Ngân Hàng Tiếp Tục Siết Chặt Dòng Vốn Vào Chứng Khoán, Bất động Sản
Có thể bạn quan tâm
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Thông tin trong nước
# Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, hôm nay Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
# UBND TPHCM vừa đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2022 từ 6-6,5%, đồng thời đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.
# Cục Hàng hải Việt Nam vừa đề xuất giải pháp điều chuyển hàng hóa bằng đường bộ sang đường biển, để hỗ trợ DN xuất khẩu nông sản.
# Teo Bộ NNPTNT, hiện việc thiếu container lạnh cho xuất khẩu nông sản đang khiến giá thuê bị đẩy lên quá cao.
# Theo điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng mới đây do Ngân hàng Nhà nước công bố, từ nay tới tháng 6/2022, các ngân hàng dự kiến tiếp tục siết chặt dòng vốn vào lĩnh vực rủi ro như đầu tư kinh doanh bất động sản, chứng khoán…
Đề cập thêm những định hướng của Ngân hàng Nhà nước trong việc kiểm soát dòng tiền chảy vào bất động sản trong năm 2022, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: "Ngân hàng Nhà nước cũng vẫn tiếp tục theo chủ trương là tạo điều kiện thuận lợi cho dòng tiền để có thể tập trung cho những lĩnh vực ưu tiên lĩnh vực cần thiết. Đặc biệt là nhanh chóng khôi phục kinh tế, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ dòng tiền đưa vào lĩnh vực bất động sản, chứng khoán; hoặc việc phát hành trái phiếu của những doanh nghiệp mà không đảm bảo độ an toàn hay đúng hơn là những lĩnh vực mà rủi ro cao thì chúng tôi sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ".
Đáng chú ý, những lĩnh vực có thể dẫn đến đầu cơ, đẩy giá cả bất động sản, gây ra hiện tượng nóng hoặc bong bóng sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn.
Bộ Công Thương vừa lưu ý người tiêu dùng cảnh giác với việc quảng cáo, bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe không rõ nguồn gốc qua một số trang TMĐT.
Và hiện nhiều siêu thị đang áp dụng chính sách “khoá giá”, không tăng giá bán với nhiều sản phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán.
Thị trường hàng hóa
Tuần giao dịch đầu tiên của thị trường hàng hóa trong năm 2022 đã chứng kiến dòng tiền đầu tư tăng mạnh hơn 20% lên mức trên 4.800 tỷ đồng mỗi phiên, nhờ sự thăng hoa của giá dầu thô. Chỉ số MXV-Index đóng cửa tuần với mức tăng 2,4% lên mức 2.383 điểm, trong đó chỉ số MXV-Index Năng lượng tăng mạnh gần 5% lên mức 3.524 điểm.
Giá dầu thế giới đang có xu hướng tăng rất vững vàng và hiện đang ở mức cao nhất trong vòng 2 tháng nhờ một loạt thông tin tích cực hỗ trợ giá. Tồn kho dầu tại Mỹ giảm, kết hợp với lo ngại nguồn cung bị gián đoạn ở Kazakhstan và Libya; trong khi nhu cầu tiêu thụ dầu vẫn đang rất lạc quan. Đóng cửa tuần, giá dầu thô WTI trên sở NYMEX và dầu Brent trên sở ICE đều tăng 4,9% lên lần lượt 78,90 và 81,75 USD/thùng. Đáng chú ý là thị trường khí đốt tại châu Âu đã tăng 30% trong tuần qua, làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng năng lượng mới tại khu vực này.
Cung cấp thêm các thông tin mà các nhà đầu tư hàng hóa cần chú ý trong tuần này, ông Đoàn Bảo Trung, Trưởng Bộ phận Thông tin thị trường của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam cho biết: "Tuần này sẽ là tuần rất quan trọng đối với thị trường hàng hóa nói chung và nhóm năng lượng cũng như nông sản nói riêng.
Giá dầu đã ở rất gần mức đỉnh 8 năm, tuy nhiên, khả năng tăng tiếp sẽ phụ thuộc khá nhiều vào báo cáo Triển vọng Năng lượng ngắn hạn của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, phát hành vào 00:00 sáng ngày 12/01 tới.
Còn đối với thị trường nông sản, mọi sự chú ý của giới đầu tư sẽ tập trung vào báo cáo Cung cầu thế giới tháng 1, được Bộ nông nghiệp Mỹ phát hành vào lúc 00:00 sáng ngày 13/01".
Thông tin quốc tế
Lạm phát cao đang được ghi nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới như Chile, Ba Lan, Đức, Tây Ban Nha, Anh…Đáng chú ý, Lạm phát ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã đạt mức cao kỷ lục kể từ năm 1997.
Về vấn đề này, Tổng giám đốc Tổ chức và hợp tác phát triển kinh tế OECD Mathias Cormann cho rằng, lạm phát tăng đột biến là rủi ro chính đối với một triển vọng lạc quan của nền kinh tế toàn cầu năm 2022: "Trên thực tế, dù chúng ta dự đoán áp lực lạm phát sẽ bắt đầu giảm dần trong năm tới, nhưng chúng ta không được quên rằng chính người tiêu dùng sẽ phải chịu chi phí nếu tình trạng thiếu hụt vẫn tiếp diễn và giá cả vẫn ở mức cao".
Sự gián đoạn chuỗi cung ứng là nguyên nhân chính gây ra lạm phát gần đây trên toàn cầu, đặc biệt ở những nước như Anh, Mỹ.
Sau Evergrande, đến lượt Shimao Group, một tên tuổi lớn khác lỡ hẹn trả nợ. Diễn biến này làm dấy lên lo ngại khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang lan rộng.
Và sau hơn 2 năm “mệt mỏi” vì Covid19, dự báo tiêu dùng của người Mỹ sẽ tiếp tục ở mức cao trong năm 2022.
Thông tin chứng khoán
# Thị trường trong nước cuối tuần qua giao dịch khá giằng co, nguyên nhân chủ yếu do áp lực bán gia tăng ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, trong khi nhóm cổ phiếu bất động sản và dầu khí vẫn thu hút dòng tiền khá tốt.
# Trong khi nhiều chuyên gia lạc quan với diễn biến tiếp theo của VN-Index thì một số lại cho rằng chỉ số có thể lùi về ngưỡng 1.500 điểm.
Từ khóa » Siết Chặt Dòng Tiền Chảy Vào Chứng Khoán
-
Năm 2022 Sẽ Siết Chặt Dòng Tiền Chảy Vào Chứng Khoán, Bất động ...
-
Siết Chặt Dòng Tiền Chảy Vào Chứng Khoán, Bất động Sản Năm 2022
-
Siết Chặt Dòng Tiền Chảy Vào Chứng Khoán, Bất động Sản | VTV24
-
Năm 2022 Sẽ Siết Chặt Dòng Tiền Chảy Vào Chứng Khoán ...
-
Dòng Tiền "chảy" Vào đầu Cơ Bất động Sản Rất Nguy Hại
-
Kiểm Soát Tín Dụng đầu Tư Vào Chứng Khoán, Bất động Sản - Chi Tiết Tin
-
Siết Dòng Tín Dụng Chảy Vào Chứng Khoán, Bất động Sản Năm 2022
-
Năm 2022, Ngân Hàng Nhà Nước Sẽ Kiểm Soát Chặt Dòng Tiền Chảy ...
-
Siết Tín Dụng Bất động Sản: Hạn Chế Dòng Tiền Vào Phân Khúc đầu Cơ
-
Tín Dụng Chứng Khoán, Bất động Sản: Không Phải Cứ Lo Là Siết, Chưa ...
-
Siết Tín Dụng Bất động Sản: Doanh Nghiệp Tìm Nguồn Lực Tài Chính
-
Siết Chặt Dòng Tín Dụng Cho Vay Bất động Sản - Báo Nam Định điện Tử
-
Siết Vốn Vay Nước Ngoài Chảy Vào Chứng Khoán, Bất động Sản
-
Không để Chệch Hướng Dòng Chảy Tín Dụng