Nghề Dệt Vải Lanh Và Những Lợi ích Cho Người Dân Dân Tộc Thiểu Số
Có thể bạn quan tâm
1. Mô tả công việc nghề dệt vải lanh
Dệt vải lanh đã được hình thành và phát triển từ rất lâu đời được ông cha ta gìn giữ và lưu truyền tới các thế hệ mai sau để có thể bảo tồn được truyền thống làng nghề dệt may giúp cho con cháu đời sau dù không quá dựa vào làng nghề để kiếm sống cũng có thể tưởng nhớ đến ngành nghề này và hiểu như thế nào là kỹ thuật dệt vải lanh.
Từ thời ngày xưa, ở trong dân tộc Mông, những người con gái lớn lên đến tuổi trưởng thành sẽ cần phải biết cách để dệt sợi vải lanh để tạo nên những vật dụng, đồ dùng sinh hoạt cá nhân để đáp ứng nhu cầu của gia đình người thân và bản thân mình. Vậy vì sao người Mông lại không dệt hay se sợi của những loại vải khác mà lại yêu thích và có thói quen với vải lanh như vậy?
Đó là bởi vì vải lanh là một loại vải mà có độ bền lâu hơn những loại vải khác và có thể sử dụng lâu dài tiết kiệm chi phí may mặc và sử dụng đồ đạc lâu hơn. Ngoài lý do rất tượng hình và mang tính chất thực dụng như vậy thì tấm vải lanh còn liên quan tới vấn đề tinh thần, tâm linh tồn tại trong tâm niệm xa xưa của người Mông bạn nhé!
Theo quan niệm duy tâm của người Mông thì sợi chỉ vải lanh sẽ là sợi dây kết nối, dẫn lối những người đã khuất trở về từ cõi chín suối trở về đầu thai lại với gia đình, đoàn tụ và gắn kết với nhau nhờ có sợi dây dẫn đường đó. Một phong tục thật hay và có cảm giác như người Mông sống thiên về gia đình, có tình cảm gắn bó với nhau nên mới có tư tưởng và nếp suy nghĩ mong muốn như vậy phải không nào?
Việc làm Dệt may - Da giày tại Hà Nội
Những công đoạn để dệt nên tấm vải lanh cũng khá cầu kỳ và kỳ công vậy cho nên đòi hỏi người phụ nữ dệt vải có những kỹ năng và sự khéo léo chân tay, và ngoài cũng có tính nhẫn nại và chăm chỉ cần cù để có thể hoàn thành sản phẩm dệt vải lanh, người xưa thường hay nhìn vào cách phụ nữ con gái dệt vải lanh để đánh giá đức hạnh, phẩm giá tính cách của người phụ nữ, cô con gái đó là như thế nào.
Bạn có biết chị em phụ nữ H’mông dệt vải lanh từ nguyên liệu nào không nhỉ, đó chính là nguyên liệu từ vỏ cây lanh. Người ta sẽ đi lấy vỏ cây lanh về sau đó sẽ tước nhỏ thành những sợi dài và buộc lại ở đầu mối giống như cách mà dân miền xuôi hay buộc bó lạt nấu bánh chưng, những sợi vỏ cây lanh cũng dai và dài như vậy và được túm gọn lại ở 1 đầu. Công đoạn buộc lại này cũng yêu cầu kỹ năng thành thạo, khéo léo và tỉ mỉ.
Chính vì thế nên chị em phụ nữ người Mông hay tận dụng những khoảng thời gian như từ nương rẫy trở về nhà hoặc là từ lúc sáng từ nhà đi lên nương rẫy để buộc xong được đầu mối đó. Thật kỳ công và đòi hỏi biết bao sự đầu tư khéo léo phải không bạn?
Sau khi xong công đoạn trên thì người ta bắt đầu mắc chúng vào khung quay để cuộn sợi lanh thành những cuộn, vừa đến giai đoạn này cũng chưa thể se sợi luôn mà cần phải làm sợi mềm ra bằng cách cho chúng vào đun nước sôi. Lưu ý là cho vào nước tro để luộc mới là đúng công thức làm sợi vải lanh. Sau đó họ sẽ vớt ra rồi rửa sạch để trôi hết sạch nước tro, đến lúc này thì màu của sợi vải lanh sẽ rất đẹp mắt, có màu trắng sạch bong. Vậy là đã xong công đoạn làm sợi và tiến thẳng đến bước dệt vải lanh.
Trong công đoạn dệt vải cũng khá đơn giản vì khung cửi dệt vải lanh có thiết kế đơn giản tiện cho người thực hành, người dệt vải sẽ ngồi ở trên một chiếc ghế đẩu nhỏ mà dệt. Khi đã hoàn thành dệt vải xong, người ta sẽ đem nhuộm chàm nếu làm các sản phẩm quần áo cho đàn ông và sẽ không mang đi nhuộm chàm nếu như muốn thiết kế các loại quần áo váy vóc cho các phụ nữ, con gái Mông có nước da trắng như trứng gà bóc. Hoặc nếu muốn có những họa tiết đẹp mắt thì phụ nữ Mông có thể dùng sáp ong để vẽ những hoa văn họa tiết như bông hoa, con chim, những hình họa đẹp đẽ để khiến cho bộ trang phục sáng tạo và bắt mắt hơn, sau khi dùng sáp ong vẽ xong họ sẽ đem tấm vải lanh đó đi nhuộm chàm.
Đơn xin việc
Công đoạn nhuộm chàm xong cũng chưa đem đi sử dụng cho may mặc luôn mà sẽ thêu những hoạt tiết như hoa lá, chim, với nhiều các lựa chọn màu sắc như cam, đỏ, vàng, xanh, hồng,...
Ngoài tác dụng của vải lanh là may quần áo mặc hàng ngày thì vải lanh còn có thể sử dụng để làm khăn vấn đầu, làm thành chăn, xà cạp cho mọi người dùng, hoặc có thể làm thành bao đựng thóc lúa cho vụ mùa bởi tính chất vải cũng rất bền giúp cho người nông dân qua các vụ mùa màng cần nhiều công cụ để đựng thóc,...
Những công đoạn dệt vải lanh đều được làm trực tiếp bằng tay người phụ nữ từ lúc đập vỏ cây lanh tới tước vỏ thành những sợi nhỏ và dài, kéo sợi lanh để cho vào guồng cửi quay đến lúc thao tác dệt vải lanh đều là do tay người phụ nữ khéo léo và vững vàng trong các thao tác làm nên được.
Ở ngày nay thì những nghề truyền thống như dệt vải lanh đã không thể nào chạy đua được với những ngành nghề tân tiến hiện đại về khoa học - công nghệ - kỹ thuật và giá cả cũng không rẻ hơn các loại vải bông. Tuy nhiên, những người phụ nữ Mông vẫn duy trì nghề truyền thống này và dệt vải lanh để phục vụ may mặc hàng ngày, làm đồ dùng sinh hoạt cho gia đình người thân. Và theo quan niệm mỗi khi một người Mông về với tổ tiên thì họ cần có một bộ quần áo vải lanh vì nếu không mặc thì tổ tiền người thân ở nơi đó không nhận ra mình. Với mỗi người dân Mông thì tấm vải lanh là một sản phẩm mang giá trị tinh thần văn hóa rất lớn, nó là nét đánh dấu cho nét đặc trưng của người H’mông.
Việc làm xưởng may gia công
2. Bảo tồn và giữ mãi nét đẹp làng nghề dệt vải lanh của người Mông
Những công đoạn và ý nghĩa của dệt vải lanh thật nhiều tầng nghĩa và cầu kỳ phải không nào. Chính bởi nét đẹp văn hóa và đời sống tinh thần như vậy nên chính phủ cũng như người dân tại tỉnh Hà Giang đã cố gắng có nhiều phương pháp và kế hoạch chính sách giúp cho việc bảo tồn các di sản văn hóa là nghề dệt vải lanh cho dân tộc.
Các chính sách được đề ra như là cung cấp và hỗ trợ hạt giống cây lanh để người dân có thể gieo trồng và thu hoạch vỏ cây phục vụ sản xuất vải lanh, kết hợp với những người phụ nữ người Mông đã thành thạo trong công tác sản xuất dệt vải lanh để mở ra những lớp học đào tạo huấn luyện những em gái mới lớn về cách dệt nên vải lanh,...
Chính bởi những chính sách thực tế và có thể áp dụng tốt như vậy mà làng nghề tiếp tục được giữ vững phát huy tới tận ngày nay và cũng mang lại nguồn thu nhập tốt cho bà con dân tộc Mông, giúp cho đời sống phát triển theo hướng tích cực không còn cảnh nghèo đói hay có những vùng trong tỉnh Hà Giang không có cơm gạo để ăn.
Khi bà con đã chịu khó dệt vải lanh và đem tăng gia sản xuất, mua bán thì đời sống kinh tế từ đó cũng khấm khá và tốt dần lên. Đây ngoài tác dụng bảo tồn duy trì giá trị tinh thần thì nó cũng ảnh hưởng tích cực lên đời sống của người dân nơi đây.
Cùng những đôi tay lành nghề vững vàng trong từng công đoạn và khéo léo thoăn thoắt dệt vải lanh thì kinh tế của người dân H’mông đã ngày càng phát triển thêm rõ nét. Những sản phẩm từ vải lanh đã được đưa ra giới thiệu ở các buổi triển lãm, những hội chợ kích cầu thương mại ở cả trong nước Việt Nam và ngoài nước Việt Nam.
Chính bởi nhìn thấy xu hướng tích cực đó nên nhà nước cũng đã có nhiều chính sách khuyến khích người dân sản xuất thêm nhiều vải lanh dệt, dạy nghề dệt vải lanh ở các vùng lân cận địa phương để vừa lưu truyền làng nghề dệt vải lanh quý giá mà vừa có thể đem lại nguồn thu nhập cho những người dân vùng sâu vùng xa có cơ hội đổi đời, tăng thêm thu nhập cho gia đình mình.
Nếu bạn là du khách tới thăm những vùng dân tộc thiểu số của người dân Mông hoặc tỉnh Hà Giang nơi có dân tộc Mông sống thì bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về nghề dệt vải lanh bằng cách tham quan các địa điểm sản xuất vải lanh, gặp gỡ giao lưu với những nghệ nhân trong nghề dệt vải lanh để tìm hiểu về lịch sử hình thành cũng như những nét đặc sắc của những công đoạn dệt vải lanh.
Các vị khách du lịch cũng có cơ hội được khám phá trải nghiệm và tiến hành thực hành những công đoạn của công việc dệt vải lanh để trải nghiệm và có cho mình những kiến thức thực sự để biết làm thế nào tạo nên tấm vải lanh. Hoặc không thì bạn cũng có thể mua về những sản phẩm từ vải dệt lanh mang về làm quà cho gia đình bạn bè để giúp cho thị trường tiêu thụ hàng hóa tốt hơn, giúp ích cho làng nghề truyền thống tại Việt Nam.
Qua bài viết này bạn đã hiểu được nghề dệt vải lanh là như thế nào rồi cũng như hiểu được từng công đoạn để có thể tạo nên được một tấm vải lanh phải không. Rất nhiều ngành nghề truyền thống khác cũng được thể hiện và trình bày qua những bài viết blog trong trang web timviec365.vn sẵn sàng chờ bạn tham khảo, bạn có thể tìm kiếm những bài viết đó để tìm hiểu thêm về những làng nghề truyền thống ấy nữa nhé! Để timviec365.vn hỗ trợ bạn tìm hiểu về tất cả các ngành nghề, tại sao không nhỉ?
Tìm việc
Từ khóa » Dệt Vải Lanh
-
Nghề Dệt Vải Lanh ở Một Số Dân Tộc Thiểu Số
-
Làng Dệt Vải Lanh Lùng Tám - Báo Ảnh Việt Nam
-
Cây Lanh Trong đời Sống Của Người Mông - Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Làng Dệt Vải Lanh Lùng Tám
-
Vải Lanh Là Gì? Đặc Tính Và Quy Trình Sản Xuất Vải Lanh
-
Nghề Dệt Vải Lanh ở Xã Lùng Tám - Báo Quân đội Nhân Dân
-
Vải Lanh Là Gì ? Công Dụng Và đặc Tính Vải Sợi Lanh - Atlan
-
Vải Lanh Dệt Thủ Công Khổ 35-40cm | Shopee Việt Nam
-
Nghề Dệt Vải Lanh Của Phụ Nữ Dân Tộc Mông ở Sơn La Có Gì đặc Sắc?
-
[Photo] Độc đáo Nghề Dệt Vải Lanh Của Người H'Mông ở Vân Hồ
-
Nguồn Gốc Cây Lanh Và Nghề Dệt Vải Lanh Của Phụ Nữ Dân Tộc ...
-
Ghé Thăm Làng Nghề Dệt Lanh Lùng Tám Hà Giang - Hành Trình Du Lịch
-
Nghề Se Lanh Dệt Vải ở Vùng Cao Xím Vàng - Báo Sơn La