về mức phụ cấp kiêm nhiệm trong suốt thời gian giữ các chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm; Còn đối với cán bộ công đoàn mức phụ cấp kiêm nhiệm dựa vào số lượng người lao động tại cơ sở trong thời gian giữ chức danh.

Như vậy nếu quy mô cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có sự biến động về người lao động ở một số lượng nhất định thì mức phụ cấp cho cán bộ công đoàn cũng có sự dao động theo. Cách tính trả phụ cấp theo Thông tư 78/2005/TT-BNV cũng có sự khác biệt rõ: 

Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm (=) hệ số lương chức vụ hoặc hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ (+) hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (+) % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm (x) mức lương tối thiểu chung (x) (10%).

Mức phụ cấp Chủ tịch và Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở kiêm nhiệm cụ thể như sau:

T

Số lao động

Hệ số phụ cấp

Chủ tịch

Phó Chủ tịch

1

Dưới 150 lao động

0,2

0,15

2

Từ 150 đến dưới 500 lao động

0,25

0,2

3

Từ 500 đến dưới 2000 lao động

0,3

0,25

4

Từ 2000 đến dưới 4000 lao động

0,4

0,3

5

Từ 4000 đến dưới 6000 lao động

0,5

0,4

6

Từ 6000 đến dưới 8.000 lao động

0,6

0,5

7

Trên 8000 lao động

0,7

0,6

Thứ hai: Về phụ cấp trách nhiệm

Đối tượng áp dụng phụ cấp trách nhiệm bao gồm:

+ Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở;

+ Chủ tịch công đoàn bộ phận;

+ Tổ trưởng công đoàn;

+  Kế toán, Thủ quỹ kiêm nhiệm của công đoàn cơ sở.

Hệ số phụ cấp trách nhiệm:

Phụ cấp trách nhiệm được hưởng khi cán bộ công đoàn làm các công việc mà mình đang giữ chức danh quản lý như: Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Công đoàn cơ sở (Ban gồm cả công đoàn cơ sở bốn cấp). Chủ tịch Công đoàn bộ phận; Tổ trưởng công đoàn; Kế toán, Thủ quỹ kiêm nhiệm của Công đoàn cơ sở.

Mức phụ cấp cũng phụ thuộc vào số lao động làm việc tại cơ sở; Đối với Ủy viên BCH công đoàn cơ sở, Kế toán công đoàn cơ sở hệ số phụ cấp từ 0,14 đến 0,3; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra công đoàn cơ sở, Chủ tịch công đoàn bộ phận có hệ số phụ cấp từ 0,12 đến 0,25; Còn đối với chức danh Tổ trưởng Công đoàn, Thủ quỹ công đoàn cơ sở thì chỉ có hai hệ số là 0,12 khi số lao động dưới 150 người và 0,13 khi có từ 150 người lao động trở lên. 

Phụ cấp trách nhiệm là phụ cấp lương cho người lao động vừa trực tiếp sản xuất hoặc làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ thuật vừa kiêm nhiệm công tác quản lí không thuộc chức vụ lãnh đạo hoặc làm công việc đòi hỏi trách nhiệm cao chưa được xác định trong mức lương. 

Trong từng thời kỳ, phụ cấp trách nhiệm được quy định áp dụng cho các công việc, chức danh khác nhau, phụ thuộc vào hệ thống các quy định tiền lương của thời kỳ đó.

Đối với các đơn vị sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, phụ cấp trách nhiệm do người sử dụng lao động quy định hoặc do các bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.

Phụ cấp trách nhiệm được trả hàng tháng cho người lao động. Danh mục những loại công việc được hưởng phụ cấp trách nhiệm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. 

Công đoàn cơ sở căn cứ khả năng nguồn kinh phí được sử dụng và nhu cầu thực tế của đơn vị để điều chỉnh đối tượng, mức chi, thời gian chi phụ cấp cán bộ công đoàn cho phù hợp, nhưng phụ cấp kiêm nhiệm không quá hệ số 0,7; phụ cấp trách nhiệm không quá hệ số 0,3.

Cán bộ công đoàn chỉ được hưởng 01 mức phụ cấp kiêm nhiệm hoặc phụ cấp trách nhiệm cao nhất.

Mức phụ cấp trách nhiệm cho đối tượng:

– Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Công đoàn cơ sở (Ban gồm cả công đoàn cơ sở bốn cấp).

– Chủ tịch Công đoàn bộ phận;

– Tổ trưởng công đoàn;

– Kế toán, Thủ quỹ kiêm nhiệm của Công đoàn cơ sở;

T

Số lao động

Hệ số phụ cấp

Ủy viên BCHCĐCS, Kế toán CĐ cơ sở

Ủy viên Ủy ban Kiểm tra CĐ cơ sở, Chủ tịch CĐ bộ phận

Tổ trưởng Công đoàn, Thủ quỹ công đoàn cơ sở

1

Dưới 150 lao động

0,14

0,12

0,12

2

Từ 150 đến dưới 500 LĐ

0,15

0,13

0,13

3

Từ 500 đến dưới 2.000 LĐ

0,18

0,15

0,13

4

Từ 2.000 đến dưới 4.000 LĐ

0,21

0,18

0,13

5

Từ 4.000 đến dưới 6.000 LĐ

0,25

0,21

0,13

6

Từ 6.000 LĐ trở lên

0,3

0,25

0,13

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thắc mắc Mức phụ cấp công đoàn năm 2023 để bạn đọc tham khảo. Nếu Quý bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì đừng ngần ngại vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số 1900 6557.

Từ khóa » Cách Tính Phụ Cấp Bch Công đoàn