MUỐI IỐT – CẦN ĐƯỢC SỬ DỤNG HÀNG NGÀY

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
  • Home
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Hình ảnh hoạt động
  • Bảng giá dịch vụ
    • Bảng giá dịch vụ tiêm chủng
    • Bảng giá dịch vụ Xét nghiệm, Khám chữa bệnh
    • Bảng giá khám, tư vấn sức khoẻ
    • Bảng giá quầy thuốc
    • Bảng giá khám, tư vấn, điều trị phơi nhiễm HIV
    • Bảng giá thu phí hoạt động Kiểm dịch Y tế quốc tế
    • Bảng giá dịch vụ quan trắc môi trường lao động
    • Bảng giá khám bệnh nghề nghiệp
    • Bảng giá dịch vụ xét nghiệm mẫu nước
  • Hoạt động chuyên môn
    • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
    • Phòng, chống HIV/AIDS
    • Phòng, chống bệnh không lây nhiễm
    • Dinh dưỡng
    • Sức khỏe môi trường - Y tế trường học
    • Bệnh nghề nghiệp
    • Sức khỏe sinh sản
    • Truyền thông, giáo dục sức khỏe
    • Ký sinh trùng - Côn trùng
    • Kiểm dịch y tế quốc tế
    • Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng
    • Phòng khám đa khoa
  • Truyền thông COVID-19
    • Áp phích truyền thông
    • Infographics truyền thông
    • File phát thanh truyền thông
    • Tờ rơi truyền thông
    • Hướng dẫn phòng chống dịch
  • Văn bản
    • Công văn
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Nghị định
    • Thông báo
    • Kế hoạch
  • Báo cáo hoạt động
    • Tuyến Quận, huyện và các Bệnh viện
    • Báo cáo Khoa, phòng
Hội thảo triển khai hoạt động kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều vắc xin cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học Bộ Y tế điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở mới Tập huấn nâng cao năng lực về phòng, chống thừa cân - béo phì ở trẻ em Hội thảo khoa học “Bệnh viêm màng não do não mô cầu và vắc xin phòng ngừa” Đà Nẵng Triển khai tiêm chủng vắc xin phòng bệnh uốn ván- bạch hầu trong chương trình Tiêm chủng mở rộng
  • Trang nhất
  • Hoạt động chuyên môn
  • Phòng, chống bệnh không lây nhiễm
6 2 banner2 1 MUỐI IỐT – CẦN ĐƯỢC SỬ DỤNG HÀNG NGÀY Thứ tư - 27/01/2021 15:53 Iốt có vai trò quan trọng đối với sự phát triển cơ thể con người. Khi bị thiếu iốt, cơ thể phải đối diện với nhiều nguy cơ bệnh tật. Vậy nhưng có nhiều người thắc mắc là: có nên ăn muối iốt thường xuyên hàng ngày không? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi này. Nhu cầu iốt của cơ thể Iốt là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, da - lông - tóc - móng, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động... Iốt rất cần thiết cho cơ thể, mặc dù với hàm lượng rất nhỏ. Người lớn trung bình cần khoảng 150mcg/ngày. Phụ nữ có thai cần nhiều hơn người bình thường, khoảng 200mcg/ngày.Phụ nữ cho con bú cần lượng iốt nhiều nhất so với những trường hợp khác, cần khoảng 209mcg/gày. Nhu cầu iốt của trẻ: Trẻ từ 0-6 tháng tuổi cần 40mcg/ngày, với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì mẹ nên ăn nhiều hải sản và dùng muối iốt hoặc nước mắm có iốt để nguồn dưỡng chất quan trọng này tiết qua sữa bổ sung cho bé. Với trẻ đã ăn dặm (6-12 tháng) cần 50mcg, có thể bổ sung iốt qua ăn uống hàng ngày. Trẻ từ 1-3 tuổi cần 70mcg; trẻ từ 4-9 tuổi cần 120mcg; trẻ từ 10-12 tuổi cần 140mcg; từ 14 tuổi đến khi trưởng thành là 150mcg. Trứng và các thực phẩm từ sữa là một nguồn cung cấp iốt khá tốt. Ngoài ra, iốt cũng có nhiều trong hải sản như cá, tôm, cua và có nhiều trong các loại rau xanh... 2701211 Nên sử dụng muối iốt trong bữa ăn hàng ngày để cung cấp đủ lượng iốt cần thiết cho cơ thể. Nguy cơ do thiếu iốt Khi cơ thể bị thiếu hụt iốt sẽ dẫn đến mắc bệnh bướu cổ và tình trạng đần độn. Với bệnh bướu cổ, nó có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời. Còn tình trạng đần độn có thể xảy ra ngay từ khi em bé còn nằm trong bụng mẹ (nếu người mẹ mang thai bị thiếu hụt iốt trầm trọng). Thiếu iốt có thể gây tác hại cho mọi lứa tuổi, nhưng lứa tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất là ở thời kỳ bào thai và trẻ nhỏ. Phụ nữ mang thai nếu thiếu iốt thì sự phát triển của bào thai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là bộ não của trẻ. Thiếu iốt ở mẹ từ mức trung bình đến nặng có thể gây chậm phát triển não của thai nhi và sinh ra đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ, thậm chí đần độn hoặc mang khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc, câm, lác mắt. Thiếu iốt ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai có thể gây sẩy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non... Thiếu iốt ở trẻ em sẽ gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng, làm giảm năng lực học tập và trí tuệ của các em... Ở tuổi dậy thì, nếu thiếu iốt cũng thường gây bướu cổ, các biến chứng của bệnh bướu cổ, thiểu năng giáp. Khi bị thiểu năng giáp, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ, lao động rất nhanh mệt mỏi, không linh hoạt, tinh thần trì trệ, khả năng lao động giảm sút... Cần sử dụng muối iốt thường xuyên hàng ngày Những rối loạn do thiếu iốt gây ra là rất đáng ngại, vì vậy cần phải ăn muối iốt để bổ sung lượng iốt thiếu hụt trong thức ăn hàng ngày. Muối iốt là muối thường được trộn iốt theo một hàm lượng cho phép. Trước kia, muối iốt được trộn thủ công bằng tay, nay được trộn bằng máy nên muối iốt ngày càng đảm bảo về chất lượng vệ sinh và hàm lượng iốt tiêu chuẩn. Muối iốt không làm thay đổi mùi vị thức ăn mà hoàn toàn như muối thường, được dùng để cho vào thức ăn và làm cho thức ăn trở nên ngon hơn. Lượng iốt được trộn vào muối an toàn cho tất cả mọi người, kể cả người thiếu và không thiếu iốt, kể cả người bệnh bướu giáp đơn thuần hay cường giáp. Nên dùng muối iốt như muối thường trong mọi hình thức nấu ăn, chế biến, cả khi muối dưa, muối cà, làm mắm, làm gia vị... là đủ nhu cầu iốt cho cơ thể và phòng ngừa được các rối loạn do thiếu iốt. Hơn 90% lượng iốt cơ thể có được là từ thực phẩm. Các loại thức ăn có nhiều iốt là thủy hải sản như cá, tôm, cua, ốc, tảo; rau, trái cây có màu sậm, phủ tạng động vật, sữa... Tuy nhiên, nguồn thức ăn tự nhiên có chứa iốt ngày càng giảm hàm lượng đi do chất lượng thực phẩm kém, hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường, đất đai bạc màu, xói mòn... làm giảm đi rất nhiều lượng iốt có trong thực phẩm tự nhiên. Do đó, các bà nội trợ, các bà mẹ, các đầu bếp, các nhà chế biến thực phẩm cần sử dụng muối iốt trong chế biến nấu ăn hàng ngày. Long Vương (Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/) Tags: cơ thể, quan trọng, thường xuyên, nguy cơ, phát triển, vai trò, đối diện, thắc mắc, trả lời, câu hỏi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết Tweet

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận

Những tin mới hơn

  • NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LÝ VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

    (17/03/2021)
  • PHÁT HIỆN VÀ SÀNG LỌC BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

    (26/03/2021)
  • NHỮNG AI CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?

    (27/03/2021)
  • KIỂM SOÁT TỐT ĐƯỜNG HUYẾT SẼ GIÚP HẠN CHẾ BIẾN CHỨNG LÊN VÕNG MẠC

    (29/03/2021)
  • 77% NGƯỜI VIỆT TỬ VONG LÀ DO BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM

    (07/04/2021)
  • TĂNG HUYẾT ÁP DO DÙNG THUỐC

    (12/04/2021)
  • CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ SINH HOẠT CHO NGƯỜI MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

    (15/04/2021)
  • ĐÀ NẴNG TIẾP TỤC TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG PHÁT HIỆN SỚM BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG CỘNG ĐỒNG

    (23/04/2021)
  • NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN BIẾT VỀ TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ, THUỐC LÁ NUNG NÓNG

    (26/05/2021)
  • THUỐC LÁ LÀM TĂNG NGUY CƠ MẮC COVID-19

    (31/05/2021)

Những tin cũ hơn

  • "CHO BỚT MUỐI, CHẤM NHẸ TAY, GIẢM NGAY ĐỒ MẶN" GIÚP PHÒNG CHỐNG CÁC BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM

    (26/01/2021)
  • CẦN CHÚ Ý CHĂM SÓC SỨC KHỎE ĐÚNG CÁCH ĐỂ CHỐNG LẠI BỆNH TẬT TRONG MÙA LẠNH

    (19/01/2021)
  • HÃY CHÚ Ý ĐẾN “ THỜI GIAN VÀNG” CẤP CỨU ĐỘT QUỴ NÃO

    (14/01/2021)
  • DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

    (12/11/2020)
  • BIẾN CHỨNG ĐÁY MẮT CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

    (07/12/2020)
  • CÁCH NHẬN BIẾT CÁC BIẾN CHỨNG Ở MẮT CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

    (18/10/2020)
  • CÁC CHẤT CHUYỂN HÓA TRONG CƠ THỂ CÓ THỂ LÀM TĂNG HOẶC GIẢM NGUY CƠ ĐỘT QUỴ

    (24/12/2020)
  • PHÒNG BỆNH CHO NGƯỜI CAO TUỔI VÀO MÙA ĐÔNG – XUÂN

    (23/12/2020)
  • CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI BỊ BỆNH GÚT

    (23/12/2020)
  • TRUNG TÂM Y TẾ LIÊN CHIỂU: KHÁM MẮT VÀ CẤP KÍNH CHO HỌC SINH

    (23/11/2020)
Số ĐIỆN THOẠI
  • Liên hệ công việc 0236.3890.407
  • Đường dây nóng 0905.108.844 (Không TV tiêm chủng)
Tổng đài tư vấn
  • Tổng đài tư vấn: (Hoạt động trong giờ hành chính không tính Lễ, Tết) - Thứ 7, CN: Buổi sáng 1900.988.975
  • Tư vấn tiêm chủng 1900.988.975 ấn phím 1 hoặc phím 2
  • Tư vấn sức khỏe sinh sản 1900.988.975 ấn phím 3
  • Tư vấn điều trị các bệnh giun sán, viêm gan B, C. Tư vấn xử lý các loại côn trùng 0934.048.568
VIDEO truyền thông
  • Sau
  • Trước
Tài liệu truyền thông GDSK
    TRIỂN KHAI TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG BỆNH UỐN VÁN- BẠCH HẦU TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
  • TRIỂN KHAI TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG BỆNH UỐN VÁN- BẠCH HẦU TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
  • Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...
  • Những cách phòng bệnh sởi cần biết
  • INFOGRAPHICH: Khuyến cáo của BYT mới nhất về PC dịch bệnh sởi
  • 6 cách phòng chống dịch Cúm A(H5N1)
  • INFOGRAPHICH: GIỚI THIỆU THÔNG TƯ SỐ 32/2023/TT-BYT HƯỚNG DẪN LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH 2023
© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Hình ảnh Muối I ốt