Siết Vốn Vay Nước Ngoài Chảy Vào Chứng Khoán, Bất động Sản
Có thể bạn quan tâm
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 12 với các điều kiện vay vốn nước ngoài chặt chẽ hơn, nhằm đảm bảo hạn mức nợ nước ngoài tự vay tự trả của doanh nghiệp, qua đó đảm bảo chỉ tiêu an toàn nợ quốc gia.
Một trong những nội dung mới là quy định cho doanh nghiệp vay nước ngoài ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ phát sinh trong 12 tháng, nhưng không được vay phục vụ mua bán chứng khoán kinh doanh, mua phần vốn góp, cổ phần của đơn vị khác, mua bất động sản đầu tư và nhận chuyển nhượng dự án...
Ngân hàng Nhà nước lý giải, việc tăng trưởng "nóng", ồ ạt của thị trường chứng khoán và kinh doanh bất động sản tiềm ẩn rủi ro lớn vì có thể tạo ra tình trạng vốn ảo, "bong bóng" tài sản, là mầm mống của những bất ổn tài chính vĩ mô.
Trong bối cảnh dòng vốn vay nước ngoài ngắn hạn cần được quản lý chặt chẽ hơn nữa để hạn chế các nguy cơ đảo chiều, Ngân hàng Nhà nước cho rằng cần hạn chế doanh nghiệp vay nước ngoài ngắn hạn cho các mục đích tiềm ẩn rủi ro bong bóng giá như chứng khoán, bất động sản.
Nhà điều hành cũng đề xuất không cho phép doanh nghiệp dùng vốn vay nước ngoài ngắn hạn để nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và mua cổ phần, mua phần vốn góp do việc thực hiện dự án hoặc thâu tóm doanh nghiệp, mua bán sáp nhập là hoạt động mang tính dài hạn.
Nếu doanh nghiệp vay vốn nước ngoài ngắn hạn để thanh toán cho khoản nợ có mục đích sử dụng vốn trung dài hạn sẽ tạo ra rủi ro thanh khoản, đi ngược lại bản chất của dòng vốn ngắn hạn chỉ nhằm hỗ trợ thiếu hụt thanh khoản tạm thời.
Trường hợp bên đi vay nhận chuyển nhượng dự án hoặc mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp khác nhưng không nhằm mục tiêu phát triển dự án hoặc quản lý doanh nghiệp mà tiếp tục chuyển nhượng dự án, bán cổ phần cho bên thứ ba thì hoạt động mua đi bán lại này cũng có thể tạo bong bóng giá, không tạo ra giá trị thực cho nền kinh tế và cần bị hạn chế.
Như vậy, cả hai trường hợp chuyển nhượng dự án và mua cổ phần, mua phần vốn góp đều tiềm ẩn rủi ro cao, do đó theo Ngân hàng Nhà nước, không nên cho phép sử dụng vốn vay ngắn hạn nước ngoài.
Bên cạnh việc quản lý chặt hơn nguồn vốn vay nước ngoài của các doanh nghiệp, tại dự thảo, Ngân hàng Nhà nước cũng đặt ra một số quy định khác về trần chi phí vay nước ngoài, điều kiện vay ngắn hạn và trung dài hạn nước ngoài đối với các ngân hàng...
Dự thảo Thông tư sửa đổi trên được Ngân hàng Nhà nước đưa ra trong bối cảnh nhiều ngân hàng và doanh nghiệp những năm qua có xu hướng gia tăng vay nước ngoài để tận dụng mặt bằng lãi suất thấp trên thị trường quốc tế. Việc một số doanh nghiệp tăng vay vốn từ công ty mẹ, công ty thành viên ảnh hưởng đến chỉ tiêu tổng hạn mức rút vốn ròng trung dài hạn và mức tăng dư nợ vay ngắn hạn được Thủ tướng phê duyệt hàng năm.
Do đó, để kiểm soát và duy trì các ngưỡng nợ an toàn được Quốc hội phê duyệt, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước quy định chặt chẽ hơn đối với việc vay vốn nước ngoài của khối tư nhân (không được Chính phủ bảo lãnh).
Quỳnh Trang
Từ khóa » Siết Chặt Dòng Tiền Chảy Vào Chứng Khoán
-
Năm 2022 Sẽ Siết Chặt Dòng Tiền Chảy Vào Chứng Khoán, Bất động ...
-
Siết Chặt Dòng Tiền Chảy Vào Chứng Khoán, Bất động Sản Năm 2022
-
Siết Chặt Dòng Tiền Chảy Vào Chứng Khoán, Bất động Sản | VTV24
-
Năm 2022 Sẽ Siết Chặt Dòng Tiền Chảy Vào Chứng Khoán ...
-
Dòng Tiền "chảy" Vào đầu Cơ Bất động Sản Rất Nguy Hại
-
Kiểm Soát Tín Dụng đầu Tư Vào Chứng Khoán, Bất động Sản - Chi Tiết Tin
-
Siết Dòng Tín Dụng Chảy Vào Chứng Khoán, Bất động Sản Năm 2022
-
Năm 2022, Ngân Hàng Nhà Nước Sẽ Kiểm Soát Chặt Dòng Tiền Chảy ...
-
Siết Tín Dụng Bất động Sản: Hạn Chế Dòng Tiền Vào Phân Khúc đầu Cơ
-
Ngân Hàng Tiếp Tục Siết Chặt Dòng Vốn Vào Chứng Khoán, Bất động Sản
-
Tín Dụng Chứng Khoán, Bất động Sản: Không Phải Cứ Lo Là Siết, Chưa ...
-
Siết Tín Dụng Bất động Sản: Doanh Nghiệp Tìm Nguồn Lực Tài Chính
-
Siết Chặt Dòng Tín Dụng Cho Vay Bất động Sản - Báo Nam Định điện Tử
-
Không để Chệch Hướng Dòng Chảy Tín Dụng