Mũi đỏ Là Một Chứng Bệnh? | Báo Dân Trí
Có thể bạn quan tâm
Theo như cháu miêu tả thì bố cháu đã bị bệnh mũi đỏ, người ta còn gọi là rosacea, một bệnh hay gặp ở người da trắng, da vàng. Đầu tiên là những triệu chứng như là đám màu hồng, màu đỏ do sung huyết, giãn mao mạch có thể gặp ở đầu mũi, gò má, cằm, giữa hai lông mày, không rõ giới hạn, không cộm.
Khi gặp yếu tố kích thích như: gia tăng nhiệt độ ở da, tiếp xúc với nắng nóng, ăn đồ cay, nóng, uống bia rượu thì vùng da đỏ sẽ bị đỏ phừng lên.
Một số trường hợp nhất, là đàn ông ở tuổi trung niên, các lỗ chân lông ở mũi ngày càng nở rộng thêm, da đầu mũi và cánh mũi ngày càng dày cộm đỏ, bông, sần sùi, trường hợp này được gọi là mũi sư tử hay mũi cà chua. Một số trường hợp kèm viêm giác mạc, kết mạc, bờ mi, viêm tai, viêm vùng da cằm.
Bệnh mũi đỏ cần phân biệt với một số bệnh: mụn trứng cá, da quanh miệng, viêm nang lông, viêm da tiết bã, tác dụng phụ của bôi corticoid kéo dài, bệnh luput đỏ hệ thống, bệnh viêm da cơ. Bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần. Sau nhiều năm khi tuổi lớn, bệnh có thể biến mất một cách tự nhiên mà không cần có sự chữa trị nào.
Để điều trị, trước tiên để phòng ngừa cần tránh bia rượu; tránh tiếp xúc với nắng nóng kéo dài; tránh gia vị, thức ăn uống nóng. Với những trường hợp cần dùng thuốc:
Bôi thuốc tại chỗ:
- Metronidazole 0,75% bôi 2 lần mỗi ngày.
- Metronidazole 1% bôi 1 lần mỗi ngày. Metronidazole có bán dưới dạng kem hoặc gel.
- Sodium sulfacetamide, dung dịch lưu huỳnh 5% và 10%.
- Bôi kháng sinh erythromycin, clindamycin.
Thuốc uống:
- Minocyclin hoặc doxycyclin 50-100mg, 2 lần mỗi ngày.
- Tetracyclin 1-1,5g/mỗi ngày. Sau khi bệnh giảm, duy trì liều thấp minocyclin, doxycyclin, tetracyclin.
- Isotretinoin: uống trong giai đoạn nặng, liều 0,1mg, 0,5mg hoặc 1mg mỗi kg cân nặng. Sử dụng thuốc này có nhiều tác dụng phụ, do đó cần có sự thăm khám và hướng dẫn của bác sĩ.
Riêng đối với mũi sư tử và giãn mao mạch:
- Phẫu thuật cắt bỏ phần mũi phình to.
- Đốt bằng laser, IPL, nhằm làm mất chỗ giãn của mao mạch.
Hiện tại ở Việt Nam các bệnh viện có khoa thẩm mỹ đã có các phương tiện điều trị này.
Bố cháu nên đến bệnh viện để được bác sĩ khám và tư vấn cụ thể.
Theo BS. Hoàng Tùng
Sức khỏe & Đời sống
Từ khóa » đầu Mũi Bị đỏ Là Bệnh Gì
-
Bài Thuốc Trị Bệnh Mũi đỏ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Tại Sao Mũi Cứ đỏ? - Tiền Phong
-
Chữa Bệnh Mũi đỏ Thế Nào? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cách điều Trị Triệt để Bệnh MŨI ĐỎ, MŨI CÀ CHUA Tốt Nhất 2021
-
Nâng Mũi Bị đỏ đầu Mũi: 3 Nguyên Nhân & 2 Bí Kíp Khắc Phục
-
Đỏ đầu Mũi Sau Phẫu Thuật Nâng Mũi - Suckhoe123
-
Điểm Danh 5 Bệnh Về Mũi Phổ Biến Nhất
-
Cách Khắc Phục Sống Mũi Bị đỏ Sau Nâng Nhanh Chóng Và An Toàn
-
Nâng Mũi Xong Bị đỏ đầu Mũi Do đâu? Cách Xử Lý Triệt để
-
Mũi Sưng đỏ Và Mất Khứu Giác Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? | Vinmec
-
Mũi Và Hai Bên Má đỏ, Nóng Rát Mỗi Khi Thời Tiết Thay đổi Là Bị Làm Sao ...
-
đốm đỏ ở Mũi | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Những điều Cần Biết Về Vùng Da đỏ Hoặc ửng đỏ Quanh Mũi
-
Trị Bệnh Mũi đỏ Bằng Đông Y
-
Phương Pháp Chữa Bệnh Mũi đỏ Tận Gốc | Bs 20 Năm Kinh Nghiệm
-
Nâng Mũi Bị đỏ đầu Mũi Có Nguy Hiểm Không? Bao Lâu Thì Hết đỏ?
-
Viêm Mũi Cấp Tính ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị