NaOH Tác Dụng được Với Những Chất Nào? Có độc Không? - BILICO

Nội dung chính

  • NaOH tác dụng được với những chất nào?
    • #1: Tác dụng với oxit axit tạo ra muối và nước
    • #2: Tác dụng với axit tạo ra muối và nước
    • #3: Tác dụng với muối
    • #4: Tác dụng với một số phi kim
    • #5: Tác dụng với nước
  • Làm sao để điều chế NaOH?
  • NaOH có độc không?
    • Mức độ độc hại của NaOH (Xút ăn da)
    • Biên pháp phòng tránh khi xử dụng xút ăn da
    • Cách sơ cứu khi vô tình tiếp xúc với NaOH

Bạn đang quan tâm chủ đề: “NaOH tác dụng được với những chất nào? – “Nó có độc không?“. Trong bài viết này, Bilico sẽ chia sẻ đến toàn bộ quý vị thông tin chi tiết về chủ đề này. Nào, bắt đầu thôi!!!

NaOH tác dụng được với những chất nào

NaOH tác dụng được với những chất nào?

NaOH (natri hidroxit) thường được gọi là xút hoặc xút ăn da, có dạng tinh thể màu trắng, hút ẩm mạnh. Tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt tạo thành dung dịch kiềm (bazơ), không màu. Hợp chất này có thể tác dụng với các chất sau:

#1: Tác dụng với oxit axit tạo ra muối và nước

Phương trình phản ứng: NaOH + oxit axit => Muối và nước

Natri hidroxit có thể tác dụng với một số oxit axit như NO2, SO2, CO2, CO tùy theo tỉ lệ mol các chất tham gia phản ứng mà muối thu được có thể là muối axit, muối trung hòa

Ví dụ:

  • 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
  • 2NaOH + CO2→ Na2CO3 + H2O
  • 3NaOH + P2O5 → Na3PO4↓ + 3H2O
  • CO + 2NaOH → Na2CO2 + H2O

#2: Tác dụng với axit tạo ra muối và nước

Natri Hidroxit là một bazơ mạnh có khả năng trung hòa axit tạo ra muối tan và nước. Phương trình phản ứng: NaOH + axit => Muối + nước

Ví dụ:

  • 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
  • NaOH + HNO3→NaNO3 + H2O
  • 2NaOH + H2CO3 → Na2CO3+ 2H2O

#3: Tác dụng với muối

Natri hidroxit tác dụng với muối tạo ra muối mới và bazo mới. Điều kiện để phản ứng xảy ra muối tham gia phải là muối không tan, hoặc bazơ tạo thành phải là bazơ không tan.

Ví dụ:

  • 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
  • FeCl3 + 3NaOH →Fe(OH)3+ 3NaCl
  • 2NaOH + FeSO4 → Na2SO4+ Fe(OH)2↓ nâu đỏ

#4: Tác dụng với một số phi kim

NaOH có thể tác dụng với một số phi kim như Si, C, P, S, một số halogen tạo ra muối.

  • Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2↑
  • C + NaOH nóng chảy → 2Na + 2Na2CO3 + 3H2↑
  • 4P trắng + 3NaOH + 3H2O → PH3↑ + 3NaH2PO2

Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH là kim loại lưỡng tính như: Nhôm (Al), kẽm (Zn), beri (Be), thiếc (Sn) , chì (Pb),..

  • 2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
  • 2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O
  • NaOH + Al(OH)3→ NaAlO2 + 2H2O

#5: Tác dụng với nước

Natri Hidroxit khi hòa tan trong dung môi như nước (H2O) sẽ tạo thành Bazo mạnh. Dung dịch này có tính ăn mòn rất cao, hơi nhờn và có khả năng làm bục vải. Độ hòa tan của hóa chất này trong nước là 111 g/100 ml (20 °C). Chính vì điều này, nó được ứng dụng rất rộng rãi trong các ngành công nghiệp.

Làm sao để điều chế NaOH?

Có thể tạo ra natri hidroxit bằng hai cách, cho natri peoxit tác dụng với nước hoặc điện phân dung dịch muối ăn trong bình điện phân có màng ngăn

  • Na2O2 + H2O → 2NaOH + 12O2
  • NaCl + 2H2O → 2 NaOH + H2 + Cl2

NaOH có độc không?

Mức độ độc hại của NaOH (Xút ăn da)

Theo cảnh báo mức độ nguy hiểm của tổ chức HMIS (hệ thống nhận dạng vật liệu độc hại) và GSH (hệ thống hài hòa toàn cầu): “Natri Hydroxit được cảnh báo là hóa chất độc hại và được xếp hạng cấp độ như sau:

  • Mức độ nguy hiểm: Cấp 3 => Hóa chất này có khả năng gây bỏng da và tổn thương với mắt, gây hại cho môi trường thủy sinh.
  • Mức độ bảo vệ cá nhân ( Kính chống bắn tóe, găng tay, yếm bảo hộ, khẩu trang chống bụi, mặt nạ phòng độc): Mức J

Biểu tượng cảnh báo nguy hiểm với NaOH

Biên pháp phòng tránh khi xử dụng xút ăn da

Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng hóa chất NaOH quý vị cần lưu ý:

  • Trang bị đầy đủ: găng, quần áo, kính, mặt nạ bảo hộ
  • Rửa tay sạch bằng xà phòng xay khi làm việc với xút
  • Tránh hút phải hơi bay lên của NaOH
  • Không để dung dịch thoát ra ngoài môi trường
  • Bảo quản ở nơi khô thoáng

Cách sơ cứu khi vô tình tiếp xúc với NaOH

  • Tiếp xúc với da: Tiến hành rửa vị trí tiếp xúc bằng nước sạch => Băng lại vết thương bằng băng vô trùng y tế => Đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế gần nhất để xử lý. (Trong trường hợp bỏng nặng cần chuyển ngay lên tuyến trung ương để điều trị.)
  • Hít phải hơi dung dịch: Di chuyển nạn nhân đến nơi râm mát, thoáng đãng => Gọi cấp cứu hoặc đưa thẳng đến trung tâm chống độc.
  • Tiếp xúc với mắt: Tiến hành rửa mắt bằng nước sạch => Gọi cấp cứu hoặc chuyển nạn nhân đến trung tâm chống độc.
  • Uống phải dung dịch xút: Trong trường hợp nuốt phải số lượng ít cần tiến hành súc miệng và uống nhiều nước và theo dõi tình hình. Nếu uống phải nhiều cần chuyển ngay đến bệnh viện khoa phòng chống độc.

Hiện tại, Bilico là đơn vị chuyên phân phối các loại hóa chất khử khuẩn, các loại hóa chất xử lý nước bể bơi, hồ bơi đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng như: Clorin, nước giaven, naoh, hcl, … Quý vị có nhu cầu mua các loại hóa chất trên có thể liên hệ với Bilico theo số điện thoại hotline 0986 168 007.

Trên đây, Bilico đã giải đáp chi tiết đến quý vị chủ đề “NaOH tác dụng được với những chất nào“, “nó có độc không“? Hi vọng những kiến thức trên có thể giúp bạn hiểu thêm về hóa chất này. Mọi thông tin đóng góp bài viết xin liên hệ hotline 0986.168.007 hoặc để lại comment phía dưới.

Từ khóa » Số Chất Tác Dụng được Với Naoh