Mỹ Học đại Cương Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
So với đạo đức học và logic học, thì mỹ học hình thành như một khoa học muộn hơn rất nhiều. Trong khi các ngành khoa học trên đã được định danh và xây dựng ngay từ những thế kỷ trước Công Nguyên.
Mục lục bài viết
Thì mãi đến đầu thế kỷ XVIII mỹ học vẫn chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi triết học để khẳng định vị trí độc lập của nó. Mặc dù vậy, ý niệm về thẩm mỹ và các tư tưởng mỹ học đã xuất hiện ngay từ buổi bình minh của nền văn minh nhân loại.
Bởi vì từ khi đứng được trên đôi chân của mình, con người đã cảm thấy đòi hỏi về cái đẹp như một nhu cầu không thể thiếu được, đồng thời với đòi hỏi về sự thật và đạo đức.
Để đáp ứng cho khát vọng về chân lý ở con người, logic học đã hình thành như một khoa học có mục đích xác định tính đúng đắn hay tính sai lầm trong cải thiện, nhân loại đã xây dựng đạo đức học như một lý thuyết giúp con người nhận chân thiện và ác, như một khoa học và bổn phận của con người ở đời.
Những câu hỏi đặt ra trước con người về các hiện tượng thẩm mỹ hình như phức tạp và tế nhị hơn. Vấn đề ở đây đã đụng chạm đến không chỉ trí tuệ hay lương tâm, mà còn có liên quan đến phần tinh tế nhất trong tình cảm, trực giác, sự rung động, cả bề sâu về tiềm thức và vô thức của con người.
Nghịch lý của vấn đề nằm ở chỗ là con người lại muốn trình bày, diễn đạt những hiện tượng có tính chất cảm tính, nhiều khi mơ hồ như sương khói, bằng ngôn ngữ của lý tính, thậm chí bằng chứng khái niệm mạch lạc gần như sự diễn đạt trong logic học và đạo đức học.
Do vậy, mà trong hơn 20 thế kỷ, nhân loại đã loay hoay đi tìm bản chất và đặc trưng của đời sống thẩm mỹ, và các hiện tượng có liên quan đến đời sống đó.
Những nền móng đầu tiên của Mỹ Học
Chúng ta có thể tìm thấy những dẫn chứng về tình hình trên đây, ngay từ sự quan tâm rất nhiều mặt của các triết gia Hy Lạp thời cổ đại, mà những luận điểm nhằm giải thích điều bí ẩn về cái đẹp của họ, nhiều khi trong một dáng dấp nguyên sơ và chất phác đến độ hồn nhiên.
Xuất hiện ở thế kỷ XI trước Công Nguyên, trường phái Pythagore là trường phái cổ xưa nhất của triết học Hy Lạp, đã quan tâm nghiên cứu những khái niệm cơ bản của Mỹ Học. Theo Pythagore (571 – 497 trước Công Nguyên) chính con số tạo thành bản chất các sự vật.
Vì thế, việc nhận thức thế giới có thể giản lược, vào việc nhận thức các con số điều hành thế giới. Tư tưởng mỹ học của Pythagoras đặt cơ sở trên luận điểm triết học cho rằng, mọi sự tồn tại đều là tập hợp của hàng loạt những mặt đối lập, tạo nên sự hài hòa của nó.
Sự hài hòa của các con số là quy luật khách quan, tác động đến tất cả các hiện tượng của đời sống, bao gồm cả nghệ thuật. Mở rộng ra, Pythagore lưu ý đến sự hài hòa và thống nhất trong trật tự của toàn thể vũ trụ.
Có thể nói, lý thuyết về con số và vũ trụ của Pythagore mang rõ tính chất mỹ học, và việc ông nghiên cứu khái niệm hài hòa trên thực tiễn âm nhạc, có một ý nghĩa to lớn khác. Các triết học thuộc trường phái Pythagore, đã xem xét sự hài hòa, sự hoàn thiện, trong mối thống nhất biện chứng với cái đẹp.
Họ đã đề xuất việc vận dụng âm nhạc để chữa bệnh. Đó chẳng qua chính là cách diễn đạt chất phác ý tưởng, về sức tác động của nghệ thuật đối với con người. Điều này cho thấy trường phái Pythagore đã sớm ý thức về vấn đề giáo dục thẩm mỹ thông qua con đường của âm nhạc.
Những quan niệm về mỹ học biện chứng còn có tính chất ức đoán của Pythagoras đã được Héraclite (khoảng 530 – 470 trước Công Nguyên) triển khai. Héraclite xem ngọn lửa sống động vĩnh cửu, là nhân tố nguyên thủy của mọi tồn tại.
Vũ trụ này, đối với ai cũng chỉ là một, không một vị thần nào cũng không phải một con người nào đã tạo dựng nên nó, nhưng nó đã tồn tại từ muôn đời, đang tồn tại và sẽ tồn tại mãi mãi nhờ một ngọn lửa vĩnh cửu, cháy sáng cũng có điều độ, mà dập tắt đi cũng có điều độ. Theo Héraclite trong thế giới ngự trị một quy luật khắc nghiệt, là không có cái gì là trường tồn, tất cả đều vận hành và thay đổi, và biến dịch như những dòng sông.
Với cách diễn đạt súc tích như những lời cách ngôn và sấm ngữ, Héraclite đã tuyên ngôn cái nguyên tắc khắc nghiệt của vũ trụ: Panta rei ( Tất cả đều biến dịch, tất cả đều luôn luôn thay đổi ). Ông nói: “Không ai tắm hai lần trong cùng một dòng sông” và “Cùng một sự vật, vừa có vừa không có cùng một lúc”.
Cũng như Pythagore, ông Héraclite cho rằng cái đẹp có cơ sở khách quan, nhưng cơ sở này không phải nằm ở quan hệ của các con số mà ở phẩm chất của các sự vật được biểu hiện thành biến thể của lửa.
Bất cứ sự vật gì cũng có thể biến đổi, thành lửa, và lửa cũng có thể biến đổi thành bất cứ sự vật gì, cũng như hàng hóa đổi lấy vàng, và vàng đổi lấy hàng hóa vậy. Bàn về cái đẹp, Héraclite nói đến sự hài hòa như là một sự thống nhất của mặt đối lập. Theo ông, sự hài hòa và cái đẹp lại xuất hiện thông qua sự đấu tranh.
Sự hòa hợp giống như giữa cây cung và dây đàn
“Cái gì biến dịch lại, đồng thời hòa hợp với chính mình. Giữa những tranh chấp đối lập, phải có một sự hòa hợp giống như giữa cây cung và dây đàn”. Sự tranh chấp giữa những đối nghịch sẽ tạo ra sự hài hòa.
Với tư cách là cơ sở của cái đẹp, sự hài hòa mang tính chất phổ quát, nó hiểu hiện tượng trong vũ trụ, trong quan hệ giữa người với người, và cả trong tác phẩm nghệ thuật. Héraclite cũng quan tâm nghiên cứu khái niệm mức độ như là một phạm trù của mỹ học cổ đại.
Theo Héraclite, mức độ cũng có tính chất phổ quát, như sự hài hòa. Nó là cơ sở của vũ trụ, nghĩa là quy luật khách quan, không phụ thuộc vào con người. Tóm lại, những phạm trù quan trọng nhất của mỹ học là cái đẹp, sự hài hòa, và mức độ đã được Héraclite xem xét, như là sự phản ánh các bản chất của các mối quan hệ của thế giới khách quan.
Quan điểm mỹ học của Socrate (469 – 399 trước Công Nguyên) đã tạo nên một bước ngoặt trong lịch sử tư tưởng mỹ học thời cổ đại. Trong những bài giảng về triết học, mà học trò ông đã ghi lại được, Socrate tỏ ra ít quan tâm đến những vấn đề của tự nhiên.
Theo ông, triết học về tự nhiên là một khoa học không có mấy lợi ích. Ông coi nhẹ việc nghiên cứu thực nghiệm về tự nhiên, bởi vì sự nghiên cứu đó dựa trên những chứng liệu của cảm giác vốn không có mấy giá trị nhận thức. Trung tâm chú ý của Socrate là con người. Và ông quan tâm đến con người từ phương diện hoạt động thực tiễn, hành vi, và đạo đức của nó.
Những vấn đề mỹ học cũng được Socrate tiếp cận từ quan điểm có tính chất phân loại học đó. Socrate chính là triết gia đầu tiên đã đề cao con người, như là đối tượng chính yếu của nghệ thuật.
Theo Socrate, bất cứ một hoạt động nào của con người, cũng đều nhằm vào một mục đích nhất định. Hoạt động thẩm mỹ cũng là một hoạt động mang tính mục đích. Vì thế, cho nên những sản phẩm của nó, phải được đánh giá trên quan điểm thực tiễn. Từ đó, Socrate công khai nói lên quan niệm rằng, đời sống thẩm mỹ gắn chặt chẽ với tính chất công ích.
Ông cho rằng, không hề có cái đẹp nào, với tư cách là bản thể tuyệt đối của các sự vật và hiện tượng. Cái đẹp chỉ bộc lộ ra trong suốt mối quan hệ với cái có ích, và đồng nhất với cái có ích. Một sự vật đẹp là sự vật có ích cho cái gì đó.
Để biện phải cho lập luận của mình, nhà triết học đã đưa ra một ví dụ rất hình ảnh như sau: cái khiên là vật dụng được trang trí thẩm mỹ, nhưng nó sẽ trở nên xấu, nếu có không được che chở được cho người kỵ sĩ, còn chiếc giỏ đựng phân sẽ là đẹp, nếu nó làm tròn chức năng của nó.
Ý nghĩa của quan niệm trên dây đàn là ở chỗ Socrate đã phát biểu một cách thô sơ mối quan hệ giữa đời sống thẩm mỹ và thực tiễn. Ông cũng đã nhấn mạnh mối quan hệ hữu cơ giữa đạo đức và thẩm mỹ, giữa cái Thiện và cái Đẹp.
Trong đó, cái Đẹp thuộc về cái Thiện, và cái Xấu nằm trong cái Ác. Nhưng Socrate đã tuyệt đối hóa các mối quan hệ đó đến mức đồng nhất các cặp phạm trù với nhau, và xóa nhòa đặc trưng của chính cái đẹp. Quan niệm thực dụng của Socrate về cái đẹp, đã không được Platon (427 – 347 trước Công Nguyên) chia sẻ.
Cái đẹp trong tư tưởng là vấn đề quan trọng nhất
Với tư cách là người sáng tạo hệ thống triết học duy tâm đầu tiên của nhân loại, Platon đã đưa ra cái nhìn nhị nguyên về thế giới. Theo ông, có hai thế giới song song tồn tại : thế giới của các ý tưởng hay thế giới khả giác. Một thế giới vĩnh hằng, tiên thiên, bất biến, cao siêu, tinh khiết, và một thế giới có tính chất tạm thời, biến dịch vì chỉ là hình bóng của thế giới kia.
Trong tư tưởng mỹ học của Platon, cái đẹp là vấn đề quan trọng nhất. Nhưng cái đẹp theo Platon lại không nên tìm kiếm ở những phẩm chất khả giác của các sự vật riêng lẻ, hay trong mối quan hệ với hoạt động của con người.
Bởi vì, trong thế giới hiện thực, mà con người có thể cảm nhận bằng giác quan, thì tất cả đều thay đổi và biến dịch, không có cái gì là bền vững và đích thực cả. Platon muốn tìm kiếm một cái đẹp vĩnh cửu và phổ quát cho tất cả mọi người.
Đó là cái đẹp tuyệt đối. Cái đẹp đích thực này chỉ tồn tại trong thế giới ý niệm, còn những cái đẹp thường ngày mà chúng ta cảm giác được, chỉ là ánh hồi quang, là bản sao, là những mảnh vụn của cái đẹp ý niệm mà thôi. Nói cách khác, ý niệm Đẹp đối lập với thế giới khả giác, nó ở ngoài không gian và giời gian, nó thường hằng và bất biến.
Cái đẹp mang tính chất siêu nhiên như vậy, nên chỉ có thể nhận thức nó bằng lý trí, chứ không phải bằng cảm giác. Phương thức nhận thức cái đẹp không phải là bằng con đường sáng tạo, và tiếp nhận nghệ thuật, mà là bằng con đường suy luận trừu tượng.
Platon đã miêu tả rất độc đáo trạng thái của con người, khi mà lý trí từng bước tách ra khỏi những sự vật đẹp riêng lẻ, vươn tới một vật thể đẹp phổ quát, tới những chuẩn mực đẹp phổ quát, và cuối cùng tới nhận thức cao nhất về ý niệm Đẹp.
Cũng như các triết gia tiền bối, Platon đã xem nghệ thuật như là sự tái hiện thực tế, thông qua con đường mô phỏng những sự vật cảm tính. Tuy nhiên, những sự vật cảm tính này, lại chính là những hình tượng phản ánh tư tưởng.
Trong khi tái hiện các sự vật, người nghệ sĩ không thể nào vươn đến sự nhận thức cái đẹp đích thực. Thông qua việc xây dựng tác phẩm nghệ thuật, người nghệ sĩ chỉ sao chép lại những sự vật khả giác, mà bản thân những sự vật này, thì vốn là bản sao của các ý niệm.
Do vậy, sự miêu tả nghệ thuật, xét cho cùng, chẳng qua là bản sao của bản sao. sự mô phỏng của sự mô phỏng, cái bóng của cái bóng. Với tư cách là sự phản ánh hạng hai, sự phản ánh của phản ánh, nghệ thuật không có giá trị nhận thức, hơn nữa nó đánh lừa con người và ngăn cản người ta vươn tới nhận thức về bản chất đích thực của thế giới.
Nghệ thuật, như vậy, chỉ là một cố gắng của con người nhằm biểu thị cái đẹp trên thế giới siêu nhiên. Nhưng tiếc thay, theo Platon lại là một cố gắng, không hoàn hảo, một cố gắng tuyệt vọng.
Hiệu quả, khách quan của nghệ thuật là đẩy con người xa khỏi sự minh triết, và do vậy mà Platon kết luận rằng: “Không có chỗ cho các loại hình nghệ thuật trong nước Cộng Hòa lý tưởng của ông”.
Tư tưởng mỹ học chịu rất nhiều sự phản bác
Khi tư tưởng mỹ học của Platon đã từng chịu sự phản bác ngay từ thời cổ đại, đặc biệt với Aristote (384 – 322 trước Công Nguyên), người am hiểu sâu sắc các loại hình nghệ thuật Hy Lạp. Khác với Platon, Aristote luôn luôn xuất phát từ những sự kiện cụ thể, từ thực tế phát triển của nghệ thuật, chứ không khảo sát các vấn đề thẩm mỹ một cách tự biện.
Bên cạnh những công trình về siêu hình học, đạo đức học, và logic học, những tư tưởng mỹ học mà Aristote để lại cho hậu thế được trình bày trong hai tác phẩm quan trọng có thể được xem là bộ Khái Niệm Về Cái Đẹp.
Đó chính là Thi Pháp Học và Tu Từ Học, và một phần nào trong tác phẩm Chính Trị Thi Pháp Học của Aristote không chỉ là một công trình lý thuyết quan trọng, mà còn là một chứng liệu đáng tin cậy về sự phát triển của nghệ thuật Hy Lạp.
Cái đẹp cũng là vấn đề trung tâm trong các công trình nghiên cứu của Aristote. Bằng con đường ngược lại với Platon, Aristote đã kéo cái đẹp trở về mảnh đất trần thế, xem nó như là thuộc tính và phẩm chất có thực của các sự vật.
Theo Aristote cái đẹp được thể hiện cao nhất nơi các hữu thể sống, đặc biệt là con người. Con người với sự hài hòa trong các bộ phận của cơ thể mình, là hiện thân của cái đẹp, và là đối tượng chính của nghệ thuật.
Dấu hiệu quan trọng nhất của cái đẹp là sự toàn vẹn, được Aristote quan niệm như là cái gì có đầu, giữa và cuối. Những thành phần này liên hệ với nhau và dựa vào nhau mà tồn tại.
Như vậy, đối với Aristote cái đẹp có tính chất khách quan. Nó không hiện hữu trong ý niệm, như quan niệm của Platon, hay trong các quan hệ số lượng trừu tượng, như quan niệm của Pythagoras, mà trong những sự vật thực tế, trong những mối quan hệ và thuộc tính có thực.
Do quan niệm rằng cái đẹp được thể hiện không chỉ trong hành động, mà còn hiện hữu trong những sự vật không vận động. Aristote đã xem xét sự biểu hiện của cái đẹp cả trong những đối tượng đứng yên, trong những đối tượng biến dịch.
Những dấu hiệu trên đây, của cái đẹp có tính chất phổ quát, nghĩa là chúng biểu hiện cả trong thiên nhiên, xã hội và con người. Theo Aristote, cái đẹp hiện thực của thế giới là cội nguồn của ý thức thẩm mỹ, và nghệ thuật. Tuy nhiên, trong khi khẳng định những dấu hiệu khách quan của cái đẹp, Aristote cũng đồng thời chú ý đến những điều kiện chủ quan của sự sự tiếp nhận cái đẹp.
Bàn về nghệ thuật, Aristote xem đó là sự bắt chước, nghĩa là sự mô phỏng, phản ánh hiện thực. Sự mô phỏng này được thực hiện nhờ nhịp điệu, ngôn từ và hòa âm. Nguyên tắc mô phỏng được vận dụng không chỉ trong nghệ thuật tạo hình, mà cả trong thơ ca và âm nhạc.
Nghệ thuật rất liên quan tới đời sống con người
Thuyết bắt chước đã tạo ra một khoảng cách rất lớn giữa tư tưởng Platon và tư tưởng Aristote. Như trên đã nói, với Platon, nghệ thuật chẳng qua là sự tái hiện những sự vật khả giác, vốn là ánh xạ của các ý niệm. Aristote thì trái lại, nhận thức đầy đủ sự phong phú của thế giới khả giác, của các sự vật và hiện tượng thực tồn.
Theo ông, nghệ thuật dựa trên một thiên hướng của con người là thiên hướng về sự phản ảnh. Trong Thi Pháp Học, ông Aristote viết : “Con người có khả năng phản ánh ngay từ thuở ấu thơ, và nó càng phân biệt với các động vật khác, thì khả năng này ngày càng phát triển, nhờ đó mà nó sở đắc được những kiến thức đầu tiên”.
Do vậy, nghệ thuật có thuộc tính nhận thức, hay nói đúng hơn, đó là một trong những hình thức hoạt động nhận thức của con người. Việc nghiên cứu năng lực phản ánh của con người đã tạo điều kiện cho Aristote đặt ra một cách sâu sắc, vấn đề chân lý nghệ thuật, không phải bằng những suy luận trừu tượng mà dựa trên những thành tựu của nghệ thuật Hy Lạp.
Aristote cũng dành một vị trí thích đáng trong các công trình của mình, để bàn về vai trò giáo dục của nghệ thuật. Theo ông, nghệ thuật không phải là lĩnh vực tự trị với đời sống của con người, nó đem lại cho con người niềm vui của sự nhận thức, và góp phần hoàn thiện con người về mặt đạo đức.
Tác phẩm nghệ thuật nâng cao phẩm giá con người, vì thông qua sự thanh lọc về tâm hồn, nó đã giải phóng con người khỏi những dục vọng xấu xa.
Những tư tưởng có tính chất đặt nền tảng cho mỹ học duy vật của Aristote, sau này sẽ được phát triển một cách hệ thống bởi các nhà mỹ học duy vật thời khai sáng như Voltaire, Diderot, … những nhà mỹ học dân chủ cách mạng Nga như Bielinski, Tchernychevski, Herzen, Dobroliubov, … và những nhà lý luận của mỹ học Mác – Xít.
Lê Ngọc Trà Lâm Vinh Huỳnh Như Phương
Bạn đang xem bài viết: Mỹ học đại cương là gì? Link https://myhocdaicuong.com/dai-cuong/my-hoc-dai-cuong-la-gi.html
Home > Mỹ Học Đại Cương > Mỹ học đại cương là gì?Tiêu đề bài viết: Mỹ học đại cương là gì?Chuyên mục: Mỹ Học Đại CươngNgày đăng: February 14, 2024Tác giả: Lê Ngọc TràLượt xem: 343 viewsWebsite: https://myhocdaicuong.comLink bài viết: https://myhocdaicuong.com/dai-cuong/my-hoc-dai-cuong-la-gi.htmlTừ khóa » Tóm Tắt Mỹ Học đại Cương
-
Giáo Trình Mỹ Học đại Cương - StuDocu
-
MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG - ĐẠi Học Quốc Gia Hà NỘI - Quê Hương
-
Mỹ Học Đại Cương - Giáo Trình Đại Học - Forum DTU
-
Top 10 Bài Viết Liên Quan đến Mỹ Học đại Cương - 123doc
-
Mỹ Học đại Cương Pdf - Tài Liệu Text - 123doc
-
Đề Cương Bài Giảng Môn: Mỹ Học đại Cương
-
Giáo Trình Mỹ Học đại Cương: Phần 1 - TaiLieu.VN
-
[PDF] MI HOC Đại Cương
-
[PDF] Mỹ Học đại Cương - CTU
-
Tóm Tắt Của MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG K45 - LMS-DLU
-
Tài Liệu Giảng Dạy Học Phần Mỹ Học đại Cương (đã Gộp Và Chỉnh Sửa)
-
Đại Cương Mỹ Học - Tp
-
Giáo Trình Mỹ Học đại Cương - ViecLamVui