Mục Tiêu Về Năng Lực đặc Thù Của Môn Âm Nhạc
Có thể bạn quan tâm
5. TÀI LIỆU ĐỌC
3.3.1.2. Mục tiêu về năng lực đặc thù của môn Âm nhạc
YCCĐ về NL đặc thù: 3 NL âm nhạc cần ghi nhớ (1) Thể hiện âm nhạc: biết tái hiện, trình bày hoặc biểu diễn âm nhạc thông qua các hoạt động hát, chơi nhạc cụ, đọc nhạc với nhiều hình thức và phong cách; (2) Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: biết thưởng thức và cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc và đẹp đẽ của âm nhạc được thể hiện trong tác phẩm hoặc một bộ phận của tác phẩm; biết biểu lộ thái độ và cảm xúc bằng lời nói và ngôn ngữ cơ thể; biết nhận xét và đánh giá về các phương tiện diễn tả của âm nhạc; (3) Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: biết kết hợp và vận dụng kiến thức, kĩ năng âm nhạc vào thực tiễn; ứng tác và biến tấu, đưa ra những ý tưởng hoặc sản phẩm âm nhạc hay, độc đáo; hiểu và sử dụng âm nhạc trong các mối quan hệ với lịch sử, văn hoá và các loại hình nghệ thuật khác. Các YCCĐ về NL đặc thù được cụ thể hoá theo từng cấp học và lớp học, được quy định chi tiết trong CTMAN từ trang 6.
Mỗi GV cần cụ thể hoá những YCCĐ cho từng khối lớp bằng bảng biểu, làm cơ sở để lựa chọn nội dung, PP, KTDH cho khối lớp mình phụ trách. Ví dụ minh hoạ:
Bảng 3.1. Ma trận về yêu cầu cần đạt các nội dung cốt lõi cấp trung học cơ sở
Ngoài những nội dung trên, GV cần tham khảo kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, PPDH, phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện và phát triển CT, làm cơ sở để lựa chọn, sử dụng PP, KTDH phát triển PC, NL HS trong môn Âm nhạc.
3.3.2. Lựa chọn và xây dựng nội dung dạy học
3.3.2.1. Cơ sở lựa chọn nội dung dạy học
Trong môn Âm nhạc, quá trình lựa chọn chủ đề bài học mang tính tương đối và phản ánh mục tiêu giáo dục của từng quốc gia. Ở các nước phát triển, chủ đề bài học được lựa chọn dựa trên kiến thức chuyên ngành âm nhạc. Tuy nhiên ở Việt Nam, môn Âm nhạc được sử dụng như một phương tiện giáo dục, thông qua Âm nhạc giáo dục nhân cách và nâng cao NL thẩm mĩ của HS. Do đó, lựa chọn và xác định nội dung chủ đề/bài học căn cứ vào các YCCĐ về PC, NL chung, đảm bảo các tiêu chí:
Phát triển PC cho HS thông qua: các tác phẩm âm nhạc ca ngợi lòng yêu nước, giàu tính nhân văn, có nội dung giáo dục sâu sắc và hình thức hấp dẫn hoặc các thông tin có liên quan đến nội dung chủ đề trong phần Thường thức âm nhạc. Các nội dung này tích cực giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về truyền thống của dân tộc; cảm xúc thẩm mĩ, ý thức trân trọng, giữ gìn, bảo vệ cái đẹp; ý thức học hỏi các nền văn hoá; hình thành, phát triển ở HS nhận thức thẩm mĩ trong tu dưỡng bản thân và ứng xử với bạn bè, thầy cô, gia đình, cộng đồng và thiên nhiên. Bên cạnh đó, GV có thể dựa vào các sự kiện diễn ra hàng năm như: ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày giỗ tổ Hùng Vương, ngày Quốc khánh 2/9… để lựa chọn nội dung phù hợp với tình hình thực tế.
Phát triển NL chung thông qua việc trang bị những kiến thức cốt lõi, kĩ năng cơ bản về lĩnh vực nghệ thuật, tập trung hình thành, phát triển NL thẩm mĩ và phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật cho HS; giáo dục thái độ tôn trọng, khả năng kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống của dân tộc trong quá trình hội nhập và giao lưu với thế giới, đáp ứng mục tiêu giáo dục hài hoà về đức, trí, thể, mĩ cho HS.
3.3.2.2. Quy trình cơ bản xây dựng nội dung dạy học
Xác định đề mục của nội dung dạy học phù hợp mục tiêu, YCCĐ và các thành phần nội dung cơ bản của chủ đề Tham khảo tài liệu, lựa chọn được kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại…; gần gũi với cuộc sống hằng ngày của HS; tăng cường vận dụng kiến thức, kĩ năng khoa học vào các tình huống thực tế; trọng tâm, vừa sức và phù hợp với YCCĐ và mục tiêu dạy học chi tiết hoá các đề mục và hoàn thành nội dung dạy học.
Ví dụ minh hoạ: dự kiến nội dung chủ đề tương ứng với yêu cầu về phẩm chất và năng lực chung phù hợp với cấp học.
Chủ đề Phẩm chất, Năng lực chung
Quê hương Yêu nước Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình Tri ân
người thầy
Nhân ái
Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn
Trái đất xanh Trách nhiệm
Như vậy, để lựa chọn và xây dựng nội dung chủ đề dạy học cho từng lớp học, GV phải nắm vững được các quy định và YCCĐ về PC và NL chung trong CTTT như đã trình bày trên.
3.3.3. Xác định phương pháp, kĩ thuật và phương tiện dạy học
Đối với môn Âm nhạc, GV có thể vận dụng linh hoạt các PP, KTDH âm nhạc thông qua việc nghe, đọc, cảm nhận, tương tác, vận động, tái hiện, phản ứng, trình diễn, phân tích, đánh giá, vận dụng, sáng tạo,… sao cho phù hợp và hiệu quả, tương thích với YCCĐ của CTTT và CTMAN.
Bên cạnh đó, việc xác định PP, KTDH còn phải xét đến các mối quan hệ của các thành phần của quá trình dạy học như: mục tiêu, nội dung, phương tiện dạy học,…
Bảng 3.2. Ví dụ minh hoạ Nội dung Hát (Lớp 6)
Mục tiêu Nội dung Phương pháp, kĩ thuật dạy học Phương tiện dạy học
Phẩm chất: Có ý thức bảo vệ các di sản văn hoá (yêu nước). Hát: Đi cấy (dân ca Thanh Hoá) KT khăn trải bàn (tìm hiểu giá trị văn hoá của bài hát).
Phương tiện nghe nhìn. Giấy khổ lớn, bút lông.
Năng lực chung: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân (Giao tiếp và hợp tác).
KT các mảnh ghép
Nhạc cụ tiết tấu. Nhạc cụ hoà âm.
Phòng học chuyên dùng.
Năng lực âm nhạc:
Vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu và tính chất âm nhạc (Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc).
PP Dalcroze PP Orff-Schulwerk
3.3.4. Thiết kế tiến trình dạy học/hoạt động
Bên cạnh hoạt động Khởi động, Củng cố - dặn dò, tiến trình tổ chức hoạt động dạy học có thể được gợi ý tổ chức thành 4 giai đoạn chính, với nhiều bước nhỏ hơn: (trình tự các bước có thể thay đổi tuỳ theo cách thức tổ chức dạy học của mỗi GV, sự vận dụng linh hoạt - sáng tạo cũng như căn cứ vào hiện trạng lớp học thực tế). Trong một số trường hợp, các giai đoạn có thể kết hợp với nhau hoặc lược bớt đi một, hai hoạt động.
Bảng 3.3. Tiến trình dạy học/hoạt động
STT Tổ chức Mục tiêu
Hoạt động Khởi động: ôn bài cũ,xây dựng ý thức hợp tác, khích lệ tinh thần học tập của HS.
Các hoạt động dạy học cốt lõi 1 Hoạt động Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập
-HS trải nghiệm/ tìm hiểu/ nêu ý kiến cá nhân/… đối với các vấn đề GV yêu cầu 2 Hoạt động hình thành kiến thức Tổ chức các hoạt động học: hát, nghe nhạc, đọc nhạc, nhạc cụ, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc -Vận dụng PP, KTDH để giúp HS khám phá/ quan sát/ nhận biết/… về các nội dung bài học liên quan
3 Hoạt động Luyện tập Giới thiệu các dạng bài tập để HS nắm vững kiến thức âm nhạc; hoặc rèn luyện để phát triển kĩ năng âm nhạc nhất định 4 Hoạt động vận dụng, mở rộng kiến thức, phát triển kĩ năng a. Nhận xét – Đánh giá b. Vận dụng – Sáng tạo
- Đưa ra những câu hỏi/bài tập vận dụng trực tiếp những kiến thức, kĩ năng mới học.
- HS liên hệ thực tế / bổ sung thông tin liên quan; lựa chọn thành hệ thống, gắn với tình huống thực tiễn; rèn luyện các kiến thức / kĩ năng cụ thể.
- HS thể hiện lại kiến thức, kĩ năng âm nhạc vừa học, đưa ra các tình huống vận dụng cụ thể; tham gia các hoạt động có tính sáng tạo thông qua các PP, KTDH của GV.
Hoạt động tổng kết:
- GV tổng kết nội dung bài học để giúp HS ghi nhớ các nội dung kiến thức/ kĩ năng mới. - GV gợi mở hoặc giao nhiệm vụ tự học hoặc chuẩn bị cho bài mới
Bảng 3.4. Ví dụ minh hoạ
Hoạt động đệm hát bài hát “Đi cắt lúa” bằng kĩ thuật ostinato.
STT Tổ chức Mục tiêu
Hoạt động Khởi động: Ứng tấu (GV yêu cầu HS thực hành bắt chước cách vỗ tay, hát giai điệu theo hướng dẫn để HS bước đầu cảm nhận, làm quen âm hình tiết tấu, mô típ âm nhạc có trong bài Đi cắt lúa)
Các hoạt động dạy học cốt lõi 1 Hoạt động Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập - Tập hát giai điệu chính. - Tập hát các bè ostinato.
2
Hoạt động hình thành kiến thức
Tìm hiểu các yếu tố âm nhạc liên quan bài Đi cắt lúa.
3 Hoạt động Luyện tập
Chia 4 nhóm luyện tập theo KTcác mảnh ghép.
4 Hoạt động Vận dụng, mở rộng kiến thức, phát triển kĩ năng - Hoạt động trình diễn.
- Sáng tạo hát ostinato kết hợp gõ đệm nhạc cụ tiết tấu.
Hoạt động tổng kết:
- Đánh giá kết quả học tập (qua sản phẩm):
Mức độ 1: Trình diễn bài Đi cắt lúa với phần đệm ostinato;
Mức độ 2: Bổ sung phần đệm body percussion hoặc các nhạc cụ gõ đơn giản với các gợi ý về âm hình tiết tấu đã học trong bài.
3.4. Đánh giá việc lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học một chủ đề/bài học môn Âm nhạc học một chủ đề/bài học môn Âm nhạc
Có thể đánh giá hoạt động dạy học phát triển PC, NL HS dựa trên tiêu chí đánh
giá bài học 7 được đề cập trong công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH (về việc hướng
dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/TTGDTX qua mạng). Các tiêu chí này được dùng để đánh giá bài học khi triển khai sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, từ khâu xây dựng kế hoạch dạy học và tài liệu dạy học, thực hiện – dự giờ, đến khâu cuối là đánh giá bài học sau dự giờ và cải tiến bài học.
Bảng 3.5. Tiêu chí đánh giá Kế hoạch dạy học theo CV-5555
Nội dung Tiêu chí
1. Kế hoạch và tài liệu
dạy học
Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và PPDH
được sử dụng.
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.
Mức độ hợp lý của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS.
Mức độ sinh động, hấp dẫn HS của PP và hình thức chuyển giao nhiệm vụ
học tập.
7 Với tài liệu này, thuật ngữ “đánh giá bài học” theo CV 5555/BGDĐT-GDTrH có thể được coi là đánh giá việc thiết kế, triển khai “kế hoạch dạy học”.
2. Tổ chức hoạt động học cho HS
Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS. Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích HS hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Mức độ hiệu quả hoạt động của GV trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của HS.
3. Hoạt động của
HS
Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả HS trong lớp.
Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của HS trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Mức độ tham gia tích cực của HS trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Trong đó, để đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH được trình bày trong một KHDH cụ thể, cần tập trung vào 4 tiêu chí trong nội dung 1.
Tiêu chí 1: Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và PPDH được sử dụng.
Chuỗi hoạt động học của HS bao gồm nhiều hoạt động học cụ thể được xây dựng một cách tuần tự nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã được xác định trong kế hoạch dạy học, bao gồm cả mục tiêu về NL đặc thù cũng như PC chủ yếu và NL chung. Thông thường, hoạt động học được thiết kế dựa trên nền tảng về PPDH và cần đảm bảo các đặc trưng của PP đó. Điều quan trọng là các PP phải có sự đáp ứng tốt đối với mục tiêu dạy học và nội dung dạy học chủ đề/bài học.
Để đánh giá sự lựa chọn các PP, KTDH trong chuỗi hoạt động học, có thể đặt ra một số câu hỏi để xem xét sự phù hợp của PP, KTDH trong chuỗi hoạt động học như sau:
Mục tiêu dạy học chủ đề/bài học có được mô tả rõ ràng không?
Các hoạt động học có mục tiêu cụ thể không? Các mục tiêu của hoạt động học có phải là thành phần của các mục tiêu dạy học chủ đề/bài học không?
Các hoạt động học đáp ứng nội dung dạy học không?
Các PP, KTDH có được lựa chọn phù hợp với nội dung dạy học và mục
tiêu của từng hoạt động học và mục tiêu dạy học chủ đề/bài học không?
Tiêu chí 2: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
Tiêu chí này nhấn mạnh về việc vận dụng các KTDH, là những phương thức để tổ chức hiệu quả mỗi hoạt động học, trong đó HS thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ
thể. Cần lưu ý mỗi hoạt động học cần có mục tiêu dạy học cụ thể, rõ ràng. Thông qua các kĩ thuật dạy học GV áp dụng, HS chủ động, tích cực tham gia hoạt động để hoàn thành sản phẩm học tập, là minh chứng về kết quả của NL và PC HS. Các sản phẩm học tập này có thể là câu hỏi, bài kiểm tra, nhật kí học tập, phiếu học tập, câu hỏi trao đổi, bảng kết quả thảo luận nhóm, … Sản phẩm học tập được lựa chọn trên cơ sở đáp ứng đúng mục tiêu dạy học kết hợp chặt chẽ với nội dung, PP, KTDH.
Có thể đặt ra một số câu hỏi để xác định sự phù hợp của PP, KTDH cho mỗi hoạt động học như sau:
Mục tiêu hoạt động học có được mô tả rõ ràng không?
Yêu cầu về sản phẩm học tập có được mô tả rõ ràng và phù hợp với mục tiêu của hoạt động học không?
Phương thức hoàn thành sản phẩm trong nhiệm vụ học tập có được mô tả rõ ràng, phù hợp và hiệu quả đối với sản phẩm học tập không?
Phương thức hoàn thành sản sản phẩm trong nhiệm vụ học tập có được mô tả rõ ràng, phù hợp và hiệu quả và phù hợp với các đối tượng HS không?
Tiêu chí 3: Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.
Tiêu chí này nhấn mạnh việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học và học liệu trong hoạt động học. Cần áp dụng các KTDH tích cực để HS sử dụng phương tiện, học liệu một cách hiệu quả để hoàn thành sản phẩm học tập.
Có thể đặt ra một số câu hỏi sau để xem xét sự phù hợp của thiết bị dạy học phù
Từ khóa » Các Năng Lực đặc Thù Của Môn âm Nhạc
-
Môn Âm Nhạc Trong Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
-
Môn âm Nhạc Trong Chương Trình Phổ Thông Có Những đặc điểm Nào?
-
Với đặc Thù Môn Học Giáo Dục Âm Nhạc Có Lợi Thế Giúp HS Phát Triển ...
-
Phương Pháp Dạy Học đặc Thù Môn âm Nhạc - Học Tốt
-
Chương Trình Mới Môn Âm Nhạc - Trường Tiểu Học Quang Trung
-
Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Môn Âm Nhạc 2018 - .vn
-
Năng Lực đặc Thù Môn âm Nhạc Tiểu Học
-
Nhận Xét Năng Lực đặc Thù Môn âm Nhạc Theo Thông Tư 27 TIỂU HỌC
-
Năng Lực Của Môn âm Nhạc - TaiLieu.VN
-
Chương Trình Môn Âm Nhạc
-
20 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Tập Huấn Môn Âm Nhạc
-
Chương Trình Môn Âm Nhạc Phổ Thông Mới, Cơ Hội Và Thách Thức Với ...
-
[PDF] SGV Am Nhac 2 CT
-
Dạy Môn âm Nhạc ở Trường Trung Học Cơ Sở Hải Bắc Trong đại Dịch ...