(PDF) TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH | Thúy Bùi
Có thể bạn quan tâm
Mục tiêu học tập 1. Trình bày được các khái niệm về nhân cách. 2. Trình bày được các cấu trúc nhân cách 3.. Trình bày được các thuộc tính và phẩm chất của nhân cách, nhân cách người thầy thuốc. I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÂN CÁCH 1.Khái niệm về nhân cách Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học (triết học , xã hội học, đạo đức học, thẩm mỹ học, văn hóa giáo dục học, tâm lý học...). Việc nghiên cứu nhân cách là vấn đề trọng tâm của tâm lý học Các định nghĩa về nhân cách hiện nay trong tâm lý học có nhiều ý kiến khác nhau. Để thống nhất, cần nắm một số khái niệm có liên quan: Con người: là khái niệm rộng và chung nhất dùng để chỉ mọi cá thể từ trẻ sơ sinh đến người lớn, từ người có trí tuệ chậm phát triển đến những người thông minh lỗi lạc. Con người là một thực thể sinh vật ở bậc cao nhất của sự tiến hóa vật chất ở động vật. Cá nhân: là cá thể đại diện cho loài người, bất kỳ người nào. Cá tính: là đặc điểm độc đáo của cá nhân, không lặp lại ở các cá nhân, Để phân biệt người này với người khác. Chủ thể: là cá nhân thực hiện một hoạt động có ý thức nhất định, có mục đích, có nhận thức cải tạo thế giới xung quanh trong quá trình hoạt động Nhân cách: Là nói về con người có tư cách là một thành viên của xã hội nhất định ; là chủ thể của các mối quan hệ, của giao tiếp và của hoạt động có ý thức ; là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân qui định giá trị xã hội và hành vi xã hội của người đó. 2. Các mức độ và đặc điểm của nhân cách 2.1 Các mức độ của nhân cách-Mức độ thấp nhất :nhân cách được thể hiện dưới dạng cá tính, để phân biệt giữa người này với người khác .-Mức cao hơn :nhân cách được thể hiện trong các mối quan hệ giữa các nhân cách với nhau (nhân cách lệ thuộc, nhân cách kẻ cả, nhân cách bề trên...)-Mức cao nhất: nhân cách thể hiện như một chủ thể đang thực hiện một cách tích cực những hoạt động ảnh hưởng tới người khác, đến xã hội. Còn gọi là nhân cách siêu cá nhân Nhân cách này như một tấm gương để người khác học tập noi theo và có những tác động chủ động, có dấu hiệu làm biến đổi thế giới xung quanh mình 2.2 Các đặc điểm cơ bản của nhân cách 2.2.1 Tính ổn định của nhân cách
See full PDFdownloadDownload PDFTừ khóa » Ví Dụ Về Tính ổn định Của Nhân Cách
-
Tính ổn định Của Nhân Cách Là Gì - Hỏi Đáp
-
Phân Tích đặc điểm Nhân Cách. Từ đó Rút Ra Những Kết Luận Cần Thiết ...
-
Đặc điểm Của Nhân Cách - Câu Hỏi - StuDocu
-
Ví Dụ Về Tính Thống Nhất Của Nhân Cách
-
BÀI BÁO CÁO NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ HỌC - Tài Liệu Text
-
Nhân Cách Là Gì ? Đôi Lời Bàn Luận Về Nhân Cách Con Người
-
Các đặc điểm Của Nhân Cách - Web Bases
-
Nhân Cách Là Gì? Đặc điểm, Cấu Trúc, Phân Loại Nhân Cách
-
Tính Thống Nhất Của Nhân Cách | PDF - Scribd
-
NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH
-
Nhân Cách Là Gì? Các Loại Nhân Cách Con Người - Luật Hoàng Phi
-
My Blog: Anh-Tourguide: Bài 6. NHÂN CÁCH
-
HOẠT ĐỘNG VÀ NHÂN CÁCH - Health Việt Nam
-
Phân Tích Xu Hướng Trong Cấu Trúc Nhân Cách, Liên Hệ đời Sống Thực ...