Ngôi Làng Miền Tây Bỏ Lúa, Trồng Lác Thu Nhập Cao Hơn Năm Lần

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Thời sự
  • Mekong
Chủ nhật, 25/3/2018, 12:48 (GMT+7) Ngôi làng miền Tây bỏ lúa, trồng lác thu nhập cao hơn năm lần

Mấy năm qua, người dân xã Đức Mỹ ở Trà Vinh mạnh dạn chuyển đổi hàng nghìn ha đất trồng lúa sang trồng cỏ lác làm thủ công mỹ nghệ.

Hơn mười năm trước, nhận thấy cây lúa trên vùng đất nhiễm phèn kém hiệu quả, giá cả lại bấp bênh, trong khi ngành thủ công mỹ nghệ đan lát đang phát triển mạnh, nên chính quyền xã Đức Mỹ, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh vận động người dân chuyển sang trồng cỏ lác để cung ứng nguyên liệu và hướng tới lập làng nghề.

Hơn mười năm trước, nhận thấy cây lúa trên vùng đất nhiễm phèn kém hiệu quả, giá cả lại bấp bênh, trong khi ngành thủ công mỹ nghệ đan lát đang phát triển mạnh, nên chính quyền xã Đức Mỹ, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh vận động người dân chuyển sang trồng cỏ lác để cung ứng nguyên liệu và hướng tới lập làng nghề.

Ban đầu diện tích trồng lác chỉ vài chục ha, nhưng vì mang lại hiệu quả cao nên người dân ngày càng mạnh dạn bỏ cây lúa, chuyển sang trồng cỏ lác. "Cây lác mỗi năm làm ba vụ, thu hoạch mỗi công (1.000 m2) được 1,5 tấn lác phơi khô, với giá bán tại ruộng 14.000 -18.000 đồng một kg. Sau khi trừ chi phí nông dân còn lời 15 - 18 triệu đồng, gấp 5 - 6 lần so với cây lúa", nông dân Trần Văn Khi đang thu hoạch 3 công lác của gia đình phấn khởi nói. 

Ban đầu diện tích trồng lác chỉ vài chục ha, nhưng vì mang lại hiệu quả cao nên người dân ngày càng mạnh dạn bỏ cây lúa, chuyển sang trồng cỏ lác. "Cây lác mỗi năm làm ba vụ, thu hoạch mỗi công (1.000 m2) được 1,5 tấn lác phơi khô, với giá bán tại ruộng 14.000 -18.000 đồng một kg. Sau khi trừ chi phí nông dân còn lời 15 - 18 triệu đồng, gấp 5 - 6 lần so với cây lúa", nông dân Trần Văn Khi đang thu hoạch 3 công lác của gia đình phấn khởi nói. 

Lác được thu hoạch, chẻ thành sợi nhỏ và phơi tại ruộng. 

Lác được thu hoạch, chẻ thành sợi nhỏ và phơi tại ruộng. 

Người dân địa phương chế máy chẻ sợi lác, cho sản phẩm rất đều và năng suất gấp 5 lần so với làm bằng tay.

Người dân địa phương chế máy chẻ sợi lác, cho sản phẩm rất đều và năng suất gấp 5 lần so với làm bằng tay.

Mỗi nhân công phơi lác được trả 100.000 - 125.000 đồng một ngày.  

Mỗi nhân công phơi lác được trả 100.000 - 125.000 đồng một ngày.  

Lác nguyên liệu ở Đức Mỹ được các làng nghề ưa chuộng vì cọng dài hơn hai mét, chất lượng tốt, màu sắc đẹp.

Lác nguyên liệu ở Đức Mỹ được các làng nghề ưa chuộng vì cọng dài hơn hai mét, chất lượng tốt, màu sắc đẹp.

Nguồn nguyên liệu sẵn có, người dân xã Đức Mỹ học nghề, đầu tư sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. "Mỗi tháng cơ sở của tôi làm ra khoảng hơn 500 đôi chiếu loại 1 và 2, tiêu thụ với giá 140.00 - 180.000 đồng một cặp; tạo việc làm cho gần 10 lao động nông thôn", chủ cơ sở sản xuất chiếu ở xã Đức Mỹ nói.

Nguồn nguyên liệu sẵn có, người dân xã Đức Mỹ học nghề, đầu tư sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. "Mỗi tháng cơ sở của tôi làm ra khoảng hơn 500 đôi chiếu loại 1 và 2, tiêu thụ với giá 140.00 - 180.000 đồng một cặp; tạo việc làm cho gần 10 lao động nông thôn", chủ cơ sở sản xuất chiếu ở xã Đức Mỹ nói.

"Tận dụng nguồn nguyên liệu loại thải, mỗi tháng gia đình tôi làm ra khoảng 6.000 chiếu loại ba với giá 16.000 đồng một chiếc, phục vụ cho bệnh nhân cùng người nhà khi nằm viện", bà Văn Thị Nuôi nói và cho biết, sau khi trừ chi phí, mỗi chiếc chiếu còn lời 1.000 đồng.  

"Tận dụng nguồn nguyên liệu loại thải, mỗi tháng gia đình tôi làm ra khoảng 6.000 chiếu loại ba với giá 16.000 đồng một chiếc, phục vụ cho bệnh nhân cùng người nhà khi nằm viện", bà Văn Thị Nuôi nói và cho biết, sau khi trừ chi phí, mỗi chiếc chiếu còn lời 1.000 đồng.  

Làng nghề phát triển mạnh, cơ sở sản xuất máy dệt chiếu của ông Ngô Văn Hùng (60 tuổi) không kịp bán cho người dân địa phương. "Hai người lắp ráp trong tám ngày xong một máy, bán cho bà con với giá 22 triệu đồng. Nhờ máy, chiếu làm đẹp hơn nên tiêu thụ mạnh, người dân đặt tôi làm không kịp", ông Hùng nói.

Làng nghề phát triển mạnh, cơ sở sản xuất máy dệt chiếu của ông Ngô Văn Hùng (60 tuổi) không kịp bán cho người dân địa phương. "Hai người lắp ráp trong tám ngày xong một máy, bán cho bà con với giá 22 triệu đồng. Nhờ máy, chiếu làm đẹp hơn nên tiêu thụ mạnh, người dân đặt tôi làm không kịp", ông Hùng nói.

Hiện có gần 2.000 hộ dân ở xã Đức Mỹ làm trong các tổ hợp tác xã gắn bó với nghề chẻ, phơi khô, dệt thảm, dệt chiếu cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu với thu nhập mỗi người khoảng 3 - 5 triệu đồng một tháng.

Hiện có gần 2.000 hộ dân ở xã Đức Mỹ làm trong các tổ hợp tác xã gắn bó với nghề chẻ, phơi khô, dệt thảm, dệt chiếu cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu với thu nhập mỗi người khoảng 3 - 5 triệu đồng một tháng.

Thương lái đến Đức Mỹ thu mua lác nguyên liệu về cung cấp cho các làng nghề thủ công mỹ nghệ.  

Theo ông Trương Văn Dũng - Cán bộ UBND Xã Đức Mỹ, địa phương có gần 4.000 hộ dân, với khoảng 2.000 ha đất nông nghiệp. Hiện, chỉ còn hơn 300 hộ canh tác gần 100 ha đất lúa. Số còn lại đã chuyển sang canh tác cây lác với diện tích hơn 1.900 ha, cho thu nhập cao, đời sống người dân không ngừng cải thiện. Địa phương đã thành lập hợp tác xã sản xuất thu mua lác nguyên liệu.

"Nơi đây sẽ đảm nhiệm việc cung ứng giống, phân bón, thuốc trừ sâu, phụ trách kỹ thuật và bao tiêu lác nguyên liệu sau thu hoạch cho bà con nông dân, tránh bị tư thương ép giá", ông Dũng cho biết.

Thương lái đến Đức Mỹ thu mua lác nguyên liệu về cung cấp cho các làng nghề thủ công mỹ nghệ.  

Theo ông Trương Văn Dũng - Cán bộ UBND Xã Đức Mỹ, địa phương có gần 4.000 hộ dân, với khoảng 2.000 ha đất nông nghiệp. Hiện, chỉ còn hơn 300 hộ canh tác gần 100 ha đất lúa. Số còn lại đã chuyển sang canh tác cây lác với diện tích hơn 1.900 ha, cho thu nhập cao, đời sống người dân không ngừng cải thiện. Địa phương đã thành lập hợp tác xã sản xuất thu mua lác nguyên liệu.

"Nơi đây sẽ đảm nhiệm việc cung ứng giống, phân bón, thuốc trừ sâu, phụ trách kỹ thuật và bao tiêu lác nguyên liệu sau thu hoạch cho bà con nông dân, tránh bị tư thương ép giá", ông Dũng cho biết.

Huy Phong

Trở lại Thời sựTrở lại Thời sự Copy link thành công ×

Từ khóa » Cây Lác Làm Chiếu