Nga - Phương Tây Chịu Tác động Kép Khi Căng Thẳng Leo Thang
Có thể bạn quan tâm
Dù chưa xảy ra chiến tranh nhưng căng thẳng giữa Nga và phương Tây về vấn đề Ukraine đã tác động kép lên cả hai phía.
Hai tác động lớn nhất hiện nay là cả Nga và phương Tây đều chạy đua điều lực lượng để ứng phó với tình huống xấu “cận kề bên miệng hố chiến tranh” đang tiêu tốn nhiều tài lực và giải quyết vấn đề khí đốt, vốn đang rất “nóng” từ hai phía. Do vậy, căng thẳng giữa Nga và phương Tây về vấn đề Ukraine đang bước vào giai đoạn quan trọng trong tuần này để giải quyết căn cơ những vấn đề mâu thuẫn.
Binh lính Mỹ được điều tới Đông Âu giữa bối cảnh khủng hoảng Nga - Ukraine gia tăng. Ảnh: New York Times
Hiện Mỹ đã tăng cường lực lượng ở sườn Đông Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong khi Nga sẵn sàng điều thêm binh lính tới biên giới với Ukraine sẵn sàng cho một cuộc chiến. Trong khi đó, Liên minh châu Âu vẫn bất đồng quan điểm về giải quyết vấn đề Ukraine. Nhiều quốc gia muốn áp đặt biện pháp cứng rắn với Nga, trong khi cũng có không ít quốc gia muốn giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Trong khi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden duy trì lập trường cứng rắn, Đức cố gắng tránh bị cuốn vào căng thẳng thì Tổng thống Nga Vladimir Putin kiên quyết yêu cầu phương Tây phải có một câu trả lời rõ ràng cho những yêu cầu về an ninh của Nga. Giữa bối cảnh đó, Tổng thống Pháp Macron được cho là nhân vật đóng vai trò trung tâm của chính sách ngoại giao châu Âu để tìm tiếng nói chung nhằm hạ nhiệt căng thẳng đang leo thang. Ông Macron được Tổng thống Putin đã đánh giá là “một người đối thoại ưu tú” nên rất kỳ vọng từ các cuộc gặp này.
Hiện Tổng thống Macron áp dụng 2 hướng tiếp cận trong cuộc gặp với Tổng thống Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Hướng tiếp cận đầu tiên là tận dụng Thể thức Normandy - một nhóm gồm Pháp, Đức, Ukraine và Nga nhằm thúc đẩy thỏa thuận Minsk năm 2015. Mặc dù thỏa thuận này còn nhiều mơ hồ nhưng nó sẽ là nền tảng để hướng tới đảm bảo lệnh ngừng bắn ở phía Đông Ukraine. Hướng tiếp cận thứ hai là tham vấn chặt chẽ với Tổng thống Biden nhằm hạ nhiệt căng thẳng, đảo ngược việc Nga tăng cường lực lượng ở biên giới với Ukraine.
Tuy nhiên cho dù tiếp cận theo hướng nào căng thẳng giữa Nga và phương Tây vẫn còn những vướng mắc khi quan điểm của hai bên chưa gặp nhau. Bởi lẽ, NATO muốn mở rộng và kết nạp các nước từng thuộc Liên Xô vào tổ chức này. Do vậy, không thể có chuyện Romania, Litva và những quốc gia khác vốn đã tham gia vào làn sóng mở rộng NATO sẽ rời khỏi liên minh này, và cũng khó có chuyện NATO hủy bỏ tuyên bố của mình năm 2008 ở Bucharest về việc Ukraine “sẽ trở thành” một thành viên của liên minh. Ngược lại, Nga không đồng thuận vì điều này ảnh hưởng đến an ninh của nước này khi các nước xung quanh đều thuộc phe đối lập. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn giữa phương Tây và Nga, trong đó vấn đề Ukraine là trung gian.
Hệ lụy của mâu thuẫn giữa Nga và phương Tây dẫn đến khó khăn về vấn đề cung cấp khí đốt. Hiện Nga cung cấp khoảng 40% tổng lượng khí đốt cho châu Âu nên nếu như căng thẳng đẩy lên đến mức chiến tranh tại Ukraine chắc chắn sẽ tác động xấu đến cả hai phía. Châu âu hụt hẫng khí đốt trong khi chưa tìm được đối tác mới để cung cấp lượng khí đốt thiếu hụt này. Ngược lại, Nga sẽ mất một khoản kinh tế rất lớn nếu cắt cung cấp lượng khí đốt xuất khẩu sang châu Âu.
Trước tình hình trên, Liên minh châu Âu (EU) đang cố gắng tìm kiếm các giải pháp thay thế, đặc biệt là bằng cách tăng cường cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). EU đang xem xét tất cả các lựa chọn và kịch bản, bao gồm việc hợp tác với các đối tác khác trong trường hợp Nga giảm hoặc tạm dừng cung cấp khí đốt. Giới chức EU cũng đang thảo luận với các nước châu Á về việc ký hợp đồng nhập khẩu khí đốt dài hạn theo hình thức hoán đổi.
Về phía Mỹ, để đảm bảo không xảy ra tình trạng bị thiếu khí đốt tại các nước đồng minh châu Âu, Washington cũng đã nỗ lực tiếp xúc với các nước xuất khẩu khí thiên nhiên châu Á. Ngoài ra, Mỹ cũng đang tiếp xúc với các nước sản xuất khí đốt như Qatar, Nigeria, Ai Cập, Libya để thảo luận về việc tăng sản lượng khi xảy ra tình huống nguy cấp.
Mặc dù tình huống xấu đã được tính đến, tuy nhiên nếu chiến tranh Nga - phương Tây xảy ra cả hai phía sẽ còn đối mặt với muôn vàn khó khăn ngoài dự tính.
Người đứng đầu Cơ quan ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho rằng nguyên nhân khiến nguồn cung khí đốt ở châu Âu gặp khó khăn là do khủng hoảng trong quan hệ với Nga. Theo ông Borrell, giá khí đốt tại EU hiện cao gấp 6-10 lần so với 1 năm trước. Điều này tạo ra một gánh nặng đối với ngành điện và thúc đẩy lạm phát nghiêm trọng trong khu vực đồng tiền chung euro. |
HN tổng hợp
Từ khóa » Căng Thẳng Leo Thang Tiếng Anh
-
CĂNG THẲNG LEO THANG Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch
-
ĐÃ LEO THANG Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Sự Leo Thang - Phép Tịnh Tiến Thành Tiếng Anh, Ví Dụ | Glosbe
-
Leo Thang Chiến Tranh Bằng Tiếng Anh - Glosbe
-
Nghĩa Của Từ Leo Thang Bằng Tiếng Anh
-
'căng Thẳng' Là Gì?, Tiếng Việt - Tiếng Anh
-
Căng Thẳng Leo Thang: Căng Thẳng Nga - Phương Tây
-
Hàn Quốc Kêu Gọi Triều Tiên Dừng Leo Thang Căng Thẳng Khu Vực
-
Bóng đá Lưu Hôm Nay
-
Trung Quốc Khẳng định Không Muốn Leo Thang Căng Thẳng Thương ...
-
Kết Quả Tìm Kiếm Cho Từ Khóa: Căng Thẳng Leo Thang - Hànộimới
-
Căng Thẳng Leo Thang - Tin Tức Cập Nhật Mới Nhất Tại
-
Mối Quan Hệ Nga - Ukraine: Căng Thẳng Leo Thang Sau Các Toan Tính ...