Nghề Dệt Chiếu - Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Cà Mau
“Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm Công anh cực lắm mưa nắng dãi dầu Chiếu này tôi chẳng bán đâu Tìm em không gặp tôi gối đầu mỗi đêm…”
Câu ca trong bài vọng cổ “Tình anh bán chiếu” của soạn giả Viễn Châu đã đi vào lòng người, của biết bao thế hệ con người vùng sông nước miền Tây.
Làng nghề dệt chiếu ở xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi
Chiếu Cà Mau từ lâu đã nổi tiếng khắp “Nam Kỳ Lục Tỉnh” và cả vùng đất Sài Gòn tráng lệ, phồn hoa.
Nói đến nghề dệt chiếu truyền thống ở Cà Mau, phải kể đến chiếu Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi; chiếu Tân Lộc, huyện Thới Bình; chiếu Tân Thành, thành phố Cà Mau.
Nguyên liệu để dệt ra những đôi chiếu bền, đẹp bao gồm lác (nhiều nơi còn gọi là cói), bố (nhiều nơi còn gọi là đay); phẩm màu.
Thông thường từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, khi cây lác đã trổ bông và cao hơn đầu người (khoảng 2 m) thì được cắt về, chẻ nhỏ, phơi khô. Nếu dệt chiếu lẫy (chiếu hoa, chiếu bông) thì từ những cọng lác đã phơi khô phải được nhuộm 3 màu cơ bản: đỏ, xanh, vàng và trắng là màu tự nhiên.
Trân dệt chiếu được làm từ cây bố. Cây bố trồng từ hạt. Sau 3 đến 4 tháng trồng, bố sắp đến đến mùa ra hoa, cao khoảng 2 đến 2,5 mét, được nhổ về lột vỏ, cạo bỏ lớp vỏ xanh ngoài cùng, giặt sạch, phơi khô và sau đó dùng tay xé nhỏ thành từng mảnh để chắp trân.
Dụng cụ dệt chiếu bao gồm: cây không (dùng để dập), 2 cây trục (để 2 đầu để néo trân, căng trân), con ngựa ở chính giữa (để đở trân) cây truồi (quấn lác, đưa lác vào khung trân để dệt), ghế ngồi, số lượng người dệt là 2 (một người truồi và một người dệt).
Để dệt ra những đôi chiếu đẹp, bền, chắc, đáp ứng nhu cầu khách hàng, người thợ cần có kinh nghiệm và khéo tay. Đối với chiếu lẫy chữ, lẫy bông, hoa văn…là khó dệt nhất. Khi lẫy, người thợ phải dùng các ngón tay để nhận trân rồi mới chuồi từng cọng lác vào để cho chiếu nổi hoa, chữ, hoa văn theo ý muốn. Thợ dệt chiếu lẫy giỏi nghề không cần nhìn mũi chuồi. Nếu khi dệt bị lỗi 1 hoặc 2 cọng lác, người dệt phải tháo ra để đảm bảo sản phẩm tinh tế và đẹp mắt.
Đến với làng nghề dệt chiếu Tân Duyệt, Tân Lộc, Tân Thành trong những ngày vào vụ, nhiều người sẽ rất thích thú với hình ảnh nhuộm lác, phơi lác, với những màu sắc rực rỡ đỏ, xanh, vàng, trắng được phơi đầy trong thôn xóm. Hoặc tiếng kêu ro ro từ ống bã chắp trân hay tiếng thình thịch từ chiếc không dệt chiếu. Tất cả đã làm cho làng nghề dệt chiếu càng trở nên ồn ào, náo nhiệt.
Trước đây, nghề dệt chiếu tại những làng nghề như Tân Duyệt, Tân Lộc, Tân Thành là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình nông dân. Nhiều chị em phụ nữ kể lại: Hồi đó, dệt chiếu không chỉ để nuôi sống cả gia đình mà còn để sắm vàng, tức là có tích lũy, phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, nghề dệt chiếu hiện nay chỉ còn là nghề phụ của chị em phụ nữ lúc nông nhàn, hiệu quả kinh tế không cao như trước kia, chủ yếu các chị làm để duy trì và bảo tồn nghề dệt chiếu vốn có truyền thống từ lâu đời.
Từ khóa » Cây Lác Làm Chiếu
-
Nghề Dệt Chiếu Lác ở Long An - Cục Di Sản Văn Hóa
-
Ngôi Làng Miền Tây Bỏ Lúa, Trồng Lác Thu Nhập Cao Hơn Năm Lần
-
Cây Lác (cây Cói): Ý Nghĩa, Hình ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
-
Thương Về đồng Lác - Báo Bạc Liêu Online
-
Thành Thới B - Mùa Dệt Chiếu Tết
-
Từ Trồng Lác đến Nghề Dệt Chiếu - Báo Đồng Khởi Online
-
Nghề Dệt Chiếu Lác ở Long An - Dolatrees Chia Sẻ Kiến Thức Về Về ...
-
ISers Trà Vinh Thăm Làng Nghề Dệt Chiếu Đức Mỹ - Càng Long
-
Trà Vinh | Thăm Cánh đồng Cây Cỏ Lác, Học Cách Dệt Chiếu | Một ...
-
Nghề Dệt Chiếu ở Cần Thơ
-
Nghĩ Về Nguồn Tài Nguyên Cây Lác ở Vũng Liêm
-
Làng Dệt Chiếu Cái Chanh - Du Lịch Làng Nghề Truyền Thống Cần Thơ
-
Cây Lác, Một Loại Cây Trồng Cho Thu Nhập Cao Tại Xã Đức Mỹ