Phương Pháp đếm Khuẩn Lạc Trong Vi Sinh
Có thể bạn quan tâm
Tóm tắt nội dung
1.Khuẩn lạc là gì
Khuẩn lạc của một loại vi khuẩn được định nghĩa là một cụm (Colony), có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, sinh khối của vi khuẩn đó khi chúng phát triển trên bề mặt của một giá thể cứng.
Đơn vị hình thành khuẩn lạc CFU (viết tắt từ chữ Colony form units) là đơn vị được dùng để ước tính số lượng vi khuẩn hoặc tế bào nấm trong 1 mẫu thử nghiệm nhất định. Khi kiểm tra vi sinh vật trong một mẫu thử nghiệm bằng cách đếm khuẩn lạc có trên đĩa petri hoặc đĩa môi trường chuẩn bị sẵn (ví dụ đĩa Compact Dry), đơn vị thể hiện khuẩn lạc thường là CFU/mL, CFU/g, CFU/25g.- Đơn vị CFU/g , CFU/25g thường dùng cho mẫu thử nghiệm dạng rắn (thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm…)
- Đơn vị CFU/mL dùng cho mẫu thử nghiệm ở dạng dung dịch như mẫu nước nuôi trồng thủy sản, nước trái cây…
MPN là viết tắt của Most Probable Number, nghĩa là số có xác xuất lớn nhất. MPN thường được dùng để biểu thị số lượng vi khuẩn có trong một thể tích nhất định của mẫu chất lỏng.
Khác biệt CFU và MNP
- CFU là đơn vị hình thành khuẩn lạc có trong 1 mẫu thử nghiệm nhất định. CFU thường được tính từ phương pháp đổ đĩa hoặc cấy trang trong khi đó MPN thường được tính toán bằng phương pháp lên men. Đối với CFU, vi khuẩn phát triển trên môi trường đặc (ví dụ như thạch), sau đó, các khuẩn lạc được đếm thủ công bằng mắt hoặc ứng dụng hiện đại.
- Đối với phép đo MPN, các mẫu được nuôi cấy trong môi trường lỏng, (ví dụ như lên men). Kết quả không dùng phương thức đếm mà là so sánh với bảng xác xuất.
- MPN và CFU tương đương nhau. Cả hai đều được công nhận bởi nhiều tổ chức quản lý và khoa học trên thế giới, trong đó có cả Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) và Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO).
2.Ứng dụng của việc đếm khuẩn lạc
Phương pháp đếm khuẩn lạc được dùng để ước tính số lượng vi khuẩn hoặc tế bào nấm trong 1 mẫu thử nghiệm nhất định. Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến trong nghiên cứu và kiểm nghiệm vi sinh vật, thực phẩm, nông nghiệp và y học…
3. Phương pháp đếm khuẩn lạc
Phương pháp đếm khuẩn lạc thủ công
Với phương thức đếm khuẩn lạc thủ công, mỗi chấm khuẩn lạc đặc trưng cho loại vi khuẩn đích được đếm một lần. Để dễ kiểm soát quá trình đếm, người ta thường đặt đĩa petri lên một lưới ô. Sau đó đếm các khuẩn lạc trong mỗi ô và đánh dấu khuẩn lạc đếm được ở đằng sau của đĩa petri. Để đảm bảo chính xác, mỗi mẫu thử nghiệm cần được nuôi cấy ít nhất 3 đĩa và lượng khuẩn lạc thích hợp cho đếm thủ công là 30 tới 300 khuẩn lạc. Các đĩa có quá nhiều hoặc quá ít khuẩn lạc đều không thích hợp và cần pha loãng và cấy lại mẫu.Cách tính số lượng khuẩn lạc chính xác
Tính số lượng vi khuẩn có trong mẫu thử (N) có trong mẫu thử theo trung bình khối lượng từ hai độ pha loãng liên tiếp bằng cách sử dụng Công thức: N= ΣC/( V(n1 + 0.1 x n2)d))
Trong đó:
- ∑C là tổng số khuẩn lạc trên hai đĩa petri có độ pha loãng liên tiếp. VD 10-1 và 10-2.
- n1,n2 là số hộp petri ở hai độ pha loãng liên tiếp đã chọn
- V là thể tích mẫu được đưa vào mỗi đĩa, đơn vị ml
- d là độ pha loãng tương ứng với n1 (độ pha loãng nhỏ hơn).
Phương pháp đếm khuẩn lạc tự động
Đếm khuẩn lạc thủ công thường mất rất nhiều thời gian và có thể mắc phải sai số chủ quan của người đếm. Để cải thiện tình trạng này, hiện nay các phòng lab đã trang bị thêm các thiết bị đếm khuẩn lạc tự động. Nguyên lí cơ bản của máy đếm khuẩn lạc tự động là máy đếm khuẩn lạc sẽ chụp một ảnh của đĩa (petri hoặc đĩa compact dry), ứng dụng sau đó sẽ sử dụng một thuật toán để tách và đếm các khuẩn lạc có trên đĩa. Thuật toán cũng có thể gặp khó khăn trong việc phân biệt các khuẩn lạc khi có quá nhiều khuẩn lạc chồng lấn. Trường hợp này cần môt ứng dụng có khả năng phân tích hiệu quả và mạnh mẽ. Đây cũng là thách thức của các chuyên gia trong việc phát triển ứng dụng này.4. Máy đếm khuẩn lạc tự động SphereFlash®
Nhằm giảm bớt thời gian và sai số khi đọc kết quả thủ công, chúng tôi cung cấp Máy đếm khuẩn lạc tự động SphereFlash® kết hợp đo vòng vô khuẩn.
Máy đếm khuẩn lạc tự động SphereFlash® đáp ứng được tất cả các yêu cầu trong phòng thí nghiệm vi sinh hiện đại. Với phiên bản phần mềm Colony Lite, thiết bị thực hiện việc đếm khuẩn lạc một cách đơn giản và đáng tin cậy nhờ vào phần mềm đẳng cấp thế giới và lắp sẵn hệ thống đèn tinh xảo. Đối với người dùng có nhu cầu cao hơn, phần mềm có thể được nâng cấp lên Colonies PRO để tăng khả năng của máy, ví dụ: thiết lập mức độ cho phép người dùng, kết nối LIMS, bảng tính, đọc mã vạch, báo cáo, Audit Trail hay theo tiêu chuẩn CFR21 Part 11. Với ứng dụng Halos PRO tùy chọn, máy SphereFlash có thể chuyển để đo được vòng vô khuẩn. Tất cả các phiên bản nguồn sáng sử dụng thông qua đèn LED được bố trí bên trong thành của buồng hình cầu di động. Kết quả là độ đồng nhất và độ phản xạ ánh sáng lần đầu tiên có trong một máy đếm khuẩn lạc. Đế cầu di chuyển tự động đóng buồng và ngăn chặn các vùng mà đĩa petri được đặt từ bất kỳ ánh sáng bên ngoài. Đĩa petri tránh được bất kỳ sự phản xạ hay sự ảnh hưởng của ánh sáng bên ngoài, tạo ra một không gian sáng mà không có sự phản xạ các thành đĩa petri hay các khuẩn lạc. Đối với môi trường trong suốt ánh sáng truyền qua cũng có sẵn trong tất cả các phiên bản.
Ngoài ra, máy đếm khuẩn lạc tự động SphereFlash có thể nâng cấp để đo vòng vô khuẩn , đảm bảo tính linh hoạt và chính xác. Với những tính năng vượt trội, Máy đếm khuẩn lạc tự động SphereFlash® chắc chắn là sự lựa chọn tuyệt vời cho phòng thí nghiệm vi sinh của bạn
Từ khóa » Khuẩn Lạc Thường Có Màu Gì
-
Các Cầu Khuẩn Gây Bệnh - Health Việt Nam
-
Khuẩn Lạc Là Gì? Có Bao Nhiêu Cách đếm Khuẩn Lạc? - Pacific LAB
-
Nhận Diện Khuẩn Lạc - Xét Nghiệm đa Khoa
-
Các Phương Pháp Cơ Bản Trong Chẩn đoán Vi Khuẩn
-
Các Cầu Khuẩn Gây Bệnh (P3) | BvNTP
-
Vi Khuẩn Coliform – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tụ Cầu Khuẩn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khuẩn Lạc Là Gì? Có Bao Nhiêu Cách đếm Khuẩn Lạc?
-
Các Vi Khuẩn đường Ruột - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Các Phương Pháp Phân Lập, Nuôi Cấy Vi Khuẩn | Vinmec
-
Nấm Candida - Nguyên Nhân Chủ Yếu Gây Viêm âm đạo | Medlatec
-
Bạn Biết Gì Về Các Phương Pháp Nuôi Cấy Vi Khuẩn
-
[PDF] CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC 1. NGHỊ ĐỊNH SỐ 103 ...