My Blog: Anh-Tourguide: Bài 6. NHÂN CÁCH
Có thể bạn quan tâm
- Home
- Đăng Tin Rao Vặt
- Đăng Nhập
- Đăng Ký
- Thế Giới Rao Vặt 24h
Bài 6. NHÂN CÁCH
Bài 6. NHÂN CÁCHCác nội dung chính 1. Khái niệm nhân cách trong tâm lý học 2. Các thuộc tính tâm lý của nhân cách 3. Mặt ý chí của nhân cách 4. Sự hình thành và phát triển nhân cách 1. Khái niệm nhân cách trong tâm lý học 1.1. Nhân cách là gì?Con người là thành viên của một cộng đồng xã hội, vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Người ta thường định nghĩa con người là một thực thể sinh vật – xã hội và văn hóa. Với quan niệm này, trong nghiên cứu về con người cần tiếp cận theo cả ba mặt: sinh vật, tâm lý và xã hội.Để hiểu rõ khái niệm nhân cách cần phân biệt nhân cách với những khái niệm gần gũi: cá nhân, cá tính, chủ thể. Khái niệm cá nhân dùng để chỉ một con người cụ thể của một cộng đồng, thành viên của xã hội, đại diện cho loài người. Cá nhân cũng là một thực thể sinh vật – xã hội và văn hóa, nhưng được xem xét một cách cụ thể riêng từng người, với các đặt điểm về sinh lý, tâm lý và xã hội để phân biệt nó với cá nhân khác, với cộng đồng. Khái niệm cá tính dùng để chỉ cái đơn nhất, có một không hai, không lặp lại trong tâm lý (hoặc sinh lý) của cá thể động vật hoặc cá thể người (cá nhân). Chủ thể là khái niệm dùng để chỉ một cá nhân khi cá nhân đó thực hiện một hoạt động có ý thức, có mục đích. Khi cá nhân nhận thức và cải biến thế giới trong quá trình hoạt động nó được gọi là chủ thể. Cũng cần lưu ý rằng khi cá nhân chỉ đơn thuần tham gia một hoạt động thì nó chưa phải là chủ thể của hoạt động đó. Chỉ khi mục đích của hoạt động được cá nhân ý thức sâu sắc, được coi là có ý nghĩa đối với bản thân nó, khi nó tích cực, chủ động và tự giác tiến hành hoạt động cá nhân mới là chủ thể của hoạt động đó. Khái niệm nhân cách chỉ nói về mặt xã hội, mặt tâm lý của cá nhân với tư cách thành viên của một xã hội nhất định, là chủ thể của các quan hệ người-người, của hoạt động có ý thức và giao tiếp. Nhà Tâm lý học Xô viết X.L. Rubinstein đã viết: “Con người là cá tính do nó có những thuộc tính đặc biệt, con người là nhân cách do nó xác định được quan hệ của mình với người xung quanh một cách có ý thức”. Khái niệm nhân cách là một khái niệm rộng và phức tạp của tâm lý học. Ở mỗi góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu có những quan niệm khác nhau về nhân cách. Vì vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách. Ngay từ năm 1949 G.Allport đã dẫn ra trên 50 định nghĩa khác nhau của các nhà tâm lý học về nhân cách. Trong các quan niệm, cũng có những quan niệm sai lầm coi nhân cách nằm trong các đặc điểm sinh vật hay đặc điểm hình thể của con người theo kiểu “nhìn hình dáng để đoán số mệnh con người”. Có quan niệm lại lấy quan hệ gia đình, dòng họ để thay thế một cách đơn giản máy móc các thuộc tính của cá nhân. Có quan niệm chỉ chú ý đến cái chung, bỏ qua cái riêng trong nhân cách, đồng nhất nhân cách với con người… Trong tiếng Việt, khái niệm “nhân cách” gần như là “nên người”, có nhân cách là nên người, không nên người là không có nhân cách. Các bậc cha mẹ nuôi dạy con cái đều mong con cái khôn lớn, mong cho chúng nên người - “Con ơi muốn nên thân người, lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha”. “Tính người” và “cách làm người” cũng thuộc nội hàm khái niệm nhân cách. Một con người khi đã mất tính người thì cũng không còn nhân cách. Nhân cách biểu hiện phong cách, cách sống của con người. Tất nhiên, cách sống của con người phải khác cách sống của con vật. Như vậy không phải cứ là con người, là cá nhân thì nghiễm nhiên là một nhân cách. Ngày nay, tâm lý học coi nhân cách là một phạm trù xã hội, có bản chất xã hội - lịch sử, nghĩa là nội dung của nhân cách là nội dung của những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội được chuyển vào trong mỗi con người. Có thể nêu một số định nghĩa tiêu biểu về nhân cách như: “Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định”, hay “Nhân cách là một con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc tính và phẩm chất tâm lý, quy định hình thức hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội”. Ở mỗi cá nhân, nhân cách do các thuộc tính tâm lý của cá nhân hợp nhất lại mà thành. Vì vậy có thể định nghĩa “nhân cách là tổ hợp các đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân quy định bản sắc và giá trị xã hội của con người”. Như vậy: • Nhân cách không phải là tất cả các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ bao hàm những đặc điểm quy định bộ mặt tâm lý xã hội, giá trị và cốt cách làm người của con người như là một thành viên của xã hội. • Nhân cách không phải là một nét, một phẩm chất tâm lý riêng lẻ mà là một cấu tạo tâm lý phức hợp. Nói cách khác nhân cách là tổng thể những đặc điểm tâm lý đặc trưng với một cơ cấu xác định. • Nhân cách con người không bẩm sinh, không tự nhiên có, nhân cách được hình thành dần trong quá trình tham gia các mối quan hệ của con người. Nhân cách quy định bản sắc riêng của cá nhân trong sự thống nhất biện chứng với cái chung, cái phổ biến của cộng đồng mà cá nhân đó là đại biểu. Nhân cách biểu hiện trên ba cấp độ: bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân và cấp độ siêu cá nhân Ở cấp độ bên trong cá nhân, nhân cách thể hiện tính riêng biệt, tính không đồng nhất, tính tích cực trong việc khắc phục những hạn chế của hoàn cảnh và của bản thân. Phân tích nhân cách ở cấp độ bên trong cá nhân là xem xét nhân cách của bản thân cá nhân. Ở cấp độ liên cá nhân, nhân cách được thể hiện trong các mối quan hệ, liên hệ với nhân cách khác. Như vậy, phân tích nhân cách ở mức độ liên cá nhân là đã đặt nhân cách trong nhóm của nó (trong nhóm, trong tập thể, trong giai cấp…). Cấp độ siêu cá nhân là mức độ cao nhất, ở cấp độ này nhân cách được xem xét như là một chủ thể đang tích cực hoạt động và gây những biến đổi ở người khác. Phân tích nhân cách ở mức độ siêu cá nhân là xem xét những hoạt động của nhân cách có ảnh hưởng như thế nào tới những nhân cách khác, ảnh hưởng tới mức độ nào. 1.2. Các đặc điểm cơ bản của nhân cách Nhân cách có các đặc điểm sau: Tính thống nhất của nhân cách. Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất các thuộc tính, các đặc điểm tâm lý, là sự thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa nhận thức, tình cảm và ý chí… là sự thống nhất của tất cả mọi nét khác nhau của nó. Đó không phải là phép cộng của các nét, các thuộc tính và đặc điểm tâm lý mà là sự tổng hòa các đặc điểm thuộc tính ấy Do đó, khi đánh giá về nhân cách chúng ta cần đánh giá trong tính thống nhất của nó chứ không tách riêng từng nét, từng thộc tính để đánh giá; khi rèn luyện và hình thành nhân cách phải rèn luyện một cách đồng bộ, không giáo dục nhân cách theo “từng phần”. Tính ổn định của nhân cách. Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lý tương đối ổn định của cá nhân tạo nên bộ mặt tâm lý ổn định của nhân cách. Chính nhờ điều này mà chúng ta có thể phân biệt nhân cách này với nhân cách khác, và còn có thể dự đoán được hành vi của nhân cách trong tình huống này hay khác. Các đặc điểm nhân cách cũng như cấu trúc nhân cách của cá nhân khó hình thành và cũng khó mất đi. Trong thực tế, từng nét nhân cách (tính cách, phẩm chất…) có thể thay đổi trong quá trình sống của con người, nhưng nhìn tổng thể thì chúng vẫn là một cấu trúc trọn vẹn, tương đối ổn định. Do tính ổn định của nhân cách, khi đánh giá nhân cách, chỉ đánh giá những phẩm chất hoặc những nét tính cách khá ổn định của nhân cách. Đồng thời, trong hình thành hay điều chỉnh nhân cách cần chú ý không nóng vội,đoi fhỏi kết quả nhanh chóng. Tính tích cực của nhân cách.Tính tích cực là một thuộc tính đặc trưng của nhân cách. Cá nhân được thừa nhận là một nhân cách khi cá nhân tích cực hoạt động và hoạt động của cá nhân được đánh giá là hoạt động tích cực. Giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt cách làm người của cá nhân thể hiện rõ nét ở tính tích cực hoạt động của cá nhân. Tính tích cực của cá nhân biểu hiện trong hoạt động như lựa chọn hoạt động tích cực, xác định mục đích hoạt động đúng đắn và chủ động, tự giác, nỗ lực thực hiện hoạt động, giao tiếp nhằm nhận thức và cải tạo thế giới và cải tạo chính bản thân. Trong cuộc sống, tính tích cực của nhân cách luôn luôn cần được phát huy. Đánh giá nhân cách là đánh giá tính tích cực và sản phẩm của tính tích cực ấy. Tính giao lưu của nhân cách Nhân cách chỉ có thể hình thành phát triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ giao lưu với những nhân cách khác. Nhu cầu giao lưu là nhu cầu rất đặc biệt của con người. Con người sinh ra và lớn lên luôn có nhu cầu giao lưu, giao tiếp với người khác và với xã hội. Thông qua quan hệ giao lưu với người khác, con người gia nhập các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội, đồng thời cũng qua giao tiếp, con người được đánh giá theo quan hệ xã hội và đóng góp giá trị nhân cách của mình cho xã hội, cho người khác. 1.3. Các kiểu nhân cách Sự hình thành các kiểu nhân cách phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quan hệ xã hội, điều kiện lịch sử mà con người đó sống, kiểu thần kinh, trình độ… Vì vậy có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại kiểu nhân cách. Nhưng tất cả các cách phân loại chỉ mang tính chất tương đối, không có cách phân loại nào có thể bao quát đuợc tất cả các tiêu chí. Phân loại nhân cách theo định hướng giá trị thuộc về Spranger (1882-1963), nhà tâm lý học Đức, thuộc trường phái Tâm lý học mô tả. Căn cứ vào định hướng giá trị trong hoạt động sống của cá nhân Spranger đã chia ra 5 kiểu nhân cách cơ bản sau: người lý thuyết, người chính trị, người kinh tế, người thẩm mỹ, người vị tha. Tuy nhiên, Spranger mới chỉ dừng lại ở việc mô tả các biểu hiện đặc trưng của các loại nhân cách, chưa lý giải được sự hoà nhập của các loại nhân cách vào xã hội cũng như vị trí vai trò của từng loại nhân cách. Karen Horney (1888- 1952) nhà Tâm lý học người Mỹ, đại diện cho phái Phân tâm học, dựa vào định hướng giá trị trong quan hệ người – người, chia ra 3 kiểu nhân cách: kiểu người nhường nhịn hay bị áp đảo; kiểu người công kích, mạnh mẽ; kiểu người hờ hững lạnh lùng. Phân loại nhân cách qua giao tiếp Dựa vào đặc điểm giao tiếp của nhân cách có thể phân loại nhân cách thành: người thích sống nội tâm, người thích giao tiếp hình thức, người nhạy cảm và người ba hoa. Dựa vào cách bộc lộ bản thân trong hoạt động giao tiếp, người ta thường nói tới hai kiểu nhân cách: nhân cách hướng nội và nhân cách hướng ngoại. Phân loại nhân cách theo hình thái kinh tế xã hội chia nhân cách thành các loại: - Kiểu nhân cách phong kiến của các ông bà già, còn lại cho đến bây giờ, họ thường bị bọn trẻ gọi là các ông bà già phong kiến; - Kiểu nhân cách XHCN là nhân cách của người cách mạng, có tinh thần làm chủ tập thể, người lao động - Kiểu nhân cách Tư bản chủ nghĩa như: Nhân cách của các nhà Tư sản. Phân loại nhân cách theo nghề nghiệp Con người tuỳ theo đặc điểm nghề nghiệp khác nhau đều có các đặc điểm nhân cách riêng. Như vậy mỗi nghề có một kiểu nhân cách tương ứng. Phân loại nhân cách theo đạo đức xã hội bàn đến các kiểu nhân cách: - Đại nhân : người có đức rộng, tài cao, chí lớn… - Tiểu nhân: là những người nhỏ nhen, ích kỷ, thiểm cận, hẹp hòi; - Người tốt: giàu lòng nhân ái, có nhiều đức tính tốt đẹp… - Người xấu: có nhiều thói hư tật xấu, độc ác, nham hiểm… Trên đây là một số cách phân loại nhân cách thường gặp. Tất nhiên không có cách phân loại nào hoàn toàn bao quát, nó chỉ có tính chất tương đối.2. Các thuộc tính tâm lý của nhân cách 2.1. Xu hướng nhân cách và động cơ của nhân cáchXu hướng nhân cách: Xu hướng nhân cách là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, bao gồm một hệ thống động cơ quy định tính tích cực hoạt động của cá nhân và quy định sự lựa chọn thái độ của nó. Xu hướng nhân cách nói lên chiều hướng phát triển của nhân cách. Xu hướng nhân cách thường biểu hiện ở các nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin của con người. Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần thoả mãn để tồn tại và phát triển, ví dụ nhu cầu nơi ở, ăn uống, việc làm, học tập, vui chơi… Nhu cầu của con người có nhưng đặc điểm cơ bản sau: • Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng. Khi có đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu, nó trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động nhằm tới đối tượng; • Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thỏa mãn nó quy định; • Nhu cầu có tính chu kỳ; • Nhu cầu của con người mang bản chất xã hội, khác về chất so với nhu cầu của con vật. Nhu cầu của con người rất đa dạng. Nhu cầu vật chất gắn liền với sự tồn tại của cơ thể như: nhu cầu ăn, ở, mặc,…; nhu cầu tinh thần bao gồm nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu giao tiếp và nhu cầu hoạt động xã hội... Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó – đối tượng vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú. Hứng thú nảy sinh chủ yếu do tính hấp dẫn về mặt cảm xúc của nội dung hoạt động, còn nhu cầu có thể không có yếu tố hấp dẫn. Chẳng hạn khi bị bệnh, người ta có nhu cầu uống thuốc để điều trị nhưng người ta không thấy khoái cảm khi uống thuốc. Đây chính là sự khác nhau giữa hứng thú và nhu cầu. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, tăng sức làm việc, đặc biệt là tăng tính tự giác, tích cực trong hoạt động và vì vậy hứng thú làm tăng hiệu quả hoạt động. Đặc biệt trong hoạt động nhận thức và hoạt động học tập, hứng thú có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả học tập. Những môn học có hứng thú bao giờ kết quả cũng tốt hơn những môn học không có hứng thú. Vì vậy, giáo viên cần hình thành được hứng thú học tập cho học sinh Hứng thú có quan hệ gần gũi với nhu cầu. Cùng với nhu cầu, hứng thú là một thành phần trong hệ thống động cơ của nhân cách. Hứng thú và nhu cầu cũng có thể chuyển hóa cho nhau, có khi thống nhất với nhau, nhưng cũng có khi độc lập với nhau. Lý tưởng là một mục tiêu cao đẹp, được phản ánh trong ý thức con người dưới hình thức một hình ảnh mẫu mực, tương đối hoàn chỉnh, có sức lôi cuốn con người tích cực hoạt động để vươn tới lý tưởng đó. Lý tưởng tựa như ngôi sao sáng dẫn đường, chỉ hướng cho hành động của cá nhân. Nhà tâm lý học Liên Xô, Ivanôp có viết: “Lý tưởng là cái vì nó mà ta sống, dưới ánh sáng của nó ta hiểu được ý nghĩa của cuộc đời”. Lý tưởng khác với ước mơ ở chỗ, trong lý tưởng chứa đựng mặt nhận thức sâu sắc của chủ thể về các điều kiện chủ quan và khách quan để vươn tới lý tưởng, đồng thời chủ thể có tình cảm mãnh liệt đối với hình ảnh lý tưởng của mình. Chính vì thế, lý tưởng có sức mạnh lôi cuốn toàn bộ cuộc sống con người vào các hoạt động vươn tới lý tưởng của mình. Tuy vậy, ước mơ có thể là cơ sở cho sự hình thành lý tưởng cao đẹp sau này. Lý tưởng vừa có tính hiện thực, vừa có tính lãng mạn. Có tính hiện thực vì lý tưởng bao giờ cũng được xây dựng từ nhiều “chất liệu” có thực trong đời sống. Song lý tưởng lại là hình ảnh mẫu mực chưa có trong hiện thực của cá nhân, mà là cái chỉ có thể đạt được trong tương lai. Lý tưởng phản ánh xu thế phát triển của con người. Lý tưởng mang tính lịch sử và giai cấp: ở các thời đại và chế độ chính trị khác nhau thì lý tưởng của con người cũng khác nhau. Lý tưởng là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng nhân cách, nó xác định mục tiêu và điều khiển toàn bộ hoạt động của con người - “Sống mà không có lý tưởng cũng như người đi trong rừng mà không có phương hướng”. Niềm tin là sự tin tưởng của con người vào những tri thức và những kinh nghiệm mà con người đă thể nghiệm và rung động về tính đúng đắn của nó. Niềm tin là thành phần quan trọng trong hệ thống động cơ của cá nhân, nó thúc đẩy mạnh mẽ con người hành động phù hợp với niềm tin của mình. Niềm tin càng mãnh liệt thì sức sống càng dồi dào. Có một câu thành ngữ nói rằng: “Mất niềm tin là mất tất cả”. Điều đó nói lên rằng sống phải có niềm tin. Tin tưởng, lạc quan làm cho cuộc sống vui tươi, thoải mái, bình yên hơn. Tuy nhiên trong cuộc sống, người ta cũng cần tránh các niềm tin mù quáng, chẳng hạn như niềm tin nhảm nhí, tin vào mê tín dị đoan… Thế giới quan là hệ thống quan điểm và niềm tin của con người về thế giới khách quan, nó được hình thành dần dần ở con người trên cơ sở lĩnh hội các tri thức, kinh nghiệm. Ở góc độ triết học người ta phân biệt hai loại thế giới quan chủ yếu: thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. Thế giới quan có tính khái quát hơn so với niềm tin. Niềm tin có tính cụ thể hơn, tuy nhiên thế giới quan và niềm tin có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau. Thế giới quan và niềm tin tạo cho con người ý chí, nghị lực để hành động phù hợp với quan điểm đã chấp nhận và sẽ đấu tranh chống lại những điều trái với niềm tin đó Hệ thống động cơ của nhân cách: Vấn đề động cơ là vấn đề trung tâm trong các lý thuyết về nhân cách. A.N. Lêonchiev cho rằng: “Trong sự hình thành nhân cách con người biểu hiện về mặt tâm lý là sự phát triển mặt động cơ của nhân cách”. Một số nhà tâm lý học giải thích nguồn gốc của động cơ chủ yếu trên bình diện sinh vật, coi bản năng là nguồn động lực chủ yếu thúc đẩy con người hoạt động (1) . Các nhà tâm lý học Macxit cho rằng những đối tượng đáp ứng nhu cầu này hay nhu cầu khác nằm trong hiện thực khách quan, khi chúng được chủ thể ý thức sẽ hướng dẫn và thúc đẩy chủ thể hoạt động và nó trở thành động cơ của hoạt động. Động cơ được phân chia thành nhiều loại: • Động cơ ham thích và động cơ nghĩa vụ; • Động cơ gần và động cơ xa; • Động cơ cá nhân và động cơ công việc; • Động cơ quá trình và động cơ kết quả. Toàn bộ các thành phần trong xu hướng nhân cách như nhu cầu, hứng thú, lí tưởng, thế giới quan, niềm tin… đều là thành phần trong hệ thống động cơ của nhân cách, chúng là động lực của hành vi, của hoạt động và của sự hình thành, phát triển nhân cách. Các thành phần trong hệ thống động cơ của cá nhân có mối quan hệ chi phối lẫn nhau theo những thứ bậc, trong đó có những thành phần giữ vai trò chủ đạo, có thành phần giữ vai trò phụ trợ, tùy theo từng hoàn cảnh của hoạt động. 2.2. Tính cách Tính cách là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, bao gồm một hệ thống thái độ tương đối ổn định đối với hiện thực và thể hiện trong hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng. Nói cách khác, tính cách là thái độ đã được củng cố trong những phương thức hành vi quen thuộc. Tâm lý học định nghĩa tính cách là sự kết hợp độc đáo các đặc điểm tâm lý ổn định của con người, những đặc điểm này quy định phương thức hành vi điển hình của người đó trong những điều kiện và hoàn cảnh sống nhất định, thể hiện thái độ của họ đối với thế giới xung quanh và với bản thân. Trong cuộc sống hằng ngày ta thường dùng các từ “tính tình”, “tính nết”, “tính cách” để chỉ tính cách. Những nét tính cách tốt thường được gọi là “đặc tính”, “lòng”, “tinh thần”…; những nét tính cách xấu thường được gọi là “thói”, “tật”… Như vậy, tính cách được đánh giá về mặt đạo đức. Tính cách mang tính ổn định, bền vững, thống nhất và tính độc đáo, riêng biệt, điển hình cho mỗi cá nhân. Tính cách của cá nhân chịu sự chế ước của xã hội. Tính cách của con người không phải là bẩm sinh, không tự nhiên có mà tính cách được hình thành trong sự phát triển của cá nhân, dưới tác động của giáo dục và sự tích cực rèn luyện của cá nhân. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Tính cách có cấu trúc rất phức tạp, bao gồm hệ thống thái độ và hệ thống hành vi tương ứng: Hệ thống thái độ của cá nhân có thể là thái độ tốt hoặc là thái độ xấu, bao gồm các mặt sau đây: • Thái độ đối với tập thể và xã hội bao gồm các thái độ tốt là: yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, thái độ chính trị, tinh thần đổi mới, tinh thần hợp tác cộng đồng … hoặc là thái độ xấu như: bất mãn với chế độ, chống phá chế độ nhà nước… • Thái độ đối với lao động, gồm các thái độ tốt như: yêu lao động, cần cù, sáng tạo, lao động có kỷ luật, tiết kiệm, đem lại năng xuất cao… Ngược lại là sự lười biếng, dối trá, cẩu thả, lãng phí… • Thái độ đối với mọi người, gồm các thái độ như tính khiêm tốn, lòng tự trọng, tinh thần tự phê bình…; ngược lại là tính tự kiêu, tính ích kỷ… • Thái độ đối với bản thân, gồm các thái độ tốt như: Tự trọng, nghiêm khắc với chính mình, tự chủ hành vi bản thân…Ngược lại là tính buông thả, thiếu tự chủ,.. Hệ thống hành vi là biểu hiện cụ thể ra bên ngoài của hệ thống thái độ, nó rất đa dạng. Người có tính cách ổn định thì hệ thống thái độ sẽ tương ứng với hệ thống hành vi, cử chỉ, lời nói... Tuy nhiên, cũng có khi không có sự thống nhất của thái độ với hành vi cử chỉ. Tính cách có quan hệ chặt chẽ với các phẩm chất khác như xu hướng, khí chất, tình cảm, ý chí, kỹ xảo, thói quen và vốn sống của cá nhân. 2.3. Năng lực Con người ta không những khác nhau về nhu cầu, hứng thú, tính tình, khí chất…mà còn khác nhau về khả năng, năng lực. Trong hoạt động thực tế có khi cùng một điều kiện làm việc, cùng một công việc nhưng có người đạt kết quả cao mà có người chỉ đạt kết quả thấp. Có người làm tốt công việc này nhưng không thể làm tốt công việc khác… Như vậy là có sự khác nhau về năng lực. Để làm tốt một công việc, cá nhân cần phải có một số đặc điểm thích ứng với công việc đó. Ví dụ như muốn học giỏi thì người phải có bộ óc thông minh, chăm chỉ, say mê học tập, có chí hướng vươn lên, có phương pháp học tập tốt… Sự phù hợp ấy gọi là năng lực. Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định đảm bảo cho sự hoàn thành hoạt động đó có kết quả. Năng lực có các đặc điểm sau: Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo, có nghĩa là năng lực không phải là một thuộc tính đơn nhất hoặc là những thuộc tính rời rạc, mà năng lực là sự kết hợp nhiều thuộc tính của cá nhân với nhau. Năng lực bao giờ cũng gắn với hoạt động cụ thể. Người ta không nói về năng lực một cách chung chung. Thực tế có năng lực chung, nhưng năng lực chung là năng lực chưa xác định, nó có thể không tạo thành năng lực cụ thể gì hết, ví dụ như một người thông minh nhưng không có năng lực cụ thể nào cả. Mỗi hoạt động đều có yêu cầu riêng, đòi hỏi con người thực hiện hoạt động ấy phải đáp ứng. Thế nhưng không phải bất cứ thuộc tính nào của cá nhân cũng phù hợp với yêu cầu của hoạt động đó. Có năng lực hay không có năng lực chính là có sự phù hợp hay không giữa một bên là yêu cầu của hoạt động và một bên là các thuộc tính cá nhân. Những thuộc tính của cá nhân bao gồm cả những đặc điểm tâm lý (tư duy, trí tuệ, các đặc điểm của trí nhớ, chú ý, tưởng tượng…) và những đặc điểm giải phẫu sinh lý (những đặc điểm của hệ thần kinh, cơ bắp…). Có thể nói gần như toàn bộ thuộc tính của cá nhân đều giúp cá nhân thực hiện hoạt động. Nói như vậy không có nghĩa năng lực là toàn bộ thuộc tính của cá nhân mà chỉ có những thuộc tính phù hợp với yêu cầu của hoạt động và trực tiếp góp phần làm cho hoạt động đó đạt kết quả cao. Chẳng hạn những đặc điểm của cơ quan thính giác, phát âm tốt cần cho năng lực âm nhạc, những đặc điểm của thị giác, trí nhớ không gian… là một trong những đặc điểm cần thiết cho năng lực hội họa. Trong khi đó lòng tốt, sự giản dị, sự khiêm tốn… không được xếp vào các thuộc tính tạo lập của các năng lực trên. Năng lực là tổng hợp những thuộc tính của cá nhân, nó có cấu trúc nhất định. Theo nhà tâm lý học Liên Xô A.G.Côvaliôp thì năng lực gồm ba nhóm thuộc tính sau đây: • Thuộc tính chủ đạo; • Thuộc tính cơ sở làm chỗ dựa • Thuộc tính hỗ trợ làm thành một cái nền. Ví dụ trong năng lực tạo hình thì thuộc tính chủ đạo gồm tưởng tượng sáng tạo giúp cá nhân nắm được cái bản chất, xây dựng hình tượng độc đáo của các hiện tượng, sự vật; thuộc tính làm chỗ dựa là tính nhạy cảm cao của bộ máy phân tích thị giác giúp cho cá nhân nhận xét nhanh chóng các đường nét của vật thể…; thuộc tính hỗ trợ là tình cảm, thái độ của người họa sĩ đối với sự vật và hiện tượng. Nó tạo thành cái nền hỗ trợ cho hoạt động tạo hình. Trong quá trình phát triển của năng lực, cấu trúc của nó từ lúc nó còn là năng khiếu, đến lúc phát triển thành năng lực ở mức độ cao hơn cũng thay đổi từ chỗ chưa ổn định, chưa hoàn thiện đến chỗ ổn định và hoàn thiện hơn. Người ta cũng phân biệt các mức độ của năng lực: có năng lực, tài năng và thiên tài. Có năng lực chỉ mức độ thấp nhất của năng lực là có khả năng hoàn thành hoạt động ở mức độ đạt yêu cầu. Tài năng chỉ mức độ cao hơn năng lực, người có tài năng ở lĩnh vực hoạt động nào đó chính là người có khả năng giải quyết được vấn đề một cách sáng tạo, tạo ra được những giá trị to lớn trong cuộc sống. Ví dụ như Quang Trung là nhà quân sự có tài; hoặc Nguyễn Trãi có tài trong nhiều lĩnh vực. Thiên tài chỉ mức độ cao nhất của năng lực. Người thiên tài thể hiện sự hoàn thành một cách xuất chúng một hoạt động nào đó, họ là những vĩ nhân trong lịch sử. Chẳng hạn như Mác, Ăngghen, Lênin là những bậc thiên tài đã xây dựng nên học thuyết Mác-Lênin. Năng lực được phân loại theo các căn cứ khác nhau. Căn cứ vào mức độ phát triển của năng lực người ta chia năng lực làm 2 loại: năng lực sáng tạo và năng lực học tập (lĩnh hội) Năng lực sáng tạo thể hiện ở những cá nhân có khả năng đem lại những giá trị mới, những sản phẩm mới quý giá cho xã hội. Năng lực học tập thể hiện ở chỗ cá nhân nắm vững nhanh chóng và vững chắc kĩ năng, kỹ xảo, tri thức theo một chương trình học tập nào đó. Căn cứ vào mức độ chuyên biệt của năng lực thì người ta phân loại năng lực là thành năng lực chung và năng lực chuyên môn (năng lực riêng). Năng lực chung (trong tâm lý học phương Tây còn gọi là năng lực trí tuệ) là năng lực cần thiêt cho nhiều loại hoạt động khác nhau. Nó đảm bảo cho cá nhân nhanh chóng nắm vững tri thức trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau (ví dụ như thông minh, thính tai, tinh mắt, tháo vát…). Năng lực chuyên môn là loại năng lực đảm bảo cho cá nhân hoạt động đạt kết quả đối với một lĩnh vực nhất định. Chẳng hạn các năng lực tổ chức, hội họa, toán học, âm nhạc, sư phạm, … là những năng lực chuyên môn. Hai loại năng lực này không tách rời hay đối lập nhau. Tâm lý học Mác xít cho rằng năng lực chung và năng lực riêng có quan hệ hữu cơ với nhau, không đối lập với nhau, không loại trừ nhau. Năng lực chung là cơ sở phát triển năng lực riêng; năng lực riêng là năng lực chung được phát triển theo hướng chuyên biệt. Ngược lại, năng lực riêng càng phát triển cao thì năng lực chung càng có điều kiện để phát triển cao. Một người có năng lực chuyên môn cao không thể không có năng lực chung phát triển. Tóm lại, một hoạt động đều đi hỏi phải có năng lực riêng và năng lực chung, do đó chỉ phát triển toàn diện con người mới có thể phát triển được cả năng lực riêng và năng lực chung. Việc phân chia thành các năng lực trên đây chỉ có tính chất tương đối. Vì năng lực của con người thì rất đa dạng, phong phú. Sự hình thành năng lực: Người ta sinh ra không phải đã có sẵn năng lực đối với hoạt động nào đó, mà phải qua quá trình hoạt động, rèn luyện năng lực mới hình thành và bộc lộ. “Có khổ luyện mới thành tài”, “có công mài sắt có ngày nên kim”. Năng lực gắn liền với hoạt động và hình thành trong hoạt động. Tuy nhiên, sự hình thành năng lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố, sau đây chúng ta tìm hiểu sự hình thành năng lực và các yếu tố ảnh hưởng tới nó. Tư chất và năng lực Tư chất là những đặc điểm giải phẫu sinh lý và chức năng của chúng được biểu hiện trong giai đoạn hoạt động đầu tiên của con người. Một cá nhân với cơ thể phát triển bình thường thì sẽ có một tư chất này hay khác. C.Mác viết: “Con người trực tiếp là một thực thể tự nhiên. Với tư cách là một thực thể tự nhiên và còn nữa là một thực thể tự nhiên sống, con người được tự nhiên phú cho một phần sức mạnh tự nhiên, một sức sống. Những sức mạnh này tồn tại dưới dạng tư chất”. Tâm lý học hiện đại cho rằng tư chất là tiền đề phát triển năng lực, nhưng nó không quyết định sự phát triển của năng lực. Nói theo ngôn ngữ toán học thì tư chất là điều kiện cần nhưng chưa đủ để phát triển năng lực. Tư chất không phải là năng lực, không quyết định trước mức độ phát triển của năng lực. Từ tư chất đến năng lực còn một khoảng cách rất xa. Từ một tư chất có thể phát triển thành nhiều năng lực khác nhau tuỳ theo điều kiện sống và hoạt động của cá nhân cụ thể. Các Nhà tâm lý học Xô viết thừa nhận ý nghĩa thực tế của tư chất, coi tư chất là tiền đề phát triển năng lực. C.Mác nói: “Không phải mọi người đều có dịp để trở thành Raphaen, mà chỉ người nào mang trong mình một Raphaen”. Điều đó có nghĩa là chỉ có người nào mang mầm mống tự nhiên (tư chất) thích hợp với năng lực thì mới hình thành được năng lực. Tư chất là tiền đề vật chất có ảnh hưởng đến sự khác biệt về năng lực giữa cá nhân. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến tốc độ và chiều hướng của sự hình thành và phát triển năng lực. Như vậy tư chất là một điều kiện cần thiết và thuận lợi cho sự hình thành năng lực. Nhưng tư chất tự bản thân nó không phải là năng lực. Có tư chất tốt, nhưng không được giáo dục, không gặp hoàn cảnh thuận lợi và không có hoạt động tương ứng thì tư chất ấy cũng không biến thành năng lực mà có khi còn bị thui chột đi. Điều kiện xã hội lịch sử và năng lực Thực tế cũng cho thấy hoàn cảnh sống, hoạt động của cá nhân có vai trò quan trọng trong việc hình thành năng lực. Đặc biệt, hoạt động học tập là một hoạt động có vai trò cực kỳ quan trọng để biến tư chất thành năng lực. Trước khi cá nhân có thể tham gia vào hoạt động sáng tạo, nó cần phải được học tập. Giáo dục rút ngắn được quá trình hình thành và phát triển năng lực, vì giáo dục cung cấp cho con người hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết, ngoài ra nó còn cung cấp cho nguời học phương pháp suy nghĩ sáng tạo. Nhờ giáo dục, năng lực của con người nhanh chóng được hình thành và được phát hiện kịp thời. Năng lực hình thành và biểu hiện trong hoạt động, hoạt động lại diễn ra trong một môi trường xã hội lịch sử nhất định, với những tác động của trình độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, và chế độ chính trị. Như vậy sự phát triển của năng lực con người cũng chịu sự quy định của điều kiện xã hội lịch sử. Quan hệ giữa năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo Năng lực có quan hệ chặt chẽ với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Để phát triển một năng lực nào đó thì con người cần có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhất định. Nhưng cũng cần nhớ rằng, năng lực chỉ có quan hệ chặt chẽ với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, chứ chúng không phải là một. Có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, chưa phải là đã có năng lực. Quan hệ giữa năng lực và xu hướng của cá nhân Xu hướng của cá nhân cũng có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành năng lực. Xu hướng đối với hoạt động nào đó thường phù hợp với năng lực trong lĩnh vực hoạt động đó. Có xu hướng, cá nhân sẽ say mê, thích thú, quan tâm đến lĩnh vực hoạt động đó nhiều hơn và nỗ lực cao trong quá trình hoạt động, nhờ vậy sự hình thành năng lực rất thuận lợi và nhanh chóng. Ngược lại, khi không có xu hướng, cá nhân không quan tâm, chán nản, không nỗ lực … do đó năng lực khó được hình thành và bộc lộ. Như vậy, vấn đề quan trọng trong sự hình thành năng lực cũng là vấn đề phải làm cho học sinh có xu hướng, có sự say mê, có sự nỗ lực cao trong quá trình rèn luyện hình thành năng lực, hoặc tôn trọng các xu hướng cá nhân, động viên, khích lệ cá nhân đi theo xu hướng đúng đắn của bản thân. Quan hệ năng lực và tính cách Năng lực không chỉ liên quan đến xu hướng hoạt động của cá nhân mà còn có liên quan đến tính cách. Những nét tính cách tốt đẹp của con người có ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành năng lực. Sự thống nhất tư chất, xu hướng, tính cách là điều kiện cần và đủ để năng lực phát triển. Nét tính cách tốt cần thiết cho sự hình thành năng lực là kiên trì, bền bỉ, khiêm tốn, nghiêm túc và trung thực trong công việc. Những người thiếu tư chất lại càng cần phải có tính kiên trì rèn luyện, học hỏi. Newton nói: “ Thiên tài là sự kiên trì của trí tuệ, đã không phải thiên tài thì càng cần phải kiên nhẫn”. Edixơn cũng nói: “Tài năng và óc sáng tạo chỉ chiếm 1% trong phát minh, còn lại 99% là do lao động kiên trì.” Một nét tính cách rất quan trọng để phát triển năng lực đó là yêu cầu cao đối với bản thân, không chủ quan, tự mãn mà lúc nào cũng phải nghiêm khắc với bản thân. Đánh giá đúng bản thân, dũng cảm nhìn nhận những yếu kém và đề ra cho mình những nhiệm vụ mới, phức tạp hơn và nỗ lực để giải quyết, khiêm tốn học hỏi những kinh nghiệm của người đi trước… Tóm lại, tính cách và năng lực không đồng nhất với nhau nhưng chúng có mối quan hệ rất mật thiết. Rèn luyện tính cách là một cơ sở quan trọng cho sự hình thành năng lực. Năng khiếu và năng lực Liên quan tới năng lực còn có vấn đề năng khiếu. Vậy năng khiếu là gì?, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu như thế nào? Trong số trẻ cùng trang lứa và còn rất ít tuổi nhưng có những em tỏ ra vượt trội so với bạn bè ở một lĩnh vực hoạt động nào đó, những em như vậy được gọi là có năng khiếu. Năng khiếu là dấu hiệu phát triển sớm ở trẻ em về một năng lực nào đó, khi trẻ chưa được tiếp xúc một cách có hệ thống và đầy đủ với lĩnh vực hoạt động tương ứng. Nói cách khác, trẻ có năng khiếu là những trẻ bộc lộ khả năng học tập có hiệu quả, nhanh và sớm trong lĩnh vực cụ thể như: toán, văn thơ, âm nhạc, hội họa, thể thao, kỹ thuật… Năng khiếu thường xuất hiện sớm, một số nhà tâm lý học đã nghiên cứu 92 nhà toán học xuất sắc nhất trên thế giới thấy rằng: ở 35 người năng khiếu nảy nở trước 10 tuổi, 42 người năng khiếu bộc lộ từ 11 – 15 tuổi, số còn lại năng khiếu cũng bộc lộ trước 20 tuổi. Năng khiếu mới chỉ là đấu hiệu ban đầu của tài năng chứ nó chưa phải là tài năng. Tài năng là một năng lực đã hoàn thiện và ở một trình độ rất cao (xuất chúng, hiếm có). Đặc điểm của năng khiếu có những nét giống với đặc điểm của tài năng nhưng năng khiếu thì chưa hoàn chỉnh, chưa ổn định, còn có thể thay đổi. Từ năng khiếu đến tài năng còn một quá trình phát triển lâu dài. Tuy nhiên có năng khiếu thì dễ trở thành tài năng hơn. Năng khiếu báo hiệu cá nhân có thể phát triển thành tài năng. Nhưng trong thực tế có những em đã có năng khiếu nhưng cũng không trở thành tài năng. Cho nên một vấn đề quan trọng là phải phát hiện được năng khiếu và bồi dưỡng đúng cách. 2.4. Khí chất Giữa các cá nhân với nhau có sự khác biệt khá rõ rệt trong những đặc điểm bên ngoài của hành vi. Một số người linh hoạt, nhiệt tình, số khác lại chậm chạp, điềm đạm; có người cởi mở, dễ tiếp xúc với mọi người, có người lại kín đáo, không cởi mở, đóng kín bản thân. Những đặc điểm này chỉ thuần túy là những đặc điểm bên ngoài của hành vi, không liên quan gì đến việc khả năng kiềm chế của người đó như thế nào, tình cảm, thái độ của người đó ra sao, họ trung thực hay giả dối… Những khác biệt này là những khác biệt về khí chất. – khác biệt về cường độ, tính linh hoạt, tính cân bằng của các phản ứng hành vi của cá nhân.Khí chất là những mối tương quan có quy luật của các đặc điểm cá thể ổn định của nhân cách, quy định đồng thời hoạt động tâm lý và hành vi của nhân cách ấy, làm nền cho hoạt động diễn biến. Khí chất thể hiện cá nhân phản ứng như thế nào trong các tình huống xác định của cuộc sống. Nó tạo phong thái hành vi, ứng xử và do đó ảnh hưởng đến các quan hệ của con người - dễ xây dựng quan hệ, dễ thích ứng hay ngược lại khó xây dựng các quan hệ với người khác, khó thích ứng. Khí chất có nguồn gốc ở kiểu hoạt động thần kinh cấp cao và do các tính chất (cường độ, sự cân bằng, tính năng động) của quá trình thần kinh (hưng phấn và ức chế) quy định. Căn cứ vào các đặc tính cường độ, sự cân bằng, tính năng động của phản ứng hành vi của cá nhân người ta phân biệt các loại khí chất: hoạt (hoạt bát), đằm (bình thản), nóng (nóng nảy) và ưu tư. Người tính nóng: bồng bột, sôi nổi, dễ bị kích động, lăn vào công việc, dùng nghị lực để tác động đến người khác; trực tính, kiên nghị, gặp thất bại hay thay đổi tâm trạng, mất hứng thú, “bốc” lại khi gặp việc khác hấp dẫn. Người tính hoạt: nhanh nhẹn, cân bằng, linh họat, cởi mở trong công việc mà anh ta hứng thú; dễ quen với mọi người, chịu đựng giỏi trước những biến đổi nhanh, thích ứng mau; dễ tiếp nhận cái mới, mềm dẻo trong cách ứng xử, dễ gây được thiện cảm chung. Người tính đằm: cân bằng về tình cảm và hành động, bình tĩnh, ung dung, tự kiềm chế cao, suy nghĩ cẩn thận nhưng chậm chạp, khó thích ứng với những thay đổi nhanh, khó chan hòa mau chóng mà cần thời gian mới “ăn ý” được với mọi người, kiên trì trong công việc từ đầu đến cuối. Người tính trầm (ưu): tinh tường, hay ngượng, khó tiếp xúc với mọi người; dễ mặc cảm, tự ti; cần sự giúp đỡ, cổ vũ thường xuyên; chỉ cảm thấy tự tin trong những tình huống quen thuộc. Khí chất của con người không tiền định giá trị đạo đức – xã hội của họ như là một nhân cách. Những người có khí chất khác nhau hoàn toàn có thể có cùng các giá trị đạo đức – xã hội. Khí chất không tiền định trình độ của những năng lực chung và năng lực riêng. Khí chất cũng không tiền định những nét tính cách của con người – khí chất ở đây đóng vai trò nền tảng tự nhiên của tính cách. Nói tóm lại không có một mặt nào của nhân cách – tính cách, xu hướng hay năng lực, lại do khí chất tiền định cả. Tuy nhiên, những đặc điểm về động thái trong sự thể hiện của tất cả các thuộc tính của nhân cách đều phụ thuộc vào khí chất ở một mức độ nhất định.3. Mặt ý chí của nhân cách 3.1. Khái niệm về ý chíÝ chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn. Ý chí là một phẩm chất tâm lý của cá nhân, một thuộc tính tâm lý của nhân cách cho nên người ta thường nói người này có ý chí, người kia thiếu ý chí… Ý chí được xem là mặt năng động của ý thức, mặt biểu hiện cụ thể của ý thức trong thực tiễn, bởi vì ở đó con người ý thức được mục đích hành động, có sự đấu tranh động cơ, lựa chọn các biện pháp vượt qua khó khăn trở ngại để thực hiện được mục đích đề ra. Với tư cách một hiện tượng tâm lý, ý chí phản ánh các điều kiện khách quan dưới hình thức mục đích hành động. Ý chí hình thành và biến đổi tùy theo những điều kiện xã hội - lịch sử, tùy theo những điều kiện vật chất của đời sống xã hội. Tính chất của những mục đích và những thúc đẩy đối với hành động của con người được quyết định bởi chỗ họ đại diện cho ai, nhóm, giai cấp nào. Ý chí là hình thức tâm lý điều chỉnh, điều khiển hành vi tích cực nhất vì trong ý chí có cả mặt năng động của trí tuệ lẫn mặt năng động của tình cảm đạo đức. Giá trị chân chính của ý chí không chỉ ở cường độ mạnh hay yếu, mà điều chủ yếu là ở nội dung đạo đức của ý chí – ý chí hướng vào cái gì. Ý chí có liên hệ chặt chẽ với các mặt, các chức năng tâm lý khác. Đối với nhận thức ý chí làm cho nhận thức có nội dung nhất định. Nội dung của ý chí nằm trong các hình ảnh, khái niệm, các biểu tượng do tri giác, tư duy, tưởng tượng đem lại. Đối với hành vi, ý chí là một cơ chế khởi động và ức chế. Ý chí cũng có quan hệ mật thiết với tình cảm – là mặt hoạt động của tình cảm. Bản thân tình cảm chịu sự kiểm soát của ý chí. Ở mặt này ý chí chủ yếu thực hiện chức năng ức chế của mình. Ý chí là một phẩm chất nhân cách. Ý chí của cá nhân được thể hiện qua các phẩm chất sau: Tính mục đích là phẩm chất rất quan trọng của ý chí, là kỹ năng đề ra mục đích cho hành động của mình và bắt hành vi phục tùng các mục đích ấy. Tính mục đích giúp con người điều chỉnh hành vi hướng vào mục đích tự giác. Ý chí bao giờ cũng đi liền với mục đích nhất định. Chưa có mục đích thì chưa có ý chí. Mục đích có thể là mục đích xa như lý tưởng, ước mơ…; có thể là mục đích cho một giai đoạn hoặc là mục tiêu cho từng công việc. Có mục đích người ta mới có quyết tâm để đạt được mục đích. Tính độc lập là phẩm chất ý chí cho phép con người có khả năng quyết định và thực hiện hành động theo những quan điểm, niềm tin của mình, không bị chi phối bởi những tác động bên ngoài. Rõ ràng, người có ý chí phải là người chủ động quyết định mục đích và kế hoạch hoạt động, tự lực hoạt động, tự tin vào bản thân, không chờ đợi từ người khác. Tuy nhiên, tính độc lập của ý chí không có nghĩa là sự bảo thủ, độc đoán, không biết tiếp thu cái hay từ người khác. Tính quyết đoán là khả năng đưa ra quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơ sở đã tính toán cân nhắc cẩn thận. Người quyết đoán còn là người biết giữ vững ý kiến đúng đắn của bản thân, không dễ giao động bởi tác động của người khác.Tính quyết đoán còn thể hiện ở sự rõ ràng, minh bạch trong công việc, làm việc nào ra việc ấy, không để các việc ảnh hưởng nhau một cách không cần thiết. Tính kiên trì là một biểu hiện của ý chí. Tính kiên trì được thể hiện ở sự khắc phục những khó khăn, trở ngại khách quan và chủ quan để đạt được mục đích đã đề ra. Người có ý chí phải bền bỉ trong công việc, phấn đấu đạt được mục đích, không nản lòng và bỏ dở giữa chừng… Thậm chí, làm chưa được thì làm lại, coi: “thất bại là mẹ thành công”. Tuy nhiên, không lì lợm để theo đuổi mục đích mù quáng. Tính dũng cảm là một yếu tố quan trọng của ý chí. Người có ý chí phát triển là người có dũng cảm để khắc phục sự sợ hãi, bối rối trong hành động, tìm cách tối ưu vượt qua khó khăn hoặc nguy hiểm để đạt được mục đích. Tuy nhiên, dũng cảm không phải là liều mạng. 3.2. Hành động ý chí Hành động ý chí là hành động được điều chỉnh bởi ý chí. Nói cách khác, hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi hỏi nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện bằng được mục đích đã đề ra. Khác với hành động bình thường không ý chí (như hành động phản xạ, hành động tự ý), hành động ý chí có đặc tính: • Có mục đích đề ra từ trước một cách có ý thức; • Có sự lựa chọn phương tiện, biện pháp để đạt mục đích; • Có sự theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh để khắc phục những khiếm khuyết. Căn cứ vào mức độ của các đặc tính trên, có thể phân loại hành động ý chí thành: • Hành động ý chí giản đơn là hành động có mục đích rõ ràng nhưng hai đặc tính sau không rõ nét; • Hành động ý chí cấp bách là hành động khó nhưng đòi hỏi phải quyết định và thực hiện trong thời gian ngắn; • Hành động ý chí phức tạp – điển hình là hành động có mục đích rõ ràng và việc đạt tới mục đích đòi hỏi phải có sự khắc phục nhiều khó khăn, trong thời gian tương đối dài. Một hành động ý chí điển hình thường có cấu trúc gồm 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị; giai đoạn thực hiện và giai đoạn đánh giá. Giai đoạn chuẩn bị: hành động ý chí là hành động có ý thức nên nó thường có giai đoạn chuẩn bị chu đáo. Ở giai đoạn này chủ thể xác định mục đích hành động, lập kế hoạch hành động, quyết định kế hoạch hành động. Ý chí thể hiện trong giai đoạn này là có thể phải đấu tranh bản thân để chọn lấy mục đích nào đó trong số nhiều mục đích, lựa chọn phương pháp thực hiện tích cực nhất. Ví dụ: có mục đích làm giàu, nhưng phải lựa chọn phương thức làm giàu tích cực, đáng khen, không chọn con đường xấu xa như trộm cắp, tham lam. Giai đoạn thực hiện là giai đoạn thể hiện rõ ý chí của con người với các biểu hiện là thực hiện hành động cần thiết, khắc phục khó khăn, kiềm chế hành động không cần thiết. Giai đoạn đánh giá kết quả hành động ý chí thể hiện ở sự phản ánh trung thực kết quả hành động, tìm hiểu nguyên nhân, rút kinh nghiệm, khắc phục hậu quả (nếu có) một cách tích cực. 3.3. Hành động tự động hóa Hành động ý chí có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Tuy nhiên, trong các hoạt động phức tạp đòi hỏi sự kiểm soát thường xuyên của ý thức, ý thức không thể cùng một lúc kiểm soát tất cả mọi khâu của hoạt động (2). Ở con người hình thành nên, bên cạnh các hành động ý chí, một loại hành động hỗ trợ khác là hành động tự động hóa. Hành động tự động hóa là hành động đã được lặp đi, lặp lại nhiều lần, nó trở nên rất thành thạo, có khi không cần có sự kiểm soát trực tiếp của ý thức mà vẫn thực hiện có kết quả. Hành động tự động hóa gồm hai loại: kỹ xảo và thói quen. Kỹ xảo là hành động tự động hóa một cách có ý thức. Thông thường, trong lao động có một số hành động kỹ thuật được người ta tập luyện thành kỹ xảo. Trong học tập và làm việc trí óc con người cũng có kỹ xảo trí tuệ.Kỹ xảo có các đặc điểm là: • Không cần sự kiểm soát thường xuyên của ý thức, không cần sự kiểm tra bằng thị giác; • Động tác mang tính khái quát, không có động tác thừa, kết quả cao mà ít tốn hao năng lượng thần kinh và cơ bắp; • Kỹ xảo có tính kỹ thuật, nó là các kỹ năng luyện tập nhiều thành kỹ xảo. Thói quen là hành động tự động hóa đã trở thành nhu cầu của con người. Ví dụ như thói quen đọc sách, thói quen hoàn thành bài tập, thói quen luyện tập thân thể … Thói quen được đánh giá về mặt đạo đức - có thói quen tốt và có thói quen xấu. Thói quen tốt thường phải luyện tập mới có được. Ví dụ như thói quen gọn gàng ngăn nắp, thói quen lễ phép... Nhưng thói quen xấu thường rất dễ hình thành, người ta không luyện tập nó cũng có. Sự hình thành các hành động tự động hóa Kỹ xảo được hình thành do luyện tập, nghĩa là vừa lặp đi lặp lại một cách có hệ thống và có mục đích, vừa hoàn thiện hành động theo hướng tối ưu hóa. Quá trình luyện tập để hình thành kỹ xảo diễn ra theo các quy luật sau: Quy luật tiến bộ không đều của kỹ xảo: sự hình thành kỹ xảo diễn ra không đồng đều, lúc tiến bộ nhanh, lúc tiến bộ chậm; và không phụ thuộc trực tiếp vào số lần luyện tập. Quy luật đỉnh của phương pháp luyện tập - mỗi phương pháp luyện tập cho một kết quả cao nhất, khi đạt đến mức độ này nếu tiếp tục luyện tập theo phương pháp cũ thì không có sự gia tăng kết quả nữa. Quy luật tác động qua lại giữa kỹ xảo cũ và kỹ xảo mới. Kỹ xảo cũ tác động đến sự hình thành kỹ xảo mới theo hai cách. Nếu kỹ xảo cũ tạo thuận lợi cho sự hình thành kỹ xảo mới thì hiện tượng này được gọi là sự di chuyển kỹ xảo. Nếu kỹ xảo cũ gây trở ngại, khó khăn cho sự hình thành kỹ xảo mới thì gọi là sự giao thoa kỹ xảo. Quy luật dập tắt kỹ xảo: một kỹ xảo đã được hình thành nhưng nếu không được sử dụng thường xuyên thì nó sẽ bị suy yếu dần và có thể mất hẳn. Thói quen hình thành bằng nhiều con đường khác nhau, những thói quen xấu thường hình thành một cách tự phát hay bắt chước, còn những thói quen tốt thường hình thành bằng con đường giáo dục và tự giáo dục.4. Sự hình thành và phát triển nhân cách 4.1. Quá trình hình thành nhân cáchNhân cách không có sẵn bằng cách bộc lộ dần các bản năng vốn có, mà nhân cách là cấu tạo tâm lý mới được hình thành và phát triển trong quá trình sống, giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động… như V.I.Lênin đã khẳng định: “Cùng với dòng sữa mẹ, con người hấp thụ tâm lý, đạo đức của xã hội mà nó là thành viên”.Nhân cách của con người được hình thành dưới ảnh hưởng của hệ thống các quan hệ xã hội của con người và đặc biệt là dưới ảnh hưởng của hoạt động do con người thực hiện với tư cách là chủ thể tích cực. Không thể có nhân cách nằm ngoài xã hội, chỉ có trong xã hội thì mỗi người mới trở thành và thể hiện như một nhân cách A.N.Leontiev viết: “nhân cách không phải được để ra mà được hình thành”(3).Con người là chủ thể tích cực nên họ không thụ động tiếp nhận những yếu tố bên ngoài mà có sự chọn lọc và chế biến thông qua hoạt động của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và chính bản thân. C.Mác viết: “Con người tạo ra hoàn cảnh trong chừng mực nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người trong chừng mực ấy”. Theo các nhà Tâm lý học thì quá trình hình thành nhân cách được chia làm 3 giai đoạn chính: giai đoạn tuổi sơ sinh, giai đoạn trước tuổi đi học, và giai đoạn tuổi đi học. Giai đoạn tuổi đi học gồm 3 thời kỳ: tuổi nhi đồng, tuổi thiếu niên và tuổi thanh niên. Quá trình hình thành nhân cách là quá trình phức tạp, với sự tác động của nhiều yếu tố: môi trường, hoàn cảnh gia đình, tập thể, giáo dục, hoạt động của cá nhân… Mỗi yếu tố đều có vai trò nhất định trong việc hình thành nhân cách, không có yếu tố nào có thể duy nhất đảm bảo hình thành nên một nhân cách tốt đẹp. Các yếu tố có quan hệ hỗ trợ nhau, mỗi yếu tố chỉ phát huy tác dụng của mình trong sự tương tác với các yếu tố khác. 4.2. Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách Giáo dục và nhân cách: Giáo dục là hoạt động đặc trưng của xã hội, là quá trình tác động tự giác, chủ động đến con người nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo yêu cầu của xã hội. Ở đây, nói về giáo dục theo nghĩa rộng nhất là toàn bộ sự tác động của nhà trường, gia đình và xã hội đến thế hệ trẻ nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. Giáo dục bao gồm cả dạy học và các tác động đến tư tưởng, hành vi và đạo đức của học sinh. Với quá trình như trên, giáo dục có vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách vì giáo dục: • Vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục có mục tiêu xác định là hình thành những mẫu người cụ thể, mô hình nhân cách phát triển đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống và xã hội.; • Tạo điều kiện để mỗi cá nhân lĩnh hội được nền văn hóa xã hội, lịch sử đã được tinh lọc và hệ thống hóa để tạo nên nhân cách của mình một cách nhanh chóng nhất • Giáo dục có thể phát huy tối đa những mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách như yếu tố bẩm sinh di truyền (thể chất), hoàn cảnh sống… đồng thời bù đắp cho những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố trên gây ra (như những ngưới có hoàn cảnh không thuận lợi, người bị khuyết tật hoặc người bị bệnh...); • Giáo dục còn có thể uốn nắn những sai lệch nhân cách, làm cho nó phát triển theo đúng mong muốn của xã hội (giáo dục lại). Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách nhưng giáo dục không phải là vạn năng. Cần phải tiến hành giáo dục trong mối quan hệ hữu cơ với các hoạt động khác, như tự giáo dục, tự rèn luyện của mỗi cá nhân. Hoạt động và nhân cách Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Dù có ở thời kỳ nào, lứa tuổi nào thì con người cũng hoạt động. Tuy nhiên trong mỗi lứa tuổi lại có hoạt động chủ đạo khác nhau. Hoạt động chủ đạo là hoạt động phù hợp với lứa tuổi và là hoạt động chính của lứa tuổi, nó cũng là nhân tố cơ bản nhất của sự phát triển tâm lý của lứa tuổi. Hoạt động diễn ra với hai quá trình song song: xuất tâm và nhập tâm. Vì vậy, thông qua hoạt động con người một mặt lĩnh hội được những kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người, một mặt xuất tâm những sức mạnh thể chất và tinh thần của mình vào xã hội. Quá trình tham gia hoạt động làm nhân cách con người hình thành và phát triển. Nếu con người không hoạt động thì các tác động giáo dục trở nên vô nghĩa. Hoạt động của con người luôn có tính tích cực, tính mục đích, tính xã hội và được thực hiện bằng các thao tác và công cụ nhất định. Các đặc điểm này làm cho hoạt động của con người có tính lựa chọn, có định hướng đúng đắn. Như vậy hoạt động của cá nhân là nhân tố trực tiếp quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách. Cá nhân lựa chọn các hoạt động có ý nghĩa và tích cực tham gia nhiều hoạt động để tạo ra các phẩm chất tâm lý tích cực cho nhân cách. Với các em nhỏ thì do các em chưa có khả năng tự lựa chọn hoạt động tích cực, vì vậy các nhà giáo dục phải lựa chọn và tổ chức các hoạt động đảm bảo tính hiệu quả cao cho việc hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người luôn mang tính xã hội, tính cộng đồng và luôn đi liền với giao tiếp. Giao tiếp là một dạng đặc biệt của hoạt động và cũng là nhân tố cơ bản cho sự hình thành phát triển nhân cách. Giao tiếp và nhân cách Giao tiếp là điều kiện tồn tại của xã hội loài người. Không thể có xã hội nếu không có giao tiếp giữa con người với nhau. Đối với cá nhân, giao tiếp là điều kiện tồn tại và phát triển tâm lý, nhân cách của họ. C.Mac đã chỉ ra rằng “Sự phát triển của một cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao tiếp một cách trực tiếp hay gián tiếp với họ”(4) . Bởi lẽ ở mỗi con người đều chứa đựng những kinh nghiệm xã hội- lịch sử. Trong quá trình giao tiếp, mỗi cá nhân sẽ được lĩnh hội những kinh nghiệm ấy để tồn tại và phát triển tâm lý. Nếu hoạt dodọng liên quan nhiều hơn đến sự hình thành mặt năng lực của nhân cách thì giao tiếp liên quan nhiều hơn đến sự hình thành mặt đạo đức và ý thức bản ngã của nhân cách. Không chỉ là điều kiện cho sự phát triển tâm lý, giao tiếp còn là con đường hình thành nhân cách con người. Bằng giao tiếp, con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội tinh hoa văn hóa xã hội, các chuẩn mực đạo đức xã hội… tổng hợp thành bản chất của mình, đồng thời đóng góp phần của mình vào kho tàng văn hóa chung của nhân loại. Trong giao tiếp con người không chỉ nhận thức được người khác, nhận thức các quan hệ xã hội, mà còn nhận thức được chính bản thân mình thông qua sự so sánh, đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình để hình thành một thái độ cảm xúc với bản thân, hình thành năng lực tự ý thức- một thành phần quan trọng trong nhân cách. Tóm lại, giao tiếp là hình thức đặc trưng cho quan hệ người - người, là một yếu tố cơ bản của sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách. Song mọi hoạt động và giao tiếp của con người chỉ có thể diễn ra trong cộng đồng, trong nhóm và tập thể Tập thể và nhân cách Nhân cách của con người được hình thành trong môi trường xã hội. Môi trường xã hội cụ thể là các nhóm mà cá nhân là thành viên, đó là: gia đình, làng xóm, khu phố, cộng đồng, tập thể…Gia đình là một dạng nhóm, là chiếc nôi nuôi dưỡng mầm mống đầu tiên của nhân cách con người từ ấu thơ. Tiếp theo đó, con người có thể là thành viên của nhiều nhóm xã hội khác nhau: nhóm chính thức (tập thể), nhóm không chính thức (nhóm bạn bè), nhóm chuẩn mực và nhóm quy chiếu… Nhóm đạt tới sự phát triển cao nhất gọi là tập thể, nó có tổ chức và kỷ luật chặt chẽ, đặc biệt là có mục đích chung, có ý nghĩa xã hội tích cực nhất. Tập thể có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Trước hết, tập thể giúp con người tìm thấy chỗ đứng của mình và thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, hoạt động. Tập thể tác động đến nhân cách và giúp đỡ nhân cách qua hoạt động cùng nhau, qua dư luận tập thể, truyền thống tập thể, bầu không khí tâm lý tập thể… Nhờ vậy nhân cách của mỗi thành viên liên tục được điều chỉnh. Ngược lại, mỗi cá nhân tác động đến cộng đồng, xã hội, tới cá nhân khác thông qua tập thể của mình. Chính vì thế trong giáo dục người ta thường vận dụng nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập thể. Hoạt động tập thể còn là điều kiện và phương tiện thể hiện và hình thành những năng khiếu, năng lực và phẩm chất của nhân cách. Tóm lại, sự hình thành và phát triển nhân cách phụ thuộc vào nhiếu yếu tố. Các yếu tố tác động đan xen vào nhau, bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho nhau thúc đẩy sự hình thành và phát triển nhân cách. Sự hoàn thiện nhân cách Nhân cách của cá nhân không tự nhiên có mà nó được hình thành và phát triển tới mức độ nhất định trên cơ sở cá nhân tích cực hoạt động và giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội, dưới tác động chủ đạo của giáo dục. Nhân cách có thể coi là hoàn thiện khi nó đáp ứng yêu cầu xã hội hiện đại. Xã hội luôn phát triển, con người phải luôn tự điều chỉnh nhân cách của mình theo yêu cầu mới của xã hội, đó là sự hoàn thiện nhân cách. Sự hoàn thiện nhân cách diễn ra thông qua việc cá nhân tự ý thức, tự rèn luyện, tự giáo dục, tự học, tự bồi dưỡng không ngừng… Ở những thời điểm nhất định, trong những hoàn cảnh cụ thể, hay ở những bước ngoặt của cuộc đời… cá nhân có thể thay đổi một số nét nhân cách theo hướng ngược lại với chuẩn mực xã hội – đó là sự suy thoái nhân cách. Nếu được giúp đỡ, cá nhân tự điều khiển, tự điều chỉnh lại theo chuẩn mực, quá trình đó cũng gọi là sự hoàn thiện nhân cách. Tự ý thức, tự giáo dục và tự rèn luyện có ý nghĩa chủ đạo đối với sự hoàn thiện nhân cách. 4.3. Những sai lệch trong sự phát triển nhân cách Trong quá trình phát triển nhân cách con người có thể có những sai lệch nhất định. Để nhận biết những sai lệch này, chúng ta phải xem xét các chuẩn mực hành vi. Chuẩn mực của hành vi Có ít nhất 3 góc độ để xem xét chuẩn mực hành vi: • Chuẩn mực xét về mặt thống kê: khi đại đa số các thành viên trong cộng đồng có hành vi tương tự như nhau trong các hoàn cảnh xác định nào đó thì hành vi đó được xem như là chuẩn mực, còn hành vi nào khác như vậy thì bị gọi là lệch chuẩn. • Chuẩn mực quy định hoặc quy ước do cộng đồng hay do xã hội đặt ra. Loại chuẩn mực này được đưa ra trên cơ sở những yêu cầu chung của cộng đồng đối với từng thành viên (chuẩn mực pháp luật, đạo đức, truyền thống…). Những hành vi nào khác với quy định thì được coi là hành vi lệch chuẩn • Chuẩn mực chức năng: loại chuẩn mực này được xác định ở mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân khi hành động đều đặt ra mục đích cho hành động của mình. Vì vậy một hành vi được xem là hợp chuẩn khi hành vi phù hợp với mục đích đặt ra. Còn hành vi không phù hợp với mục đích đặt ra là hành vi lệch chuẩn. Như vậy sự hợp chuẩn hay lệch chuẩn của một hành vi không phải do cá nhân phán xét mà phải xem xét hành vi đó có được môi trường chấp nhận hay không. Các mức độ sai lệch hành vi Có thể chia thành 2 mức độ sai lệch hành vi: nhẹ và nặng.Sai lệch ở mức độ nhẹ là khi cá nhân chỉ có một số hành vi không bình thường nhưng không ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động chung của cộng đồng, của gia đình và của cá nhân họ. Mức độ này không có gì trầm trọng, mọi người xung quanh vẫn có thể chấp nhận được tuy họ không hoàn toàn thoải mái. Sai lệch ở mức độ nặng là sự sai lệch ở hầu hết các hành vi, từ hành vi trong sinh hoạt cá nhân đến hành vi trong công việc chung với nhiều người. Nhũng hành vi sai lệch ở mức độ này ảnh hưởng đến đời sống cá nhân và hoạt động chung của cộng đồng. Phân loại các hành vi sai lệch và cách khắc phục: Căn cứ vào mức độ nhận thức và chấp nhận chuẩn mực, có thể chia làm hai loại sai lệch hành vi. Sai lệch thụ động là những sai lệch hành vi do cá nhân không nhận thức đầy đủ hoặc nhận thức sai các chuẩn mực xã hội. Cũng có thể do cá nhân có quan điểm riêng quá khác biệt với mọi người nên cá nhân không chấp nhận các chuẩn mực chung. Sai lệch này có khi còn gọi là các tật của cá nhân. Cách khắc phục đối với những người có hành vi sai lệch do hiếu biết không đầy đủ về chuẩn mực thì cần cung cấp thêm kiến thức cho họ. Đối với những người do hiểu sai chuẩn mực hoặc chưa chấp nhận chuẩn mực thì cần có sự thuyết phục từ từ để họ hiểu đúng chuẩn mực, để từ đó họ tự điều chỉnh hành vi của mình. Sai lệch chủ động là những sai lệch do cá nhân cố ý làm khác đi so với chuẩn mực của xã hội. Ở đây cá nhân có thể nhận thức được chuẩn mực nhưng vẫn cố làm theo ý mình do cá nhân không kiềm chế nổi nhu cầu của bản thân, do ý thức tuân theo chuẩn mực còn yếu hoặc do chuẩn mực của xã hội chưa nghiêm… Loại hành vi sai lệch này dễ gây hậu quả nghiêm trọng cho cộng đồng xã hội. Ví dụ, người cố ý làm sai quy định của nhà nước,… Cách khắc phục đối với loại sai lệch hành vi chủ động cần có sự giáo dục thường xuyên của cộng đồng: dùng dư luận lên án mạnh mẽ hoặc sự trừng phạt thích đáng bằng pháp luật… Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là ngăn ngừa để hành vi sai lệch không xảy ra bằng cách tạo môi trường cộng đồng đoàn kết, trong sạch, không có cơ hội cho hành vi sai lệch xuất hiện./. Chú thích (1) S.Freud (2) Xem phần chú ý (3) Leontiev A.N., Hoạt động – ý thức – nhân cách, M., 1975 (4) C.Mac, Anghen, Toàn tập, tập 3 Câu hỏi ôn tập 1. Nhân cách là gì? Phân biệt khái niệm nhân cách với các khái niệm con người, cá nhân, cá tính, chủ thể. 2. Trình bày các đặc điểm của nhân cách. Hiểu biết về những đặc điểm này có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống và giáo dục? 3. Xu hướng nhân cách là gì? Trình bày các mặt biểu hiện của xu hướng nhân cách. 4. Tính cách là gì? Tính cách có cấu trúc như thế nào? 5. Năng lực là gì? Năng lực hình thành như thế nào? Năng lực có mối quan hệ như thế nào với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo; năng khiếu; tư chất; xu hướng và tính cách? 6. Khí chất là gì? Cơ sở sinh lý thần kinh của khí chất là gì? Nêu đặc điểm đặc trưng của các loại khí chất. 7. Ý chí là gì? Trình bày các phẩm chất ý chí của nhân cách. 8. Hành động ý chí là gì? Trình bày các giai đoạn của một hành động ý chí điển hình. 9. Hành động tự động hóa là gì? Nêu các loại hành động tự động hóa và các quy luật hình thành các hành động này. 10. Bản chất quá trình hình thành nhân cách? Trình bày vai trò của các yếu tố giáo dục, hoạt động, giao tiếp, tập thể và sự tự hoàn thiện đối với sự hình thành nhân cách. 11. Sai lệch hành vi là gì? Phânbiệt các loại sai lệch hành vi và cách khắc phục. Nhãn: Tam Ly Hoc Dai CuongNo comments:
Post a Comment
Newer Post Older Post Home Subscribe to: Post Comments (Atom)Tin Mới Nhất - TIN RAO VẶT
Loading...Từ khóa » Ví Dụ Về Tính ổn định Của Nhân Cách
-
Tính ổn định Của Nhân Cách Là Gì - Hỏi Đáp
-
Phân Tích đặc điểm Nhân Cách. Từ đó Rút Ra Những Kết Luận Cần Thiết ...
-
Đặc điểm Của Nhân Cách - Câu Hỏi - StuDocu
-
Ví Dụ Về Tính Thống Nhất Của Nhân Cách
-
BÀI BÁO CÁO NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ HỌC - Tài Liệu Text
-
Nhân Cách Là Gì ? Đôi Lời Bàn Luận Về Nhân Cách Con Người
-
Các đặc điểm Của Nhân Cách - Web Bases
-
Nhân Cách Là Gì? Đặc điểm, Cấu Trúc, Phân Loại Nhân Cách
-
Tính Thống Nhất Của Nhân Cách | PDF - Scribd
-
NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH
-
Nhân Cách Là Gì? Các Loại Nhân Cách Con Người - Luật Hoàng Phi
-
HOẠT ĐỘNG VÀ NHÂN CÁCH - Health Việt Nam
-
Phân Tích Xu Hướng Trong Cấu Trúc Nhân Cách, Liên Hệ đời Sống Thực ...
-
(PDF) TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH | Thúy Bùi