Thơ Hàn Mặc Tử : "mặt Chữ điền" Là Mặt Ai Vậy ? (bài Của Vũ Nho)
Có thể bạn quan tâm
(Ảnh mượn từ blog của bác Nô, dán vào ngày 2/3/2010)
Lời dẫn: Tối nay, vào mạng, thấy entry mới bên blog của bác Vũ Nho (mình đã nhắc đến bác trong một entry đi vài tháng trước trên blog này, ở đây: http://vn.myblog.yahoo.com/dzjao/article?mid=1251). Entry này luận giải về câu "Lá trúc che ngang mặt chữ điền" trong bài "Đây thôn Vĩ Dạ". Cụ thể, xem ở dưới đây.
Ẩn số của bài thơ một phần nằm ở "mặt chữ điền" này.
Theo bạn, "mặt chữ điền" ở đây là "mặt ai", hay "mặt gì" (hình vuông của khuôn viên vườn, chữ điền trên bức bình phong ở nhà vườn Huế), hay là "gì" ?
Ảnh: Một ngôi nhà vườn ở Huế, phải chăng là nơi có "lá trúc che ngang mặt chữ điền" của Hàn Mặc Tử ? (ảnh này, tạm mượn từ internet, khi rảnh, tớ sẽ thay bằng ảnh do tớ chụp vườn nhà bác TĐV – một nhà giáo sinh ra ở Huế, dạy học ở Huế, hiện ở Huế)
—
XUNG QUANH CÂU THƠ : LÁ TRÚC CHE NGANG MẶT CHỮ ĐIỀN
Vũ Nho
Tôi cứ băn khoăn mãi về bài thơ Đây thôn Vỹ Giạ của Hàn Mặc Tử. Đôi lần cũng cầm bút toan viết lời bình, nhưng cảm thấy một khi những mặt chữ điền,khách đường xa mà chưa hiểu rõ thì rất dễ rơi vào suy diễn, vậy nên lại thôi.Tôi tìm đọc những người đã viết về bài thơ này. Nhưng cho đến tận bây giờ,thú thực cái hình ảnh lá trúc che ngang mặt chữ điền ấy vẫn chưa có một lí giải nào thật thuyết phục.
Mặt chữ điền là mặt ai?
Không thể nào hình dung mặt chữ điền lại là mặt của cô gái, chủ của vườn ai mướt quá xanh như ngọc. Bởi lẽ chữ điền là chữ Hán, hình vuông được tạo thành bởi 4 hình vuông nhỏ. Mặt đẹp của phụ nữ là mặt trái xoan hay mặt búp sen (Ai về bên kia sông Đuống. Có nhớ từng khuôn mặt búp sen. Hoàng Cầm). Mặt chữ điền là mặt vuông vức cuả nam giới. Đó là khuôn mặt cương nghị, rắn rỏi, không cần bàn cãi.
Không thể là mặt của cô gái được vậy thì mặt chữ điền phải là mặt đàn ông. Vậy ai là người đàn ông có khuôn mặt đó?
Đấy là mặt của ông chủ vườn ai. Có thể là bố, là anh của người con gái có khu vườn đẹp. Cũng có thể là mặt một người đàn ông nào đó ngẫu nhiên đi qua khu vườn. Cái vườn mướt quá xanh như ngọc là tiêu biểu cho cảnh đẹp của Vĩ Giạ, của Huế. Vậy cái mặt chữ điền thấp thoáng saulá trúc che ngang làcó thể tiêu biểu cho người Vĩ Giạ, người Huế cương nghị, rắn rỏi phúc hậu. Nghe cũng có vẻ xuôi xuôi. Nhưngchả lẽ “cái mặt chữ điền” đàn ông ấy lại ấn tượngmạnh mẽ và sâu sắc đến Hàn Mặc Tử vậy sao ? Chả lẽ Hàn Mặc Tử làm thơ theo kiểu gặp gì ghi nấy vậy sao ?
Có một cách hiểu khác, đó là mặt củangười trở về thôn Vĩ. Người về thôn Vĩ là tác giả Hàn Mặc Tử, mặt chữ điền là mặt tự họa đầy kiêu hãnh của thi nhân. Cách hiểu này sẽ bị bác bỏ vì không đúng vớikhuôn mặt thật của Hàn Mặc Tử trong ảnh chân dung. Vì thế chăng nên người viết như vậyđã gài thêm cái ngoặc đơn (và cảtự…vơ vào nữa). Hàn Mặc Tử tự vơ cái mặt chữ điền vào mình để làm gì ? Mặt chữ điền là khuôn mặt phổ biến của những người thường lànông dân cương nghị, rắn rỏi, chân chất gắn bó với đồng ruộng, một khuôn mặt chẳng có gì đặc biệt sang trọng hay quý phái gì về tướng mạo, sao Hàn lại phải vơ vào? Mặt khác, điều này mới là quan trọng : đương gợi tả cái vườn đẹp của người ta xanh như ngọc mà thò cái mặt chữ điền của mình vào đấy thì họa có mà… dở hơi.
Có thểhiểu mặt chữlà mặtchữ?
Một người bạn Huế nói rằng ông bố cô Hoàng Cúc là chủ sở đạc điền. Những ông quan to, những người có văn hóa thường chọn một chữ nào đócó liên quan đến nghề nghiệp hoặc sở nguyện để thờ. Vì vậy, mặt chữ điền ở đây làmặt chữ của chữđiền thậtlấp ló sau lá trúc che ngang.
Ông chủ sở đạc điền chọn chữ điền để thờ thì có thể lắm. Nhưng lại có băn khoăn. Phàm những chữ để chơi hay để thờ thì người ta để nơi trang trọng trong nhà chứ ai lại đem ra treo ở cổng, ở tường, ở dậu? Không thể để chữ điền ở cổng hay ở dậu, ở tường thì sự suy đoán này lại không đủ căn cứ.
Nhưng, từ điều gợi ý trên, tôi nghĩ rằng cả hai câu thơ của Hàn thi sĩ đều tả khu vườn mà không có tảmặt người nào hết.Tả vườn đẹp là cách gián tiếp tả chủ vườn đẹp, tương tự như ở bài thơ Giang bạn độc bộ tầm hoa ( Một mình tìm hoa ven sông) của Đỗ Phủ. Nhà thơ Trung Hoa chỉ tả hoa quanh nhà cô Hoàng Tứ mà không mộtchữ nào tả vềcô.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Lá trúc ấy cũng là lá của vườn mướt xanh như ngọc. Nó như là một nét nhấn của khu vườn vìcành trúcvượt dậu ra ngoài (gợi nhớ bông hoa vượt tường ra ngoài trong thơ cổ Trung Hoa). Nó được nổi rõ, được đặc tả qua hình ảnh che ngang mặt chữ điền để làm đẹp thêm vườn. Mặt chữ điền là những khuôndậu rào vườn tạo thành những hình vuông như chữ điền. Đơn giản vậy thôi.
Gần đây nhất,tháng 3 năm 2009 tôi được nghe nhà thơ Nguyễn Xuân Thâmquê ở Thừa Thiên Huế giải thích rằng chữ điền chính là chữ điền ở bức bình phong trước nhà. Các nhà giàu ở Huế thường xây bình phong trước nhà theo thuật phong thủy và đó là một kiểu kiến trúc phổ biến. Chữ điền chính là chữ trên bức bình phong đó. Cái đó thì rất có thể. Người ta nói nhiều về kiểu nhà vườn ở Huế. Nếu như diện tích vườn bao gồm cả phần trước nhà thì càng có cớ để chúng ta tin chắc mặt chữ điền là mặt chữ chứ không phải mặt người.
Không biết là cách hiểu mặt chữ là mặt chữnày có được bao người đồng cảm. Nhưng với tôi thì có lẽ đấy là cách hiểu dễ chấp nhận hơn cả.
25/9/2007
30/5/2009
—
Nguồn (blog Vũ Nho): http://vn.myblog.yahoo.com/vunho_bgd/article?mid=740
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » Câu Thơ Lá Trúc Che Ngang Mặt Chữ điền
-
Câu Thơ “Lá Trúc Che Ngang Mặt Chữ điền” - Báo Quân đội Nhân Dân
-
Lá Trúc Che Ngang Mặt Chữ điền... - TẠP CHÍ TAO ĐÀN
-
Thêm Một Cách Hiểu Câu Thơ “Lá Trúc Che Ngang Mặt Chữ điền”
-
Thích Văn Học - LÁ TRÚC CHE NGANG MẶT CHỮ ĐIỀN Cậu Học...
-
VỀ CÂU THƠ " Lá Trúc Che Ngang Mặt Chữ Điền " ? – Nguyễn Khôi
-
Sao Anh Không Về Chơi Thôn Vĩ...Lá Trúc Che Ngang Mặt Chữ điền.
-
Lá Trúc Che Ngang Mặt Chữ Điền - Văn Học & Nghệ Thuật
-
“Lá Trúc Che Ngang Mặt Chữ điền” Con Người Thôn Vĩ Xuất Hiện Mang
-
Nêu Cảm Nhận Của Anh (chị) Về Bốn Câu Thơ đầu Trong Bài Thơ Đây ...
-
Bình Giảng đoạn Thơ Sau Của Hàn Mặc Tử: Sao Anh Không Về Chơi ...
-
Bình Giảng Hai Câu Thơ đầu Trong Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn ...
-
Lá Trúc Che Ngang Mặt Chữ Gì - * Sai Mon Thi Dan
-
[văn Học 11] – Các Cách Hiểu Về Hình ảnh 'mặt Chữ điền” – Đây Thôn ...