Nấm Candida - Nguyên Nhân Chủ Yếu Gây Viêm âm đạo | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Đặc điểm sinh học của nấm Candida
Candida thuộc nhóm nấm men, tế bào nấm hình cầu hay bầu dục, kích thước từ 3 - 6 µm, thường sống hoại sinh trong âm đạo, hệ tiêu hóa của người, một số ít xuất hiện trên da.
Ở người bình thường, Candida được tìm thấy 40% ở âm đạo, 40% ở hệ tiêu hóa (ruột), 30% ở miệng,...
Trên môi trường nuôi cấy, khuẩn lạc Candida thường tròn, màu trắng hoặc có màu (trên môi trường nuôi cấy vi nấm), có thể bóng hoặc đục mờ, giống khuẩn lạc của vi khuẩn.
Hình ảnh nấm Candida
Candida sinh sản bằng bào tử chồi (hình oval), từ tế bào mẹ sinh ra một hoặc nhiều chổi nhỏ và tách ra khỏi tế bào mẹ. Một số ít Candida có thể tạo sợi giả khi tế bào con không tách khỏi mẹ. Phân biệt với sợi nấm thật bằng hình ảnh: sợi giả hai thành không song song và không đều nhau, thắt hẹp ở chỗ vách ngăn, các tế bào tận cùng ngắn hơn hoặc bằng tế bào tận cùng.
Candida thường gặp nhất là Candida albicans, sau đó là Candida krusei, Candida tropicalis, Candida lusitaniae, Candida parapsilosis.
2. Điều kiện và cách thức lây nhiễm nấm Candida
- Điều kiện thuận lợi cho Candida phát triển:
+ Người suy giảm miễn dịch: bệnh nhân HIV hay sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
+ Sử dụng thuốc Corticoid hay kháng sinh phổ rộng kéo dài làm thay đổi pH âm đạo.
+ Phụ nữ có thai (nhất là 3 tháng cuối): biểu mô âm đạo chứa nhiều Glycogen bị thủy phân thành acid lactic (dưới tác dụng của vi khuẩn) làm pH âm đạo giảm thấp, tạo điều kiện cho Candida phát triển.
Phụ nữ có thai dễ nhiễm nấm Candida hơn người bình thường
+ Quan hệ tình dục: quan hệ tình dục không an toàn khiến người lành nhiễm từ người mang bệnh hoặc hoạt động quan hệ tình dục thường xuyên gây tổn thương niêm mạc, nấm dễ phát triển.
+ Bệnh nhân đái tháo đường: pH âm đạo thấp hơn người bình thường.
+ Vệ sinh không đúng cách: nhiễm nấm âm đạo từ đường tiêu hóa.
+ Thụt rửa âm đạo.
+ Mặc quần áo quá chật tạo môi trường nóng ẩm.
- Cách thức lây nhiễm Candida:
+ Lây truyền qua quan hệ tình dục đường âm đạo.
+ Quan hệ khi đang điều trị hoặc điều trị chưa triệt để.
+ Nhiễm nấm từ hậu môn.
+ Sử dụng chung đồ lót nhiễm nấm.
3. Triệu chứng bệnh do nấm Candida gây lên
- Bệnh nhân tiểu buốt, tiểu rắt.
- Ngứa rát âm đạo/ âm hộ, có thể xuất hiện vết xước do gãi nhiều.
Âm đạo tăng tiết dịch do nhiễm nấm Candida
- Ra nhiều khí hư như bột hoặc váng sữa, không hôi.
- Đau rát khi quan hệ.
- Âm đạo viêm đỏ, sưng nề, dễ chảy máu, nhiều khí hư như váng sữa bám thành âm đạo.
- Cổ tử cung có thể viêm đỏ, phù nề. Bôi lugol khi soi cổ tử cung quan sát thấy cổ tử cung và thành âm đạo bắt màu lugol không đều, nham nhở nếu nhiễm nấm cấp tính.
4. Phương pháp chẩn đoán nấm Candida
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng: hỏi bệnh, thăm khám âm đạo, khám mỏ vịt nhận định khí hư âm đạo, tổn thương âm đạo, thành âm đạo do nấm.
- Xét nghiệm chẩn đoán Candida:
+ Soi tươi: Mẫu bệnh phẩm được nghiền vào nước muối sinh lý trên lam kính và quan sát dưới kính hiển vi. Candida hình bầu dục hoặc hình tròn, có chồi hoặc không và có ít nhất 3 bào tử nấm/ vi trường mới kết luận gây bệnh.
+ Nhuộm Gram: Candida bắt màu tím, xác định gây bệnh khi có 3 - 5 bào tử dạng nảy chồi.
+ Nuôi cấy: Nuôi cấy vào môi trường thạch Sabouraud sau 18 - 24h ở 370C cho khuẩn lạc màu trắng ngà và sền sệt.
Hình ảnh khuẩn lạc nấm Candida sau nuôi cấy
+ Sinh học phân tử: kỹ thuật có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, cho biết đích danh từng loại Candida trong mẫu bệnh phẩm.
+ Mô bệnh học: quan sát trên lam nhuộm tế bào.
5. Làm gì để phòng và điều trị viêm nhiễm do Candida
- Cách phòng bệnh do Candida:
+ Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục.
+ Hạn chế sử dụng dung dịch rửa bộ phận sinh dục có tính acid và sát khuẩn mạnh.
+ Giữ quần áo luôn khô ráo, phơi ở nơi có ánh nắng mặt trời.
+ Không thụt rửa âm đạo để tránh làm mất cân bằng, thay đổi pH âm đạo.
+ Khi điều trị: tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị.
+ Không sử dụng kháng sinh kéo dài.
+ Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
+ Nếu bạn hoặc bạn tình có biểu hiện lâm sàng cần được điều trị cả 2 để tránh lây nhiễm.
- Điều trị viêm âm đạo do nhiễm Candida:
- Không điều trị khi không có triệu chứng lâm sàng điển hình.
- Điều trị sớm và đủ liều khi xác định là căn nguyên. Ngăn chặn lây lan và đề phòng kháng thuốc.
- Điều trị bằng kháng sinh chống nấm (không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú).
- Thuốc uống:
Itraconazol (sporal) 100mg uống 2 viên/ ngày, uống 3 ngày.
Thuốc điều trị Candida
Fluconazol (diflucan) 150mg uống 1 viên duy nhất.
-
Kem bôi/ đặt:
Clotrimazole (canesten): bôi từ 7 - 10 ngày hoặc đặt từ 3 ngày (2 viên 100mg/ ngày) đến 7 ngày (1 viên 100mg/ ngày).
Miconazole: bôi trong 7 ngày hoặc đặt từ 3 ngày (1 viên 200mg/ ngày) đến 7 ngày (1 viên 100mg/ ngày).
-
Tránh quan hệ tình dục trong quá trình điều trị
Khi cần khám và điều trị phụ khoa hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số 1900 56 56 56. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tự tin mang đến cho bạn những dịch vụ tốt nhất với:
+ Nhiều năm kinh nghiệm. Bệnh viện với hơn 24 năm kinh nghiệm, đã phục vụ hàng triệu lượt khách hàng sử dụng.
+ Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, đội ngũ bác sĩ, nhân viên trình độ chuyên môn cao.
+ Trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống máy móc xét nghiệm tiên tiến, đồng bộ.
+ Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng, không mất nhiều thời gian chờ đợi.
+ Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.
+ Trả kết quả và tư vấn tại nhà.
+ Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế liên tuyến.
+ Áp dụng bảo lãnh viện phí với khách hàng có thẻ bảo hiểm của gần 40 công ty bảo hiểm.
Từ khóa » Khuẩn Lạc Thường Có Màu Gì
-
Các Cầu Khuẩn Gây Bệnh - Health Việt Nam
-
Khuẩn Lạc Là Gì? Có Bao Nhiêu Cách đếm Khuẩn Lạc? - Pacific LAB
-
Nhận Diện Khuẩn Lạc - Xét Nghiệm đa Khoa
-
Phương Pháp đếm Khuẩn Lạc Trong Vi Sinh
-
Các Phương Pháp Cơ Bản Trong Chẩn đoán Vi Khuẩn
-
Các Cầu Khuẩn Gây Bệnh (P3) | BvNTP
-
Vi Khuẩn Coliform – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tụ Cầu Khuẩn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khuẩn Lạc Là Gì? Có Bao Nhiêu Cách đếm Khuẩn Lạc?
-
Các Vi Khuẩn đường Ruột - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Các Phương Pháp Phân Lập, Nuôi Cấy Vi Khuẩn | Vinmec
-
Bạn Biết Gì Về Các Phương Pháp Nuôi Cấy Vi Khuẩn
-
[PDF] CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC 1. NGHỊ ĐỊNH SỐ 103 ...