Nêu Cảm Nhận Của Anh (chị) Về Bốn Câu Thơ đầu Trong Bài Thơ Đây ...
Có thể bạn quan tâm
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Thuyền ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.
Có một người thơ bất hạnh mà hồn thơ vì những mặc cảm của cô đơn của bệnh tật luôn chỉ dám đứng từ phía xa để ngắm nhìn và ước mơ về cuộc sống và sự sống của con người. Người thơ ấy luôn khát khao có được tình yêu và được phơi trải tình yêu của mình với mọi người nên đã nắm bắt lấy mọi cơ hội để có thể nói lên tình yêu cuộc sống ấy. Người thơ ây là Hàn Mạc Tử. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ ấy. Chỉ cần một tâ'm bưu thiếp của người mà trước kia ông đã từng có tình cảm, gửi vào trong trại phong Tuy Hoà thôi cũng đủ để cho nhà thơ tuôn trào cảm xúc:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Thuyền ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền"
Khổ thơ là bức tranh thôn Vĩ hiện ra trong hoài niệm của nhà thơ. Câu thơ mở đầu bằng một câu hỏi tu từ, hỏi nhưng không nhằm mục đích tìm ra câu trả lời. “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” - Đó là câu hỏi, là lời mời, lời trách yêu nhẹ nhàng của cô gái thôn Vĩ hay là câu nhà thơ tự trách, tự hỏi mình, một ước mơ thầm kín, xa xôi của người đi xa mong được trở về thôn Vĩ? Thực ra dù là ai hỏi đi nữa thì đó cũng chỉ là một cái cớ, một cái cớ mà Hàn Mạc Tử đưa ra để đưa đẩy cho nỗi nhớ của chính mình. Có lẽ là nhà thơ đang tự hỏi mình: Thôn Vĩ đẹp, thôn Vĩ luôn thường trực trong nỗi nhớ của ta vậy mà sao ta vẫn còn chưa về thăm? “Về chơi” chứ không phải “về thăm”, bởi “thăm” có gì đó nghe xã giao, trong khi đó từ “chơi” mang lại cho người ta cảm giác thân mật, tự nhiên và chân tình hơn. Nó gợi lên trong lòng nhà thơ bao kỉ niệm sâu sắc, bao hình ảnh đẹp đẽ, đáng yêu. Và thế là bắt đầu một cuộc du hành trong tư tưởng. Thôn Vĩ dần hiện lên trong từng đường nét, và màu sắc cụ thể:
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Tất cả là của quá khứ hay là của hiện tại trong tưởng tượng của nhà thơ? Cũng không biết nữa! Chỉ biết rằng tình yêu thương thiên nhiên và con người thôn Vĩ đã khiến cho nó hiện lên thật đẹp. Hàn Mạc Tử không tả mà chỉ gợi những gì có ấn tượng mạnh mẽ còn lưu giữ lại trong tâm hồn mình, trong tâm trí của một người ở nơi xa. “Nắng hàng cau” là thứ ánh nắng mai tinh khiết, là thứ ánh nắng đầu tiên trong ngày, khi những hàng cau thẳng tắp vươn lên trên đón lấy ánh nắng tinh khôi của một ngày mới. Đây là một quan sát tinh tế: cái đẹp của thôn Vĩ không phải chỉ do nắng hay do hàng cau mà là do sự hài hoà của ánh nắng rực rỡ trên ngọn cau xanh tươi, về thôn Vĩ để nhìn thây đầu tiên là ánh nắng mới ở hàng cau, trong trẻo, làm bừng sáng cả một vùng không gian hồi t- ưởng. vẫn là cái nhìn mê mải, nhưng câu thơ tiếp theo nghe như một lời reo thích thú. Từ “quá” là một từ chỉ mức độ nhưng cũng là một.từ mang nghĩa tình thái. Là “mướt quá” chứ không phải một từ chỉ trạrig thái màu sắc nào khác. Từ “mướt” không chỉ gợi lên cái tươi tốt của vườn cây mà còn đặc tả sự tươi tốt ấy lên đỉnh điểm, tươi tốt đến mức tạo nên cả độ bóng. Nhìn vào vườn cây xanh mướt mắt ấy ai mà không cảm thấy tâm hồn mình nhẹ nhàng, thư thái hơn? Câu thơ ẩn chứa sau đó lời ngợi ca say sưa. Phải là một người có tình yêu thiên nhiên, với cuộc sống, có ân tình thật sâu sắc, đậm đà với thôn Vĩ mới lưu giữ được trong tâm trí hình ảnh sống động và đẹp đẽ như thế.
Thiên nhiên thôn Vĩ đã đẹp mà khi hình ảnh còn người xuất hiện lại càng khiến cho nó đẹp và sinh động hơn. vẫn là một người không xác định nhưng không phải là cái không xác định mang tính phiếm chỉ ở “vườn ai”, đến đây con người xuất hiện trong môt hình ảnh cụ thể hơn: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Mặt chữ điền là khuôn mặt của ai? Điều đó không quan trọng. Quan trọng là ở chỗ đó là một khuôn mặt đẹp, khuôn mặt của người ngay thẳng, cương trực, phúc hậu theo quan niệm xưa và là gương mặt thuộc về thôn Vĩ, nơi tác giả đang gửi găm biết bao tình cảm nhớ thương, ở đây, cái tinh tế của Hàn Mạc Tử là đã dùng “lá trúc che ngang” để làm nổi bật lên hình ảnh khuôn mặt chữ điền. Thần thái câu thơ đến đây được gợi ra rõ hơn: cảnh vật xinh xắn, người phúc hậu, thiên nhiên và con người hoà với nhau trong một vẻ đẹp kín đáo.
Có thể nói, đây là khổ thơ mang màu sắc tươi sáng nhát trọng bài thơ bồi thôn Vĩ đẹp, và những kí ức gợi nhớ của tác giả về nó cũng vậy. Tuy câu thơ đầu như một câu dãn nhập ngậm ngùi, tiếc nuối nhưng nhanh chóng bị chìm đi khi tâm hồn nhà thơ bị cuốn vào cảnh sắc. Nỗi buồn thơ chỉ thực sự đậm đặc khi sau đó dòng suy tưởng càng miên man thì nỗi buồn và cô đơn của một người đã từng yêu đơn phương, một người mang mặc cảm bệnh tật, một người khát khao sự sống, khát khao mối giao cảm với những người xung quanh, vẫn thiết tha yêu đời, yêu thiên nhiên mà không được càng trở nên sâu sắc. Khổ thơ cũng như toàn bài thơ giúp cho ta hiểu, đồng cảm với nỗi niềm của ông mà thêm thương, thêm yêu, thêm tự hào về một tài năng, một tâm hồn, một số phận.
Từ khóa » Câu Thơ Lá Trúc Che Ngang Mặt Chữ điền
-
Câu Thơ “Lá Trúc Che Ngang Mặt Chữ điền” - Báo Quân đội Nhân Dân
-
Lá Trúc Che Ngang Mặt Chữ điền... - TẠP CHÍ TAO ĐÀN
-
Thêm Một Cách Hiểu Câu Thơ “Lá Trúc Che Ngang Mặt Chữ điền”
-
Thích Văn Học - LÁ TRÚC CHE NGANG MẶT CHỮ ĐIỀN Cậu Học...
-
VỀ CÂU THƠ " Lá Trúc Che Ngang Mặt Chữ Điền " ? – Nguyễn Khôi
-
Sao Anh Không Về Chơi Thôn Vĩ...Lá Trúc Che Ngang Mặt Chữ điền.
-
Lá Trúc Che Ngang Mặt Chữ Điền - Văn Học & Nghệ Thuật
-
“Lá Trúc Che Ngang Mặt Chữ điền” Con Người Thôn Vĩ Xuất Hiện Mang
-
Thơ Hàn Mặc Tử : "mặt Chữ điền" Là Mặt Ai Vậy ? (bài Của Vũ Nho)
-
Bình Giảng đoạn Thơ Sau Của Hàn Mặc Tử: Sao Anh Không Về Chơi ...
-
Bình Giảng Hai Câu Thơ đầu Trong Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn ...
-
Lá Trúc Che Ngang Mặt Chữ Gì - * Sai Mon Thi Dan
-
[văn Học 11] – Các Cách Hiểu Về Hình ảnh 'mặt Chữ điền” – Đây Thôn ...