Năm 2022, Ngân Hàng Nhà Nước Sẽ Kiểm Soát Chặt Dòng Tiền Chảy ...
Có thể bạn quan tâm
- Tín dụng tăng mạnh sau nới lỏng giãn cách xã hội, đạt 10,1%
- Giao dịch bất động sản giảm mạnh trong quý III/2021
- Thanh khoản căng thẳng, lãi suất huy động tăng tại nhiều ngân hàng
Trong năm 2021, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% cho cả năm. Tuy nhiên, theo Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, tính đến ngày 27/12, tăng trưởng tín dụng đã đạt 12,97%. Trong những ngày cuối năm, tăng trưởng tín dụng sẽ diễn biến tích cực hơn và dự kiến đạt khoảng 14%.
“Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% nhưng trên thực tế để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hồi phục nhanh hơn cũng như thực hiện các chương trình kéo dài thời gian trả nợ và cho vay mới, Ngân hàng Nhà nước đã nới thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng” - lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết.
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 sẽ khoảng 14% |
Năm 2022, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ mở rộng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng lên khoảng 14% và có thể linh hoạt theo định hướng điều hành.
Dòng vốn sẽ tiếp tục hướng vào lĩnh vực sản xuất thông qua các công cụ điều hành như room tín dụng và các công cụ gián tiếp khác.
Riêng với tín dụng các lĩnh vực rủi ro và đang có biểu hiện không lành mạnh như bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, Phó thống đốc khẳng định năm tới sẽ không đẩy mạnh mà còn tăng cường kiểm soát.
Cụ thể với bất động sản, cơ quan quản lý sẽ siết chặt bất động sản có tính chất đầu cơ, các dự án lớn. Tuy nhiên, riêng với bất động sản phục vụ nhu cầu ở thực của người dân, Ngân hàng Nhà nước vẫn khuyến khích.
Về trái phiếu doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước thậm chí có thể sẽ tiến hành thanh kiểm tra.
Đối với chứng khoán, nếu để phục vụ thị trường phát triển lành mạnh, ổn định, nguồn vốn vẫn sẽ được tạo điều kiện. Nhưng ngược lại, nếu thị trường có dấu hiệu đầu cơ, tăng nóng thì Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát chặt lại.
“Tới đây, rất có thể xảy ra hiện tượng dòng tiền quay vòng, chảy sang chứng khoán, bất động sản. Ngân hàng Nhà nước đã nhận diện việc phải có chính sách giám sát chặt chẽ hơn. Khả năng kiểm soát dòng tiền này là không dễ trong điều kiện thực tế hiện nay, song Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường giám sát hơn nữa để các thị trường phát triển lành mạnh”, Phó Thống đốc cho biết.
Theo định hướng, năm 2022, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành các giải pháp tín dụng nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, kiểm soát và xử lý nợ xấu; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Bên cạnh đó, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thiên tai, dịch bệnh.
Từ khóa » Siết Chặt Dòng Tiền Vào Chứng Khoán
-
Siết Chặt Dòng Tiền Chảy Vào Chứng Khoán, Bất động Sản Năm 2022
-
Không Có Chuyện Siết Dòng Tiền Vào Chứng Khoán | MBS
-
Bài 3: Siết Chặt Dòng Tiền Vào Bất động Sản Như Thế Nào?
-
Năm 2022 Sẽ Siết Chặt Dòng Tiền Chảy Vào Chứng Khoán, Bất động ...
-
Siết Chặt Dòng Tiền Chảy Vào Chứng Khoán, Bất động Sản | VTV24
-
Ngân Hàng Nhà Nước Siết Chặt Dòng Tiền Vào Các Lĩnh Vực Rủi Ro Cao
-
Dòng Tiền "chảy" Vào đầu Cơ Bất động Sản Rất Nguy Hại
-
Kiểm Soát Tín Dụng đầu Tư Vào Chứng Khoán, Bất động Sản - Chi Tiết Tin
-
Siết Tín Dụng Bất động Sản: Hạn Chế Dòng Tiền Vào Phân Khúc đầu Cơ
-
Ngân Hàng Tiếp Tục Siết Chặt Dòng Vốn Vào Chứng Khoán, Bất động Sản
-
Siết Tín Dụng Bất động Sản - Bài 1
-
Không Siết Chặt Tín Dụng Bất động Sản Một Cách Bất Hợp Lý
-
'Không Phải Tất Cả Lĩnh Vực Bất động Sản đều Bị Siết Chặt Tín Dụng'
-
Siết Chặt Dòng Tín Dụng Cho Vay Bất động Sản - Báo Nam Định điện Tử