Nằm Niệm Phật Có Lỗi Không? - .vn

Home Từ điển Dữ liệu Danh mục
  • Tin tức
  • Xiển dương Đạo pháp
  • Media
  • Môi trường
  • Lời Phật dạy
  • Sống an vui
  • Đức Phật
  • Sách Phật giáo
  • Giáo hội
  • Nghiên cứu
  • Tâm linh Việt
  • Phật pháp và cuộc sống
  • Phật giáo thường thức
  • Kinh Phật
  • Phỏng vấn
  • Chùa Việt
DỮ LIỆU Đức Phật Từ điển Giáo hội Chùa Sách Tăng sỹ Hỏi - Đáp Thứ tư, 16/10/2013, 15:35 PM
  • muc luc 450
  • link
  • bug

Nằm niệm Phật có lỗi không?

Thích Phước Thái gg follow

Niệm thầm (mặc trì) đây là cách niệm ở trong tâm. Nghĩa là chỉ có tâm niệm chớ không có khẩu niệm. Cách niệm nầy, hành giả phải cẩn thận tinh ý lắm mới được.

Hỏi: Kính bạch thầy, con năm nay tuổi đã già trên 80, lại thêm có chứng bệnh đau xương sống, ngồi lâu không được. Con không biết trong khi nằm mình có nên niệm Phật được không? Có người nói, nằm niệm Phật thì có lỗi, nên con không biết có phải như thế không? Kính xin thầy hoan hỷ giải đáp cho con rõ. Ðáp: Phật Tổ thường dạy chúng ta là niệm Phật trong 4 oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi. Nghĩa là, niệm Phật trong tất cả thời gian và nơi chốn. Như vậy, nằm niệm Phật cũng không có gì trở ngại. Tuy nhiên, khi nằm niệm Phật thì phật tử không nên niệm ra tiếng. Vì niệm ra tiếng, thì có lỗi. Còn nếu phật tử chỉ niệm thầm thì không sao cả. Nhưng niệm Phật trong tư thế ngồi, thì dễ được định tâm hơn và ít bị hôn trầm bằng cách nằm mà niệm. Vì nằm niệm hay dễ đi vào giấc ngủ lắm. Trường hợp của phật tử vì xương sống bị đau nên khó ngồi lâu. Vậy, phật tử có thể linh động thay đổi trong 4 oai nghi mà niệm. Người tu Tịnh độ, muốn niệm Phật được bền lâu, phải tùy theo tinh thần, sức khỏe, và hoàn cảnh mà chúng ta nên uyển chuyển linh động cho thích hợp. Không nên quá cố chấp câu nệ vào hình thức mà làm trở ngại cho bước tiến trong việc hành trì niệm Phật của mình.
Ảnh minh họa
Nhân đây, chúng tôi cũng xin được trình bày sơ qua về bốn cách niệm Phật thành tiếng, mà trong kinh điển Phật Tổ đã chỉ dạy, để cho phật tử hiểu rõ thêm. Theo chư Tổ Liên tông dạy, niệm Phật thành tiếng có bốn cách: 1.Cao thinh niệm; 2. Ðê thinh niệm; 3. Kim cang niệm; 4. Mặc niệm (thầm niệm). 1. Cao thinh niệm, cách nầy là chúng ta phải niệm lớn tiếng. Nhất là trường hợp có nhiều người đồng niệm. Mặc dù niệm lớn tiếng, nhưng tất cả đều phải giữ hòa âm với nhau. Nghĩa là âm thanh của mỗi người phải giữ ở một cung bậc hòa nhịp với nhau. Không nên ỷ mình có âm thanh tốt mà niệm lớn tiếng, làm áp đảo âm thanh của những người khác. Niệm như thế thì không nên. Niệm Phật đông người, giống như một buổi hòa nhạc. Tất cả đều phải giữ tiết tấu ở một cung bậc không cao không thấp. Như thế, thì khi phát ra âm thanh không bị chói tai. Ðó là nói niệm Phật cao thinh khi có đông người. Còn trường hợp nếu niệm Phật một mình, thì chúng ta cũng có thể niệm lớn tiếng. Cách niệm nầy, có cái lợi là dễ dẹp trừ vọng niệm. Vì khi niệm lớn tiếng thì những vọng niệm nghĩ xằng tính bậy khó có cơ hội sanh khởi. Nhưng với điều kiện là mình phải nhiếp tâm lắng nghe thật kỹ lại âm thanh của mình. Nghĩa là khi đó tâm và tiếng phải hiệp khắn nhau và phải niệm âm thanh cho thật rành rẽ rõ ràng. Nên nhớ, khi niệm không mau cũng không chậm. Tuy nhiên, niệm theo cách cao thinh nầy, chúng ta sẽ dễ bị hao tổn khí lực. 2. Ðê thinh niệm, là niệm thấp hay nhỏ tiếng vừa đủ nghe. Cách niệm này, tuy lực dụng đối trị vọng niệm, không bằng cách cao thinh, nhưng ít bị hao tổn khí lực tinh thần. Khi niệm lớn tiếng cảm thấy mệt, thì liền đổi cách niệm nhỏ tiếng lại. 3. Kim cang niệm, là chỉ niệm sẻ động môi mà thôi. Cách niệm nầy được cái lợi là hành giả có thể niệm nhanh hơn là niệm ra tiếng. Theo Ðạo Nguyên pháp sư dạy, thì niệm theo lối kim cang trì nầy, hành giả vừa không bị phí sức mà lại vừa được số câu nhiều hơn. Nếu như hành giả chỉ niệm bốn chữ: A Di Ðà Phật. Theo Tổ Liên Trì cho rằng, cách niệm kim cang trì nầy là có thể được bền lâu hơn những cách kia. Vì niệm thầm (mặc trì) thì dễ hôn trầm, niệm lớn tiếng (cao thinh trì) cảm thấy phí sức. Tuy nhiên, Tổ bảo chúng ta cũng không nên chấp một pháp nào cố định, mà phải tùy nghi linh động thay đổi cho nó thích hợp. 4. Niệm thầm (mặc trì) đây là cách niệm ở trong tâm. Nghĩa là chỉ có tâm niệm chớ không có khẩu niệm. Cách niệm nầy, hành giả phải cẩn thận tinh ý lắm mới được. Vì con khỉ ý thức nó hay chuyền nhảy lắm. Khi niệm, nếu chúng ta chỉ cần lơ đểnh chăm chú một chút, là nó sẽ chạy rong khi nào mình không hay biết. Niệm Phật theo cách nầy, thì Phật tử nằm vẫn niệm được. Niệm theo hai cách trên khi phát ra thành tiếng, thì không nên nằm mà niệm. Vì như thế, theo chư Tổ dạy, đó là phạm vào cái lỗi khinh suất. Nói tóm lại, bốn cách niệm Phật nói trên, phật tử tùy nghi linh động mà chuyển đổi. Không nhất thiết phải theo một cách nào cố định. Việc tu hành niệm Phật, ta phải khéo léo tùy thời mà uyển chuyển, nhất là phải thích hợp với tinh thần, sức khỏe và hoàn cảnh của mình. Vì sự tu hành niệm Phật không phải một ngày một bữa, mà nó đòi hỏi chúng ta phải gắng sức bền chí dẻo dai lâu dài. Do đó, chúng ta cũng không nên quá cố chấp câu nệ vào hình thức. Nếu như Phật tử không thể ngồi lâu, thì Phật tử nằm niệm Phật bằng cách niệm thầm nói trên, thì cũng không có lỗi chi cả. Ðiều nầy kinh sách Phật Tổ chỉ dạy rất rõ. Thậm chí, những lúc đi vệ sinh, chúng ta cũng vẫn niệm thầm. Chỉ không nên niệm ra tiếng mà thôi. Nếu những nơi không thanh tịnh mà chúng ta niệm thành tiếng thì mới có lỗi. Ngoài ra, thì không có sao cả. Vì phạm vi trả lời câu hỏi, nên chúng tôi chỉ trao đổi trình bày đại khái. Nếu Phật tử muốn biết tường tận hơn thì tôi khuyên nên tìm kinh sách đọc thêm. Kính chúc phật tử thân tâm thường lạc, tịnh nghiệp tinh chuyên, chóng đạt thành sở nguyện. Thích Phước Thái Chú thích: Bài đã được đăng trên một số trang cá nhân trên mạng Internet, đăng trên phatgiao.org.vn với sự cho phép của tác giả

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

  • Chia sẻ Facebook
Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Dành cho bạn

  • Kinh Duy Ma Cật

    Kinh Duy Ma Cật

  • Kinh Bách Dụ: Người nuôi dê

    Kinh Bách Dụ: Người nuôi dê

  • Kinh bảy cách dứt trừ khổ đau

    Kinh bảy cách dứt trừ khổ đau

  • Giới thiệu Kinh Bốn Mươi Hai Chương

    Giới thiệu Kinh Bốn Mươi Hai Chương

  • Đức Phật vì chúng sinh mà xả thân

    Đức Phật vì chúng sinh mà xả thân

  • Đoạn kinh văn đức Phật tán thán ngài Địa Tạng

    Đoạn kinh văn đức Phật tán thán ngài Địa Tạng

  • Nguyên nhân của thời gian

    Nguyên nhân của thời gian

  • Kinh tám điều giác ngộ của bậc đại nhân (Tiếng Việt)

    Kinh tám điều giác ngộ của bậc đại nhân (Tiếng Việt)

  • Kinh tránh xa các cánh cửa bại vong

    Kinh tránh xa các cánh cửa bại vong

  • Kinh phước thế gian

    Kinh phước thế gian

Là Phật tử nhưng tôi có thù với muỗi, như vậy phạm tội gì không?

Hỏi - Đáp 10:55 29/11/2024

Hỏi: Chuyện là năm ngoái tôi bị sốt xuất huyết, nên giờ nhìn con muỗi tôi thù nó lắm. Đợt này khu nhà tôi lại nhiều muỗi, mỗi ngày tôi vợt điện bọn nó phải chục con. Nghĩ cứ thấy thương, nhưng tôi sợ nó đốt, nó lại gây bệnh. Như thế có tội nhiều không ạ?

Chưa quy y có thể tu tập được không?

Hỏi - Đáp 09:30 29/11/2024

Hiện tại tôi ở quê, mỗi tối các già vào chùa tụng kinh, còn tôi thì do bận việc gia đình nên chưa thể đi tụng kinh được. Tôi xin hỏi là người chưa quy y có thể ở nhà tu tập, tụng kinh được không? Và nếu được thì nên tụng kinh gì, tu niệm như thế nào?

Siêu độ có nghĩa là gì?

Hỏi - Đáp 16:30 28/11/2024

Hỏi: Thưa Thầy, siêu độ biểu hiện cho ý nghĩa gì?

Làm sao để biết mình sẽ tái sinh trong cõi luân hồi?

Hỏi - Đáp 10:55 28/11/2024

Chúng ta đang trôi lăn theo dòng nghiệp của chính mình mà hoàn toàn không hay biết gì hết.

Xem thêm

Tin đọc nhiều nhất

1

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

2

Hiểu nhân quả học Phật dứt sát sinh, thay đổi số mệnh

3

Làm những nghiệp nào phải đọa địa ngục A tỳ?

4

Con yêu, từ đâu và vì sao con tới nơi này? (1)

5

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

6

Trung ấm nghĩa là gì?

7

Con yêu, từ đâu và vì sao con tới nơi này? (2)

Tin chọn lọc

Làm sao để biết mình sẽ tái sinh trong cõi luân hồi?

Đới nghiệp vãng sanh có mâu thuẫn với luật nhân quả?

Đạo Phật có gì huyền bí, bí mật không?

Nguyên nhân gì khiến Ma Vương Ba Tuần phá hoại Phật pháp?

Tam thời hệ niệm và lục thời cát tường

Tu pháp môn Địa Tạng như thế nào?

Từ điển Phật giáo

  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tìm kiếm

Dữ liệu Phật giáo

  • Đức Phật
  • Tự Điển
  • Giáo hội
  • Chùa
  • Sách
  • Tăng sỹ

Từ khóa » Cách Niệm Phật Thầm