NDA Là Gì? Các Loại Thỏa Thuận Bảo Mật Thông Tin Và Vai Trò đối Với ...

  1. 1. Thuật ngữ NDA là gì?
    1. 1.1. Các tên gọi khác của NDA
    2. 1.2. Có những loại thỏa thuận NDA nào?
  2. 2. Vai trò của thỏa thuận bảo mật thông tin là gì?
  3. 3. Thỏa thuận bảo mật thông tin (NDA) bao gồm những thành phần gì?
  4. 4. Các bước thực hiện NDA trong doanh nghiệp của bạn như thế nào

NDA là thuật ngữ mà sẽ thường gặp và được dùng cho các doanh nghiệp, cùng với nhiều tên gọi khác nhau. Nhưng cũng không hẳn là sẽ có người biết rõ được NDA là gì. Vậy thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể biết NDA là gì cũng như biết thêm các thông tin về NDA nhé.

1. Thuật ngữ NDA là gì?

Thuật ngữ này là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Non – Disclosure Agreement. Nó có nghĩa là thỏa thuận bảo mật thông tin. Đây là thỏa thuận được ký kết giữa các bên với trách nhiệm không tiết lộ thông tin tài liệu, kiến thức, các bí mật mà các bên muốn giữ kín cho bên thứ 3 biết.

1.1. Các tên gọi khác của NDA

NDA còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như:

  • Thỏa thuận bảo mật (Confidentiality Agreement – CA)
  • Thỏa thuận tiết lộ bí mật (Confidential Disclosure Agreement – CDA)
  • Thỏa thuận thông tin độc quyền (Proprietary Information Agreement – PIA) 
  • Thỏa thuận bí mật (Secrecy Agreement – SA).

1.2. Có những loại thỏa thuận NDA nào?

Có nhiều tiêu chí để phân loại thỏa thuận NDA, trong đó phổ biến nhất là phân loại thỏa thuận NDA dựa vào các bên tham gia. Nếu xét theo tiêu chí này, thỏa thuận NDA được chia làm 3 loại sau đây:

NDA đơn phương

Thỏa thuận NDA đơn phương còn được mọi người biết đến với tên gọi khác là thỏa thuận NDA một chiều. Đây là một loại thỏa thuận có sự tham gia của hai bên nhưng chỉ có một bên đóng vai trò cung cấp thông tin, bên còn lại sẽ đóng vai trò là người nhận và có trách nhiệm bảo mật thông tin đã được cung cấp.

Ví dụ: Một bên phát minh sở hữu bằng sáng chế ký kết NDA đơn phương với bên cần sử dụng sáng chế. Vậy thì bên sở hữu bằng sáng chế đóng vai trò cung cấp sản phẩm mà mình đã tạo ra cho bên ký kết và bên thứ 2 này sẽ chỉ được phép sử dụng sản phẩm sáng chế mà không được tiết lộ thông tin ra bên ngoài. Đặc biệt, bên thứ 2 cũng sẽ không được sao nhượng hoặc bán cho bên thứ 3 dưới bất kỳ hình thức nào.

NDA song phương

Là thỏa thuận NDA được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt là các doanh nghiệp hay công ty có ý định sáp nhập hoặc liên doanh thường tiến hành ký kết thỏa thuận NDA song phương. Đối với thỏa thuận này sẽ có sự tham gia của 2 bên và vai trò cũng như trách nhiệm của bên là như nhau.

Ví dụ, một doanh nghiệp A ý kết thỏa thuận NDA song phương với doanh nghiệp B thì lúc này, cả hai doanh nghiệp sẽ trao đổi những thông tin cần thiết với nhau. Đây sẽ là những thông tin sẽ được ký kết trong thỏa thuận và cả hai bên có thể sử dụng và giao dịch cùng nhau. Cùng với đó, cả hai doanh nghiệp A và B cũng cần phải bảo mật thông tin cho nhau. Không doanh nghiệp nào có quyền được tiết lộ thông tin cho bên thứ 3 về những thông tin đã được trao đổi và cung cấp trong thỏa thuận NDA.

NDA đa phương:

Đây là thỏa thuận NDA với sự tham gia của ít nhất 3 bên và giữa các bên tham gia sẽ có ít nhất một bên đóng vai trò cung cấp, chia sẻ thông tin. Các bên còn lại sẽ đóng vai trò là bên nhận thông tin được chia sẻ để sử dụng vì mục đích nào đó. Các bên tham gia thỏa thuận NDA đa phương sẽ đều phải đảm bảo bảo mật thông tin cho bên cung cấp.

2. Vai trò của thỏa thuận bảo mật thông tin là gì?

Nó có vai trò vô cùng quan trọng khi một doanh nghiệp tiến hành đàm phán với các doanh nghiệp khác, cụ thể:

  • Nó sẽ giúp cho các bên có thể chia sẻ những thông tin nhạy cảm, thông tin mật mà không cần phải lo lắng những thông tin này sẽ bị lộ ra bên ngoài.
  • Bảo vệ lợi ích của các công ty hay doanh nghiệp khi tham gia đàm phán về việc hợp tác kinh doanh.
  • Thỏa thuận NDA được sử dụng trước cuộc đàm phán giữa một công ty kêu gọi vốn và nhà đầu tư tiềm năng sẽ giúp ngăn chặn các bí mật thương mại hoặc kế hoạch kinh doanh bị rò rỉ.
  • Thỏa thuận NDA cũng là một bản hợp đồng pháp lý, do đó nếu một trong các bên vi phạm thỏa thuận NDA thì bên còn lại có thể kiện bên vi phạm và yêu cầu tòa án ngăn chặn mọi tiết lộ thêm thông tin.

3. Thỏa thuận bảo mật thông tin (NDA) bao gồm những thành phần gì?

Nó có thể bao gồm nhiều thành phần khác nhau nhưng không thể thiếu được 6 yếu tố sau đây:

  • Tên của các bên tham gia thỏa thuận
  •  Định nghĩa về những gì cấu thành thông tin bí mật trong trường hợp cụ thể.
  • Các loại trừ bất kì từ bảo mật
  • Tuyên bố về việc sử dụng thông tin thích hợp nào được tiết lộ
  • Các khoảng thời gian liên quan
  • Quy định thỏa thuận bảo mật thông tin khác

4. Các bước thực hiện NDA trong doanh nghiệp của bạn như thế nào

Để thực hiện thỏa thuận bảo mật thông tin NDA trong doanh nghiệp, cần áp dụng theo 4 bước sau đây:

Bước 1: Yêu cầu nhân viên ký thỏa thuận NDA

Theo Điều 85 Bộ luật lao động Việt Nam “Nhân viên làm việc tại một doanh nghiệp có trách nhiệm bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ và kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nếu nhân viên vi phạm hành vi tiết lộ bí mật công nghệ và kinh doanh, nhân viên đó sẽ chịu hình thức kỷ luật là sa thải.”

Tại Điều 129, khoản 5 Bộ luật lao động Việt Nam cũng có ghi “Nhân viên có năng lực về kỹ thuật và kỹ năng chuyên môn cao mà tiết lộ bí mật công nghệ và kinh doanh phải chịu trách nhiệm về việc bồi thường cho các thiệt hại đã gánh chịu.”

Vì vậy, để tuân thủ theo 2 điều luật trên thì doanh nghiệp cần phải ký kết với nhân viên thỏa thuận NDA ngay tại thời điểm tuyển dụng hoặc vào thời điểm nhân viên thay đổi vị trí, chức vụ nhưng vẫn phải truy cập để lấy thông tin mật đó.

Bước 2: Thực hiện bảo vệ thông tin công ty trong phạm vi nội bộ

Để đảm bảo bảo mật thông tin công ty thì ngoài thỏa thuận NDA thì doanh nghiệp cũng cần phải ký thêm những thỏa thuận khác tùy theo đặc thù của ngành nghề mà doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh.

Bước 3: Thực hiện việc phỏng vấn đối với nhân viên trước nghỉ việc

Từ trước đến nay, các doanh nghiệp thường chỉ thực hiện việc phỏng vấn đối với các ứng cử viên muốn vào làm việc tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phỏng vấn nhân viên trước khi nghỉ việc cũng có ý nghĩa rất lớn. Nó giúp cho doanh nghiệp đánh giá được công việc mới của nhân viên đó có gây nguy hại cho những thông tin cần bảo mật của doanh nghiệp mình hay không.

Bước 4: Theo dõi nhân viên cũ và công ty mới của nhân viên đó

Việc theo dõi nhân viên cũ và công ty mới của nhân viên đó sẽ giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được rằng nhân viên cũ của doanh nghiệp mình có vi phạm thỏa thuận bảo mật thông tin NDA hay không. Qua đó, giúp cho doanh nghiệp đánh giá được thỏa thuận NDA có đang được thực hiện đúng hay không.

Tham khảo: citinews

Từ khóa » Non-disclosure Agreement Tiếng Việt Là Gì