Mục Tiêu, Tính Chất, Nguyên Lý Và Phát Triển Giáo Dục Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Hệ thống giáo dục quốc dân có thể coi như là một sự sắp xếp theo thứ tự, liên kết chặt chẽ để đào tạo một công dân trong phạm vi toàn quốc. Hệ thống giáo dục quốc dân hướng đến sự phổ cập giáo dục cho toàn người dân trong cả nước, tìm được ra những nhân tài cống hiến cho sự phát triển nước nhà nên không phân biệt già, trẻ, gái, trai; người ở miền ngược hay người ở miền xuôi; người dân tộc ít người hay người tôn giáo,… Bởi giáo dục luôn được xem là gốc gác của sự phát triển bền vững, đầu tư cho giáo dục chưa bao giờ là một sự đầu tư lãng phí vì nhờ có giáo dục mà có thể thay đổi được cả một “vận mệnh” của một đất nước.
Căn cứ pháp lý
- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 sau đây gọi là Luật Giáo dục năm 2019.
Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Ngày nay sự phát triển của một quốc gia không chỉ dựa trên sự đồng lòng cùng thi đua tăng gia sản xuất của người dân cả nước mà còn cần sự giao thương, hợp tác với các quốc gia khác trên toàn thế giới, hay còn gọi đó là sự hợp tác, hội nhập quốc tế. Những lợi ích mà hợp tác quốc tế mang lại không chỉ thúc đẩy nền giáo dục nước nhà mà còn giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Về khía cạnh kinh tế, quá trình hội nhập giúp mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại và các quan hệ kinh tế quốc tế khác, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội do các doanh nghiệp trong nước được tăng cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế. Hội nhập quốc tế còn tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế, giúp tăng cường uy tín và vị thế quốc tế, cũng như khả năng duy trì an ninh, hòa bình và ổn định để phát triển,…
Nhưng chúng ta vẫn luôn giữ vững quan điểm “hòa nhập chứ không hòa tan” tức trong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, chúng ta muốn phát triển phải có sự giao lưu với các dân tộc khác, với nền văn hóa khác. Trong quá trình giao lưu đó, dân tộc ta sẽ tiếp thu tinh hoa văn hóa và những thành tựu khoa học thuật tiên tiến của nhân loại đó là hòa nhập. Tuy nhiên trong quá trình ấy chúng ta luôn biết kế thừa, giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc, không đánh mất bản sắc riêng của mình, không bị đồng hóa bởi các dân tộc khác đó là không hòa tan.
Tính chất, nguyên lý giáo dục
- Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
Sau cách mạng tháng Tám (1945) thành công, nước ta đã trở thành một nước độc lập. Chính quyền cách mạng non trẻ của nước ta ra đời trong thế “ngàn cân treo sợi tóc” vừa “thù trong, giặc ngoài” vừa nạn đói hoành hành, ngân khố cạn kiệt. Với cương vị là người đứng đầu Chính phủ cách mạng lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh xem đói nghèo cũng là một thứ giặc nguy hiểm như giặc dốt và giặc ngoại xâm. Theo Người“Nước nhà đã giành được độc lập tự do mà dân vẫn còn đói nghèo cực khổ thì độc lập tự do không có ích gì”. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 03/9/1945, Người đã nêu sáu vấn đề cấp bách trong đó cứu đói là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Song song với công tác lạc quyên cứu đói, chính quyền cách mạng còn phát động phong trào tăng gia sản xuất để giải quyết nạn đói tận gốc. Nhiệm vụ chống nạn mù chữ được xếp thứ hai sau nhiệm vụ chống giặc đói. Lời kêu gọi của Bác về nhiệm vụ chống giặc dốt đã nhanh chóng thấm sâu vào tâm trí của mọi người dân, làm thức dậy lòng tự tôn dân tộc và thấy rõ trách nhiệm của mình.
- Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Phát triển giáo dục
- Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.
- Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối cơ cấu ngành nghề, trình độ, nguồn nhân lực và phù hợp vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
- Phát triển hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập nhằm tạo cơ hội để mọi người được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục
Luật Hoàng Anh
Từ khóa » Nguyên Lý Của Giáo Dục Là Gì
-
Nguyên Lý Giáo Dục Và Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân - Tài Liệu Text
-
Nguyên Lý Giáo Dục NLGD 1. Khái Niệm Nguyên Lý Giáo Dục - 123doc
-
Tính Chất, Nguyên Lý Giáo Dục Là Gì ? Nguyên Lý Giáo Dục Và Hệ ...
-
Tính Chất, Nguyên Lý Giáo Dục Là Gì ... - CungDayThang.Com
-
MỤC ĐÍCH, NGUYÊN LÝ GIÁO DỤC VÀ HỆ THỐNG ... - TaiLieu.VN
-
Em Hiểu Thế Nào Về Nguyên Lí Giáo Dục: Học đi đôi Với Hành?
-
Nguyên Lý Giáo Dục Là: - Trắc Nghiệm Online
-
Em Hiểu Như Thế Nào Về Nguyên Lý Giáo Dục?
-
Tính Chất, Nguyên Lý Giáo Dục Theo Luật Giáo Dục 2019
-
Nguyên Lý Giáo Dục Là Gì
-
Tính Chất, Nguyên Lý Giáo Dục Theo Luật Giáo ... - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Bài: Tính Chất, Nguyên Lý Giáo Dục Của Nền Giáo Dục Việt Nam
-
Nguyên Lý Giáo Dục: Học đi đôi Với Hành Thể Hiện Vai Trò Gì Của Thực ...
-
[PDF] Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC HỌC NGHỀ ...