Niệm Phật Chỉ Nam - Chùa Hoằng Pháp

Ngôi chùa Hoằng Pháp uy linh Mái cong ngói đỏ đậm tình quê hương.
  1. Trang chủ
  2. Thư viện kinh sách
  3. Pháp Môn Tịnh Độ
Pháp Môn Tịnh Độ Niệm Phật chỉ nam Niệm Phật chỉ nam Tác giả: Thích Minh Thành Mục lục
  • Lời người dịch
  • Lời tựa
  • Niệm Phật chỉ nam
  • Trích dẫn "Thuyết chuyên tu và tạp tu tịnh nghiệp" của Đại sư Thiện Đạo
  • Trích dẫn "Vạn thiện đồng quy" của Đại sư Vĩnh Minh
  • Trích dẫn "Vãng sinh tịnh độ quyết nghi hạnh nguyện nhị môn" của Đại sư Tuân Thức
  • Trích dẫn "Tam thời hệ niệm Phật sự" của Đại sư Trung Phong
  • Trích dẫn "Liên tông bảo giám" của Đại sư Ưu Đàm
  • Trích dẫn "Tịnh độ hoặc vấn" của Đại sư Thiên Như
  • Trích dẫn "Tịnh độ Pháp ngữ" của Đại sư U Khê
  • Trích dẫn "Từ bá lão nhân tập" của Đại sư Đạt Quán
  • Trích dẫn "Vân thê pháp vựng" của Đại sư Liên Trì
  • Trích dẫn "Mộng du tập" của Đại sư Hám Sơn
  • Trích dẫn "Linh Phong tưng luận" của Đại sư Ngẫu Ích
  • Trích dẫn "Tịnh độ ngữ cảnh" của Đại sư Hành Sách
  • Trích dẫn "Pháp ngữ" của Đại sư Tĩnh Am Thư gửi cư sĩ Mao Tĩnh Viễn
  • Trích dẫn "Ngũ lục" của Đại sư Triết Ngộ
  • Trích dẫn "Tịnh nghiệp tri ân" và "Niệm Phật bách vấn" của Đại sư Ngộ Khai
  • Trích dẫn "48 pháp niệm Phật" của Đại sư Diệu Không
  • Trích dẫn "Ngữ lục" của Đại sư Đế Hàn
  • Trích dẫn "Ấn Quang văn sao" của Đại sư Ấn Quang
  • Trích dẫn "Pháp vựng" của Đại sư Từ Chu Phổ Hải
  • Trích dẫn "Pháp vựng" của Đại sư Viên Anh
  • Trích dẫn "Pháp vựng" và "Niên phổ" của Đại sư Cổ Nham
  • Trích dẫn "Những trước tác còn lại" của Đại sư Văn Giác
  • Trích dẫn "Khai thị lục" của Đại sư Quảng Khâm
  • Trích dẫn "Tinh tấn Phật thất khai thị lục" của Đại sư Tỉnh Thế
  • Trích dẫn "Phật đường giảng thoại" của Đại sư Đạo Nguyên
  • Trích dẫn "Long thơ tịnh độ văn" của Cư sĩ Vương Nhật Hưu
  • Trích dẫn "Tịnh độ thặng ngôn" của Cư sĩ Quang Vĩ
  • Trích dẫn "Khuyến tu tịnh độ thiết yếu" của Cư sĩ Chân Ích Nguyện
  • Trích dẫn "Di tập" của Cư sĩ Dương Nhân Sơn
  • Trích dẫn "Kim cang Kinh giảng nghĩa" của Cư sĩ Giang Vị Nông
  • Trích dẫn "Phật pháp yếu lĩnh" của Cư sĩ Phục Lễ
  • Trích dẫn "Phật học thiển thuyết" của Cư sĩ Vương Bác Khiêm
  • Trích dẫn "Phật học trong toàn tập" của Lão Cư sĩ Lý Bỉnh Nam
  • Phụ lục: Lời Đại sư Ấn Quang khuyên khắp đồng bào toàn cầu cùng niệm Thánh hiệu Quán Âm
  • Bí quyết niệm Phật của Thiền sư Thảo Am
  • Mấy lời tâm huyết
Xem thêm Trích dẫn "48 pháp niệm Phật" của Đại sư Diệu Không Trích dẫn "48 pháp niệm Phật" của Đại sư Diệu Không Pháp quán không dễ thành tựu, giới luật cũng chưa dễ giữ trọn, tu phước chẳng phải sớm chiều có thể thành công, sự diệu ngộ chẳng phải kẻ độn căn có thể làm được, còn đại nguyện bền chắc lại càng ít có người. Nếu không do nơi chỗ “chân thật trì danh” tìm nẻo thoát ly, tất phải chìm trong biển khổ, mãi chịu luân hồi, ngàn Phật dù từ bi cũng khó cứu độ! Người chân thật trì danh đã chẳng cầu danh lợi, cũng không khoe khoang tài năng, chẳng thêm một mảy may vọng tưởng ở nơi bốn chữ A-di-đà Phật. Đã đem tâm này niệm Phật, phàm tất cả việc tạp thiện, tạp ác đều không nên nhớ. Hằng ngày làm mọi việc với ý niệm vạn bất đắc dĩ, xong rồi bỏ đừng để dây dưa, sẽ chướng ngại tâm niệm của chúng ta. Đã dùng miệng này niệm Phật, phàm tất cả những việc sát, đạo, dâm, vọng không nên buông lời nói càn nói quấy. Một khi nói lỡ, nên tự nghĩ rằng: “Người niệm Phật không nên nói như thế”, rồi cố gắng niệm lớn ít tiếng danh hiệu Phật để trấn áp tâm mình và gột rửa ngay những lời bất thiện ấy. Đã đem thân này niệm Phật, thời trong mọi lúc cũng như mọi cử chỉ đi đứng nằm ngồi, thân cần phải đoan chánh, thân có được đoan chánh, tâm mới được thanh tịnh. Niệm Phật một tiếng tay lần một hạt. Chỉ nên niệm bốn chữ, đừng lộn sáu chữ, vì bốn chữ rất dễ thành khối. Trong bốn chữ A-di-đà Phật, hoặc lần chuỗi tại chữ “A”, hoặc lần tại chữ “Đà”, hoạch định cho có pháp tắc không được lầm lẫn, đây là pháp mượn chuỗi để nhiếp tâm vậy. Nếu lúc thần chí hôn trầm, hay khi vọng tưởng đua khởi, hãy nên trấn tĩnh tinh thần, to tiếng niệm Phật, niệm cho được vài ba trăm tiếng tự nhiên đổi thành cảnh giới an tịnh. Bởi vì nhĩ căn thính lắm nên ngoại duyên dễ vào, tiếng làm cho tâm động, tạp tưởng nổi dậy, chỉ nên to tiếng niệm Phật để gìn giữ nhĩ căn, hầu mở tỏ tâm linh. Bây giờ, tâm chỉ nghe tiếng của chính mình, mỗi tiếng liên tục đầy đủ, tất cả những việc phải, quấy, phù phiếm tự nhiên rơi rụng. Nếu lúc tinh thần tán thất, hoặc khi nhiều việc nhọc nhằn hay phải nhiều điều bức bách, thì không cần phải niệm to, chỉ nên thâu nhiếp tinh thần nhỏ tiếng niệm kỹ. Đến khi hơi thở điều hòa, tinh thần hưng khởi, an định tâm hồn mới nên niệm to tiếng. Nếu tâm khí không được điều hòa, hoặc có người hay cảnh trở ngại, niệm to, niệm nhỏ đều thấy không tiện, thì chỉ nên động môi, dùng pháp niệm thầm (kim cang trì), không bắt buộc nhiều ít nhưng cần nhất: mỗi chữ mỗi câu phải từ tự tâm phát ra. Tâm tưởng rồi mới động đến lưỡi, lưỡi khua động thành tiếng lại trở vào tự tâm, lưỡi đã phát ra tiếng, tai lại tự nghe đó là pháp: Tâm niệm tâm nghe. Tâm niệm tâm nghe thời mắt không nhìn bậy, mũi không ngửi bậy, thân không làm bậy, ông chủ được bốn chữ A-di-đà Phật mời ra rồi. Hoặc niệm thầm vẫn thấy còn có dấu vết, thì người xưa có phương tiện rất khéo là không động nơi miệng, không phát ra tiếng, chỉ bắt tâm niệm duyên chuyên một cảnh, âm thầm dùng lưỡi chạm vào răng trước, tâm niệm ứng theo, tiếng thật rõ ràng, nhưng tiếng không phải phát ra từ cửa miệng, mà phải phát ra từ tự tánh. Tánh nghe lại phải dung thông ở trong, tâm in nơi lưỡi, lưỡi kéo lấy niệm căn, từ nghe mà vào dòng, nghe trở lại tự tánh. Ba thứ dung hội, niệm niệm viên thông, lâu dần sẽ được thành tựu pháp quán: Duy tâm thức. Khi hôn trầm nhiều thì đi kinh hành, lúc tán loạn nhiều thì trở lại ngồi yên, hoặc đứng, hoặc nằm, hoặc quỳ, cũng tạo phương tiện rộng rãi tùy phần trì niệm để đối trị. Làm sao cho câu niệm Phật đừng xa lìa, đó là yếu thuật hàng phục tâm ma. Không luận chỗ sạch hay nhơ, hoặc chỗ vắng vẻ hay chỗ chộn rộn, chỗ vừa dạ hoặc nơi không vừa ý, cũng chẳng quản niệm được hay không niệm được, chỉ thề giữ chặt “tâm niệm Phật” này, dầu chết cũng không thể dứt niệm này. Bởi niệm này mà để một phút gián đoạn, thời tất cả thiện, ác, vô ký bao nhiêu tạp niệm lại sinh. Dù lúc đi đại, tiểu tiện lợi, hay sản phụ lúc lâm bồn, chỉ chăm chú việc niệm Phật, càng khổ càng niệm, càng đau càng niệm nhiều hơn. Buổi sáng niệm, buổi tối cũng niệm; có việc niệm, không việc cũng niệm; chỗ sạch niệm, chỗ nhơ vẫn niệm, không một niệm nào không phải là niệm Phật. Giả sử hàng ngày có sự thù tiếp bạn bè, đãi đằng tân khách, phải có lúc gián đoạn, nhưng chỉ gián đoạn thanh niệm, chớ không hề gián đoạn được tâm niệm. Công phu đến thế, sẽ dễ dàng thành tựu Tam-muội. Sớm tối hai thời, hoạch định thường khóa, từ nay đến suốt đời không thêm không bớt. Trong suốt 24 giờ, nếu niệm được một câu nên niệm một câu, có thể niệm mười câu thì niệm mười câu; chỉ làm sao trong một trăm điều bận rộn có được một chút rảnh rang, liền buông bỏ thân tâm, sáng suốt tụng trì. Cần phải cố gắng liên tục, thúc liễm thân tâm, như thế mới không uổng phí tấc bóng quang âm. Nếu để tâm niệm buông trôi không làm được việc gì, luống tiêu hao ngày tháng, cô phụ bốn ân, một mai vô thường thoạt đến lấy gì chống cự? Khi đối trước tượng Phật, phải xem tượng ấy cũng như Phật thật, mắt nhìn tâm niệm, cung kính chí thành, cung kính chí thành cùng cực ắt sẽ được linh cảm. Lúc không có tượng Phật, nên ngồi ngay thẳng hướng về phương Tây. Khi khởi tâm động niệm nên nghĩ nhớ ánh sáng của Phật A-di-đà ở trên đỉnh đầu của ta, mỗi chữ mỗi câu tự nhiên không qua suông, cũng có thể tiêu diệt được hắc nghiệp. Phàm gặp tất cả cảnh vui nên biết là hư huyễn không thật, chẳng thể bền lâu, nương nơi giây phút tươi vui đó xoay tâm niệm Phật, thời ắt được nhờ ánh hào quang của Phật, trong thuận cảnh ấy, bỏ dứt đi ít nhiều ác niệm, những điều tốt đẹp liên miên như ý tu hành, mãi đến lúc mạng chung sẽ được vãng sinh Cực Lạc, há chẳng vui mừng lắm sao! Phàm gặp tất cả nghịch cảnh quanh ta đều do trái duyên nên có hiện, (ta phải cố cam nhận chịu) không nên lại khởi ác niệm để phải dẫn khởi oan trái đến mãi về sau không dứt. Ta phải nên tùy thuận nhận lãnh, có thể tránh được thời tránh, dứt được liền dứt, chỉ tùy nhân duyên mà đừng quên niệm Phật. Ngài sẽ gia hộ cho ta, cảnh duyên liền chuyển đổi. Đời này hay kiếp trước ác quả đã thành tựu thì khổ báo ắt đến, mà một phần khổ ở đời này tức là một phần ác trong kiếp trước, không thể đổ thừa cho vận mạng, mà chỉ nên hổ phận mình chẳng sớm lo tu. Mỗi khi nghĩ đến đây, cảm thấy rợn người, thân thể như rã rời, buồn thương cảm mến, đau xót không muốn sống. Như vậy, thời mỗi câu mỗi chữ từ trong gan tủy phát ra, mới là chân cảnh niệm Phật. Phàm thấy người khổ não trước phải giúp họ an thân, sau đó giúp khai mở tâm trí khuyên họ niệm Phật. Bởi vì cứu cái khổ trong nhất thời bố thí là gấp, cứu cái khổ trong nhiều kiếp niệm Phật lại gấp hơn. Hoặc thấy người hay vật bị nạn, sức mình không cứu được, phải gấp niệm Phật cầu cho thần thức ấy được an lành. Hoặc đêm thanh tụng niệm bố thí cho mọi loài quỷ thần. Gặp lúc đao binh tật dịch, năm canh trì niệm danh hiệu Phật, có thể được tiêu trừ mọi oan khổ. Nên nghĩ, một câu A-di-đà Phật của ta đây, trên tột trời Hữu Đảnh, dưới suốt đáy Phong Luân, mọi loài chúng sinh cùng lúc đều được lợi ích. Cách bố thí đó thật không thể nghĩ bàn. Khi niệm Phật đã thuần thục, trong sáu trần chỉ có thinh trần, tác dụng của sáu căn đều gởi nơi nhĩ căn, không còn biết thân mình đang kinh hành, lưỡi mình đang uốn động, ý có phân biệt hay không, mũi thở ra vào, mắt mình nhắm hay mở. Khi ấy, sự viên thông của đức Quan Âm, Thế Chí chính là một. Căn tức là trần, trần tức là căn, căn trần tức là thức, mười tám giới dung hợp thành một giới. Ban đầu có lẽ chưa điều phục được, lâu dần tất sẽ tự thể nhập. Phàm trong khi niệm Phật, phải lựa một chỗ vắng, yên sạch, khoảng bốn năm thước vuông, đi nhiễu một vòng theo phía tay mặt, sau đó từ từ mà niệm, tiếng niệm cao lên dần dần, niệm như vậy độ ba vòng trở lên sẽ tự cảm thấy tâm tiếng xuyên xuốt sáng tỏ, vòng quanh khắp thái hư, bao bọc cả mười phương, trùm đầy toàn khắp pháp giới. Đó là cách an trụ thân, tâm, thế giới vào trong tiếng niệm Phật, và đó là đem thân, tâm của mình an trụ trong tiếng niệm Phật mà niệm Phật. Đây là cảnh thù thắng tiêu diệt tâm địa phiền não nhơ trược, cần phải gắng sức thực hành. Tiếng là tiếng của tâm, ánh sáng là ánh sáng của tâm. Chỗ tâm và tiếng xoay vần là chỗ ánh tâm tỏ sáng, an trụ trong tiếng của tâm mà niệm Phật, tức là an trụ trong ánh sáng mà niệm Phật. Đây là cảnh thù thắng tiêu diệt tâm địa phiền não nhơ trược, cần phải gắng sức thực hành. Tiếng tâm xoay vần, ánh tâm tỏ sáng, tâm thể tự nhiên hiển lộ. Một chân tâm này như gương tròn lớn thấu suốt không ngăn ngại, mười phương ba đời, ta–Phật và chúng sinh, nẻo khổ luân hồi, cõi đời trược ác, đài sen nơi Tịnh độ, đều là bóng trong gương. Trong tiếng tức là trong ánh sáng, trong ánh sáng tức là trong gương. Đây là cảnh cực kỳ thù thắng, có thể diệt hẳn tâm địa phiền não nhơ trược, hành giả cần phải gắng sức thực hành. Không xen tạp niệm tức là Chỉ, Chỉ là nhân của Định, dừng được tạp niệm thì chánh niệm tự nhiên hiển bày. Tạp niệm có ba: thiện, ác và vô ký. Trừ hết ba thứ mới là không tạp. Tâm cần vắng lặng, vắng lặng thời các niệm thiện, ác đều không sinh. Tâm cần phải tỉnh sáng, tỉnh sáng thời niệm vô ký không có. Ngoài Phật không có niệm nên thường lặng lẽ, trong niệm có Phật nên thường tỉnh sáng. Không trụ tức là Quán, Quán là nhân của Tuệ. Câu niệm Phật trước đã qua, câu sau chưa đến, câu hiện tại cũng không dừng. Cứ thế mà quán sát rõ ràng nhưng không thể được, không thể được nhưng lại rõ ràng. Nếu khi niệm Phật chẳng hôn trầm, chẳng tán loạn thì Chỉ–Quán, Định–Tuệ trong mỗi niệm mỗi niệm, thành tựu trọn vẹn. Trì giới luật của Phật để trị thân, trì danh hiệu Phật để trị tâm. Trì lâu thì thân thuần, niệm lâu được tâm không. Tánh của niệm và tánh của giới không hai. Giữ vững giới luật thì tội lỗi không hiện, nắm chặt danh hiệu Phật lúc lâm chung đánh tan được quỷ môn quan, vượt khỏi ba cõi. Nếu giữ giới đã có công phu thì đem công đức này hồi hướng Tây Phương, chắc chắn được về Trung phẩm. Còn như chưa có thể giữ trọn cả hai, thời nên phải siêng niệm Phật như cứu lửa cháy đầu. Nên biết, người đã niệm Phật phải có lòng từ của Phật, thực hành hạnh từ bi của Phật, phát nguyện rộng lớn tế độ chúng sinh, vì khắp tất cả chúng sinh sám hối những cấu uế, oan gia, trói buộc, tất cả công đức lớn nhỏ đều hồi hướng Tây Phương, như thế mới là chánh nhân của người niệm Phật. Vừa làm xong một việc, vừa nói xong một lời, chưa khởi tâm niệm Phật mà một câu Hồng danh cuồn cuộn tuôn ra, đó là triệu chứng Tam-muội dễ thành. Trì danh niệm Phật không mỏi chán, thích thú lại càng thích thú hơn. Trong lúc niệm Phật, trì niệm bốn chữ thật rõ ràng, ý niệm không lay động, bốn chữ bỗng nhiên tạm dừng. Cũng không phải có cái ý niệm ngay nơi bốn chữ, cũng không có cái ý niệm lìa bốn chữ, cũng không có ý niệm ngoài bốn chữ, như thế có thể gọi là tạm được cảnh thù thắng, chớ chưa phải thật tâm không. Nhưng siêng năng niệm Phật, cảnh này thường hiện, thời dần dần được tâm không. Nếu nhân một niệm tâm không liền bị hôn trầm, thì đó là không có tuệ. Phải biết rằng, tâm càng không thời niệm càng sáng, tâm càng không thời niệm càng tịnh, đem cái ta trong tâm Phật này mà niệm Phật ở trong tâm ta, không và chẳng không đâu còn xứ sở? Ví như mặt trời, mặt trăng, xoay vần chiếu khắp thiên hạ. Ôi! Còn gì bằng Diệu giác viên minh. Lúc xảy ra tai nạn mà phát tâm niệm Phật, tất có ứng nghiệm lạ thường. Tuy rằng một nước bị can qua hay một làng bị dịch lệ, mà niệm Phật để cầu, thì một người niệm một người an, trăm người niệm trăm người an. Không phải Phật có lòng riêng, lúc nào cũng ở trong ánh sáng bình đẳng, vô tâm mà ứng hiện. Vì sao? Vì động niệm thành tiếng, tự mình rõ biết hào quang của đức Phật A-di-đà trụ trên đỉnh đầu ta, thời tự nhiên mỗi niệm đầy đủ, mỗi niệm bền chắc, mỗi niệm dài lâu. Hào quang của Phật chiếu đến gia hộ, các vị thiên thần hộ trì, tự mình lìa khỏi nạn tai. Xin đừng thay đổi niệm nào khác! Phút lâm chung nên cố gắng ghi nhớ bốn chữ A-di-đà Phật đừng để sót quên. Nếu niệm lớn được thời niệm, còn không niệm lớn thì niệm nhỏ. Trường hợp lớn nhỏ đều không niệm được thì nên ghi khắc, thầm tưởng bốn chữ trong thâm tâm đừng cho quên sót. Những người chăm sóc chung quanh phải thường nhắc nhở, khuyến khích người bệnh nhớ Phật niệm Phật. Phải biết rằng: Sở dĩ chúng ta rong chạy trong trăm kiếp ngàn đời, hoàn toàn là do một niệm lúc này quyết định. Tại sao? Vì sáu nẻo luân hồi đều do một niệm làm chủ, nếu một niệm chuyên chú niệm Phật thì thân tuy bại hoại nhưng tâm thần không tán loạn, liền theo một niệm ấy vãng sinh Tịnh độ. Vậy nên phải nhất tâm ghi nhớ bốn chữ A-di-đà Phật đừng quên! Facebook Google Tweet Xem tiếp Sách cùng thể loại
Niệm Phật Luận
Niệm Phật Luận Đại Sư Thái Hư
Ấn Quang đại sư gia ngôn lục
Ấn Quang đại sư gia ngôn lục Như Hòa
48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà
48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà Thích Pháp Đăng
Những điều căn bản về pháp môn Tịnh Độ & trợ niệm lúc lâm chung
Những điều căn bản về pháp môn Tịnh Độ & trợ niệm lúc lâm chung Thích Tâm Hoà
Tịnh Độ Cảnh Ngữ
Tịnh Độ Cảnh Ngữ Thích Minh Thành
Tịnh Độ Hoặc Vấn
Tịnh Độ Hoặc Vấn HT. Thích Thiền Tâm
Xem tất cả

Từ khóa » Cách Niệm Phật Thầm