Năm 2022 Sẽ Siết Chặt Dòng Tiền Chảy Vào Chứng Khoán, Bất động ...

Tin nóng
  • Chính thức phê duyệt tăng vốn điều lệ của NCB lên gần 11.800 tỷ đồng
  • VietinBank chào bán 4.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng
  • Eximbank: Động lực bền vững nâng bước SMEs tại HOZO 2024
  • Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh
  • TP.HCM vận hành tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí
  • Vàng có thể "ngủ đông"; ngân hàng lo thiệt hại nặng vì rủi ro công nghệ
Ngân hàng - Bảo hiểm Năm 2022 sẽ siết chặt dòng tiền chảy vào chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp Thùy Liên - 28/12/2021 14:02 Thừa nhận rất khó, song Phó thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, năm 2022, Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát chặt hơn nữa dòng tiền chảy vào chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp. TIN LIÊN QUAN
  • Theo dõi chặt sự phát triển nóng của tín dụng bất động sản
  • Mua trái phiếu doanh nghiệp: Đừng mơ doanh nghiệp phát hành không bao giờ vỡ nợ
  • Báo động sức khỏe nhà phát hành bất động sản, ngân hàng bị siết trái phiếu doanh nghiệp
f
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú.

Chia sẻ tại cuộc họp báo kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2021, định hướng nhiệm vụ năm 2022 diễn ra sáng 28/12, Phó thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, tính đến ngày 27/12, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt 12,97% so với cuối năm 2020.

Đặc biệt, dòng tín dụng tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước nắn vào các lĩnh vực ưu tiên, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông.

Năm 2022, Ngân hàng Nhà nước định hướng mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14%, tuy nhiên tùy điều kiện thực tế có thể sẽ tăng thấp hơn hoặc cao hơn. Bên cạnh đó, dòng vốn tiếp tục hướng vào lĩnh vực sản xuất thông qua các công cụ như room tín dụng và các công cụ gián tiếp khác.

Riêng với tín dụng các lĩnh vực rủi ro và đang có biểu hiện không lành mạnh như bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, Phó thống đốc khẳng định năm tới sẽ không đẩy mạnh mà còn tăng cường kiểm soát.

Cụ thể với bất động sản, cơ quan này cho biết sẽ siết chặt bất động sản có tính chất đầu cơ, các dự án lớn. Tuy nhiên, riêng với bất động sản phục vụ nhu cầu ở thực của người dân, Ngân hàng Nhà nước vẫn khuyến khích.

Về trái phiếu doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước thậm chí có thể sẽ tiến hành thanh kiểm tra.

Đối với chứng khoán, nếu để phục vụ thị trường phát triển lành mạnh, ổn định, nếu thị trường phát triển lành mạnh, nguồn vốn vẫn sẽ được tạo điều kiện. Nhưng ngược lại, nếu thị trường có dấu hiệu đầu cơ, tăng nóng thì Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát chặt lại.

“Tới đây, rất có thể xảy ra hiện tượng dòng tiền quay vòng, chảy sang chứng khoán, bất động sản. Ngân hàng Nhà nước đã nhận diện việc phải có chính sách giám sát chặt chẽ hơn dòng tiền chảy vào các kênh đầu tư. Khả năng kiểm soát dòng tiền này là không dễ trong điều kiện thực tế hiện nay, song NHNN sẽ tăng cường giám sát hơn nữa để các thị trường phát triển lành mạnh”, Phó thống đốc khẳng định.

Theo định hướng, năm 2022, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành các giải pháp tín dụng nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, kiểm soát và xử lý nợ xấu; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Bên cạnh đó, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thiên tai, dịch bệnh.

Siết tín dụng bất động sản khó chặn được cơn sốt đất Tín dụng bất động sản không phải là thủ phạm chính gây sốt đất, nên việc siết tín dụng bất động sản khó chặn được tình trạng giá... #tín dụng bất động sản # tín dụng chứng khoán # trái phiếu doanh nghiệp # dòng tiền # siết cho vay # tín dụng Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư
  • Chính thức phê duyệt tăng vốn điều lệ của NCB lên gần 11.800 tỷ đồng
  • VietinBank chào bán 4.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng
  • Eximbank: Động lực bền vững nâng bước SMEs tại HOZO 2024
  • Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh
  • TP.HCM vận hành tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí
  • Vàng có thể "ngủ đông"; ngân hàng lo thiệt hại nặng vì rủi ro công nghệ
  • Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
  • Vàng đối diện áp lực từ USD mạnh, giữ mốc 2.600 USD/ounce nhờ PCE hạ nhiệt
  • Lợi nhuận quý IV2024 của Sacombank tăng 68%
  • Agribank tham gia hai dự án lớn về tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu
  • Kinh doanh tích cực, TPBank được kỳ vọng tăng trưởng cao
Đọc nhiều
  • 1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12
  • 2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh
  • 3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận
  • 4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài
  • 5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
Chuyên đề
  • Sao Vàng đất Việt 2024
  • M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
  • 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
  • Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
  • Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
Thông tin doanh nghiệp
  • Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
  • Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
  • Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
  • Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
  • Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
  • Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024

Từ khóa » Siết Chặt Dòng Tiền Vào Chứng Khoán