NaOH Tác Dụng được Với Những Chất Nào? - Đáp Án Chuẩn

NaOH tác dụng được với những chất nào? đây là một trong những câu hỏi được khá nhiều bạn học sinh quan tâm khi đang theo học bộ môn hóa học. Hiểu được những băn khoa của các bạn học sinh trong quá trình học tập thì ngày hôm nay Dapanchuan.com sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn tổng quát nhất về NaOH.

Trước tiên để trả lời được cho câu hỏi NaOH tác dụng được với những chất nào? thì chúng ta hãy cùng ôn tập lại một chút về NaOH nhé.

Tóm tắt

Toggle
  • Vậy NaOH là gì?
  • Ứng dụng trong đời sống của NaOH là gì?
  • Làm sao để điều chế NaOH?
  • NaOH tác dụng được với những chất nào?
    • Tác dụng với muối
    • Tác dụng với oxit axit tạo ra muối và nước
    • Tác dụng với một số phi kim
    • Tác dụng với axit tạo ra muối và nước
    • Tác dụng với nước

Vậy NaOH là gì?

NaOH còn được gọi dưới một cái tên khoa học khác đó chính là: Natri hiđroxit hay hyđroxit natri, hay đi học các bạn học sinh thường nghe tới Xút hoặc xút ăn da (là một hợp chất vô cơ của natri) thì nó chính là NaOH. Natri hydroxit tạo thành dung dịch Bazơ mạnh khi hòa tan trong dung môi như nước.

Cách đơn giản để nhận biết Natri hydroxit trong phòng thí nghiệm là bạn có thể nhúng giấy quỳ tím vào Natri hydroxit (NaOH) thì giấy quỳ sẽ chuyển sang màu xanh.

Ứng dụng trong đời sống của NaOH là gì?

  • Trong đời sống hằng ngày, các chủ bể bơi thường dùng Natri hydroxit (NaOH) xử lý nước trong bể bơi bể bơi, người ta dùng Natri hydroxit (NaOH) để làm tăng nồng độ pH cho nước bể bơi.
  • Để cho màu vải thêm bóng và nhanh hấp thụ màu sắc trong công nghiệp dệt nhuộm người ta thường dùng đến Natri hydroxit (NaOH) để làm chất phân hủy Pectins (một loại sáp khô hình thành trong khâu xử lý vải thô).
  • Trong công nghiệp hóa chất tẩy rửa Natri hydroxit (NaOH) và các hợp chất Natri được xem là những thành phần quan trọng trong sản xuất các chất tẩy giặt như nước tẩy Javen là chất tẩy trắng khá hiệu quả. Ngoài ra, Natri hydroxit (NaOH) còn có công dụng thủy phân chất béo trong dầu mỡ động vật, vì vậy hóa chất này còn dùng làm nước rửa chén.
  • Trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm Natri hydroxit (NaOH) có tác dụng loại bỏ các axit béo trong quá trình tinh chế dầu thực vật và động vật trước khi đưa vào sản xuất thực phẩm. Ngoài ra, người ta còn pha chế Natri hydroxit (NaOH) này thành dung dịch xử lý rau quả trước khi chế biến hoặc đóng hộp.
  • Trong công nghiệp dầu khí Natri hydroxit (NaOH) sẽ giúp điều chỉnh độ pH cho dung dịch khoan giúp loại bỏ sunfat, các hợp chất sunfat và các hợp chất axit trong tinh chế dầu mỏ.
  • Bên cạnh, với việc pha loại hóa chất này với nước nóng, khi đó hóa chất NaOH sẽ tạo thành chất tẩy rửa hiệu quả cho các thiết bị công nghệ, bể chứa, ống xả thải dưới bồn rửa và cống xả, đường ống thoát nước. Hoặc khi ngâm thép không gỉ, kính nường vào hóa chất xút còn có tác dụng tẩy nhờn rất tốt, người ta còn ứng dụng chúng làm hóa chất tẩy rửa lò hơi.
  • Natri hydroxit (NaOH) còn có tác dụng giúp xử lý, làm trắng đối với gỗ, tre, nứa,… theo công nghệ Sunfat và Soda trong công nghiệp sản xuất giấy.

Làm sao để điều chế NaOH?

Có thể tạo ra natri hidroxit bằng hai cách, cho natri peoxit tác dụng với nước hoặc điện phân dung dịch muối ăn trong bình điện phân có màng ngăn

  • Na2O2 + H2O → 2NaOH + 12O2
  • NaCl + 2H2O → 2 NaOH + H2 + Cl2

NaOH tác dụng được với những chất nào?

NaOH (Natri hidroxit) thường được gọi là xút hoặc xút ăn da, NaOH (Natri hidroxit) có dạng tinh thể màu trắng, hút ẩm mạnh. NaOH (Natri hidroxit) Tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt tạo thành dung dịch kiềm (bazơ), không màu. Hợp chất NaOH (Natri hidroxit)) có thể tác dụng với các chất sau:

Tác dụng với muối

atri hidroxit tác dụng với muối tạo ra muối mới và bazo mới. Điều kiện để phản ứng xảy ra muối tham gia phải là muối không tan, hoặc bazơ tạo thành phải là bazơ không tan.

Ví dụ:

  • 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
  • FeCl3 + 3NaOH →Fe(OH)3+ 3NaCl
  • 2NaOH + FeSO4 → Na2SO4+ Fe(OH)2↓ nâu đỏ

Tác dụng với oxit axit tạo ra muối và nước

Phương trình phản ứng: NaOH + oxit axit => Muối và nước

Natri hidroxit có thể tác dụng với một số oxit axit như NO2, SO2, CO2, CO tùy theo tỉ lệ mol các chất tham gia phản ứng mà muối thu được có thể là muối axit, muối trung hòa

Ví dụ:

  • 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
  • 2NaOH + CO2→ Na2CO3 + H2O
  • 3NaOH + P2O5 → Na3PO4↓ + 3H2O
  • CO + 2NaOH → Na2CO2 + H2O

Tác dụng với một số phi kim

NaOH có thể tác dụng với một số phi kim như Si, C, P, S, một số halogen tạo ra muối.

  • Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2↑
  • C + NaOH nóng chảy → 2Na + 2Na2CO3 + 3H2↑
  • 4P trắng + 3NaOH + 3H2O → PH3↑ + 3NaH2PO2

Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH là kim loại lưỡng tính như: Nhôm (Al), kẽm (Zn), beri (Be), thiếc (Sn) , chì (Pb),..

  • 2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
  • 2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O
  • NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O

Tác dụng với axit tạo ra muối và nước

Natri Hidroxit là một bazơ mạnh có khả năng trung hòa axit tạo ra muối tan và nước. Phương trình phản ứng: NaOH + axit => Muối + nước

Ví dụ:

  • 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
  • NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O
  • 2NaOH + H2CO3 → Na2CO3+ 2H2O

Tác dụng với nước

Natri Hidroxit khi hòa tan trong dung môi như nước (H2O) sẽ tạo thành Bazo mạnh. Dung dịch này có tính ăn mòn rất cao, hơi nhờn và có khả năng làm bục vải. Độ hòa tan của hóa chất này trong nước là 111 g/100 ml (20 °C). Chính vì điều này, nó được ứng dụng rất rộng rãi trong các ngành công nghiệp.

Hi vọng với một số thông tin về NaOH các bạn đã có thể giải đáp được thắc mắc NaOH tác dụng được với những chất nào? rồi nhé. Chúc các bạn có thêm thật nhiều kiến thức hóa học về loại hợp chất đặc biệt này nhé.

Tham khảo thêm:
  1. Ancol Etylic không tác dụng với chất nào sau đây NAOH, HCL? Giải thích vì sao?
  2. Triolein không tác dụng với chất nào (hoặc dung dịch nào) sau đây? Tại sao
  3. Etyl Axetat không tác dụng với chất nào sau đây? Giải thích vì sao?
  4. Khí Cl2 không tác dụng với chất nào sau đây? Giải thích vì sao?
  5. OXIT Bazơ không tác dụng với nước là chất nào sau đây? Giải thích vì sao?
  6. Kim loại nào không tác dụng với H2SO4 loãng sau đây? Giải thích vì sao?
  7. Chất kim loại nào không tác dụng với HCL sau đây? Giải thích vì sao?
  8. Chất nào không tác dụng với dung dịch AGNO3 NH3
  9. Oxit kim loại không tác dụng với nước là chất nào sau đây? Giải thích vì sao?
  10. H2SO4 loãng không tác dụng với chất nào sau đây? Giải thích vì sao?
  11. HCL không tác dụng với chất nào sau đây? Giải thích vì sao?
  12. Có thể dùng NaOH ở thể rắn để làm khô các chất khí nào sau đây?

Từ khóa » Số Chất Tác Dụng được Với Naoh