Vải Lanh Là Gì? Đặc Tính Và Quy Trình Sản Xuất Vải Lanh
Có thể bạn quan tâm
Vải lanh có thể hấp thụ tới độ ẩm tới 20% trọng lượng nhưng vẫn khô ráo khi chạm vào, bảo vệ làn da tránh khỏi tia UV và tia cực tím. Điều gì đã tạo nên sự kỳ diệu này?
Nguồn gốc ra đời chất liệu vải lanh
Vải lanh là loại vải được làm chủ yếu từ vỏ, xơ và sợi cây lanh thiên nhiên. Chất lượng lanh ở Tây Âu được cho là tốt nhất thế giới. Tuy có nhiều điểm tương đồng với bông nhưng vải lanh thường được làm từ thân cây thay vì các quả nang mọc xung quanh hạt bông.
Thực tế, bằng chứng về sự xuất hiện của lanh ở thời tiền sử khá ít hỏi nhưng dường như các dân tộc ỏ thời kỳ đồ đá mới tại châu Âu đã sản xuất hàng lanh khoảng 36000 năm trước. Từ đó, chất liệu này được coi là mặt hàng dệt lâu đời nhất, thậm chí là thời điểm ra đời của nó có thể diễn ra sớm hơn rất nhiều so với những di tích cổ xưa còn xót lại.
Các bằng chứng lịch sử được tiếp tục tìm thấy ở những ngôi nhà cổ ven bờ hồ Thụy Sĩ khoảng 10.000 năm trước. Theo các nhà khoa học, vải lanh xuất hiện lần đầu tiên tại Mesopotamia vào thời cổ đại. Khi đó, loại vải này được sử dụng chủ yếu trong giới thống trị. Khác với đất nước này, việc sử dụng vải lanh ở Ai Cập lại phổ biến trong nhiều tầng lớp. Khí hậu khắc nghiệt nơi đây đòi hỏi trang phục cần có tác dụng chống lại sức nóng của ánh sáng mặt trời và có khả năng làm mát cơ thể nhanh chóng. Màu trắng tự nhiên của vải lanh cùng độ thông thoáng khiến chúng nhanh chóng được phổ biến và trở thành mặt hàng giá trị nhất ở Ai Cập.
Đôi khi, chất liệu này được người Ai Cập sử dụng như một thứ tiền tệ. Loại vải này còn được dùng để làm tấm vải liệm và bọc xác ướp. Nhiều xác ướp của bọ hung, mèo được tìm thấy ở ngôi mộ Ai Cập 4500 năm tuổi có sự xuất hiện của chất liệu này.
Bên cạnh đó, người Hy Lạp cũng sử dụng vải lanh để may quần áo và đồ gia dụng, sau đó người Phoenicia đã mang chúng đến Tây Âu. Tuy nhiên,nhiều ghi chép lịch sử cho thấy không có bất kỳ sự nỗ lực phát triển vải lanh nào giữa các cộng đồng nông nghiệp châu Âu cho tới thế kỷ 12 sau công nguyên.
Một thời gian sau, Ireland đã vươn lên trở thành trung tâm sản xuất vải lanh ở châu Âu và thị trấn Belfast được biết tới với cái tên “Linenopolis” nhờ vào nền thương mại phát triển. Vải lanh vẫn tiếp tục được phổ biến trong suốt thời kỳ thuộc địa. Tới khi việc sản xuất bông trở nên dễ dàng với giá thành rẻ hơn, vai trò thống trị của vải lanh trong thị trường hàng dệt may ở châu Âu dần bị giảm sút.
Ngày nay, nguồn vải lanh cao cấp thường có nguồn gốc từ các quốc gia như Ý, Bỉ, Ấn Độ, Ba Lan,... Chúng không còn thịnh hành do quy trình sản xuất tốn quá nhiều công sức và thời gian sản xuất. Thực chất, việc sản xuất ban đầu đã gây khó khăn không ít cho các thợ thủ công từ hàng ngàn năm trước, trong khi thác thức mà các nhà sản xuất dây chuyền hiện đại gặp phải khác xa, loại vải này cực khó sản xuất với giá thành sản xuất đắt đỏ.[Products:4434,4433,4432,4431,4430,4429]
Quy trình sản xuất vải lanh
Trồng cây lanh
Vải lanh được cấu tạo từ sợi cenllulose được tìm thấy ở thân cây lanh bao gồm gỗ, sậy và một phần ở vỏ ngoài. Sau khoảng 100 ngày nuôi trồng, người ta có thể bắt đầu thu hoạch lanh. Chúng thường được trồng vào thời điểm mát mẻ để tránh chết do nắng nóng.
Hiện nay, hạt lanh thường được gieo trồng bằng máy. Thuốc diệt cỏ và khâu làm đất giúp ngăn chặn hiệu quả sự sinh trưởng của cỏ dại, hạn chế tối đa trường hợp giảm năng suất ở cây lanh.
Thu hoạch cây lanh
Khi cây lanh có thân màu vàng, hạt nâu, chúng đã sẵn sàng để được thu hoạch. Công đoạn này có thể tiến hành bằng tay theo phương thức nhổm, cắt sát đất hoặc bằng máy.
Giầm cây lanh
Sau khi thu hoạch, nguyên liệu được mang đi giầm tại ruộng, trong bể hoặc bồn chứa để loại bỏ chất pectin gắn kết các sợi lanh. Cách giầm hóa chất có thể được sử dụng để đẩy nhanh hiệu suất nhưng không có lợi cho môi trường.
Phân tách và phá vỡ lanh
Cây lanh tiếp tục được tách cuống xơ bên ngoài ra khỏi phần gỗ mềm bên trong. Quá trình này được gọi là xáo trộn. Chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể phá hỏng cấu trúc sợi lanh.
Sau đó, thân cây bị phân hủy, phân tách cách sợi bên ngoài và sợi bên trong có thể sử dụng được. Để phá vỡ chúng, thân lanh được đưa qua các con lăn để nghiền nát, các mái chèo xoay được dùng để loại bỏ các sợi bền ngoài thân cây.
Hình thành sợi lanh
Khi các sợi được tác xong, chúng sẽ được chải thành các sợi mỏng. Khâu xe sợi lanh có thể được thực hiện bằng máy kéo sợi thủ công dùng chân. Các nhà sản xuất sợi lạnh hiện đại chủ yếu sử dụng máy công nghiệp cho công đoạn này. Để kéo sợi, các sợi sẽ được đi qua máy trải sợi, những sợi ngắn được bỏ ra và giữ lại các sợi mềm và dài.
Se sợi lanh
Sau khi đi qua khung kéo, sợi lanh được cuộn trên suốt chỉ. Để đảm bảo sợi lanh không bị rơi ra, quy trình này cần được thực hiện trong điều kiện ẩm ướt, sợi được đưa qua bể nước nóng để đảm bảo sự kết dính.
Sấy sợi lanh
Tiếp đến, nhà sản xuất sẽ làm khô sợi thành phẩm và cuộn lên các ống chỉ. Các sợi lanh được mang dệt thành vải rồi đem tẩy trắng, nhuộm màu và phủ bóng. Khâu kiểm tra đảm bảo chất lượng đồng bộ trên từng thành phẩm, phát hiện cũng như tìm ra nguyên nhân lỗi kỹ thuật. Cuối cùng, vải lanh sẽ được chuyển sang khâu thiết kế hoặc đem đi tiêu thụ.
Đặc tính chất liệu vải lanh
Ưu điểm
Dễ vệ sinh
Chất liệu vải lanh có độ bền vượt trội, không xảy ra tình trạng sờn rách, giãn chạy sau thời gian sử dụng. Điều kiện vệ sinh của vải không quá cầu kỳ, bạn có thể giặt bằng tay hoặc bằng máy, sử dụng bàn là nhưng vẫn giữ được chất lượng ban đầu.
Mềm mại, thoải mái
Cảm giác mềm mại, thoáng mát là ấn tượng đầu tiên của tất cả đối tượng tiêu dùng về vải lanh. Chất liệu không quá bó, mỏng vừa phải tạo độ rũ tự nhiên. Người mặc sẽ có không bị đáu rát, khó chịu tại nơi tiếp xúc. Sau mỗi lần giặt, vải sẽ càng trở nên mềm hơn.
Thấm hút tốt
Đặc tính thấm hút và thoát hơi ẩm đều xuất hiện trên dòng vải này. Người dùng không có cảm giác bí hơi, nóng bức nhất là trong những ngày hè. Trong những ngày nồm ẩm, vải cũng rất nhanh khô, hạn chế mùi hôi khó ngửi.
Kháng khuẩn cao
Đặc tính kháng khuẩn tự nhiên được lưu giữ trọn vẹn trong quá trình sản xuất. Sản phẩm lanh khá dễ dùng, khâu bảo quản đơn giản, chống bọ và côn trùng xâm nhập. Độ bóng vừa phải cũng góp phần giảm thiểu bụi bẩn bám trên mặt vải.
Độ bóng cao
Vải lanh có độ bóng tự nhiên đẹp mắt, thay đổi theo từng góc nhìn người thưởng thức. Màu sắc vải có thể đổi từ trắng ngà, màu vàng, nâu hoặc xám. Mặt vải có độ xoăn, nhám từ cứng, thô sang mềm mịn. Vì vậy, vải rất dễ thiết kế, phù hợp với nhiều kiểu dáng, độ tuổi.
Thân thiện với môi trường
Vải lanh có nguồn gốc tự nhiên, tự phân hủy sau khi không sử dụng. Vì vậy, mối quan tâm về môi trường chủ yếu liên quan tới quá trình sản xuất. Thông thường, axit kiềm hoặc axit oxalic được sử dụng để tách sợi lanh có nồng độ thấp, trong khi đó hóa chất trong cây lanh được chứng minh là nhanh và hiệu quả hơn. Quy trình canh tác công nghiệp khiến nhiều người lo ngại tới sự xói món của đất, ảnh hưởng tới vùng hoang dã.
Nhìn chung, vải lanh là loại vải ít gây hại cho môi trường nhất. Tỉ lệ tái chế rác thải sau sản xuất là rất cao. Các phân tử cấu thành có thể tái hấp thu vào môi trường chỉ trong vài năm thay vì hàng thế kỷ như sợi tổng hợp.
Hạn chế
Đàn hồi kém
Vải lanh có độ đàn hồi khá kém, không co giãn dẫn đến tình trạng hình thành các nếp nhăn. Chúng có thể xuất hiện liên tục ở cùng một vị trí trên cổ áo, viền trang phục hay những khu vực mà bàn là làm nhăn đi đi qua. Xu hướng đứt chỉ lanh có thể hình thành từ đó. Tuy có độ bền cao, vải lanh vẫn phải là phẳng liên tục.
Xuất hiện các điểm gút nhỏ
Các điểm gút nhỏ hay còn gọi là “slubs” thường hiện diện ngẫu nhiên theo chiều dọc của vải lanh. Các điển này từng được xem là khiếm khuyết khiến chất lượng giám sút. Với dòng vải lanh hiện đại, các nhà tạo mẫu đã lợi dụng chúng để tạo ra sự phá cách thú vị cho sản phẩm trang trí nội thất. Thực chất, chúng không ảnh hưởng quá nhiều tới sự toàn vẹn giá trị và tính năng của vải lanh.
Phân loại vải lanh
Vải lanh Damask
Loại vải này được dệt rất công phu và tinh tế. Vải thường được dệt trên các khung dệt jacquard để tạo hiệu ứng như thêu. Vải lanh Damask không được ứng dụng phổ biến trong các mặt hàng trang trí thay vì thiết kế hàng may mặc thường nhật.
Vải lanh dệt trơn
Loại vải lanh này thường được dùng để làm khăn lau bát, khăn bông và khăn lau tay. Kỹ thuật dệt tương đối lỏng, độ bền cao giúp chúng có thể dễ dàng thực hiện công việc mà không ảnh hưởng tới chất lượng.
Vải lanh dệt lỏng
Chất liệu này có khả năng thấm hút cao tuy nhiên lại kém bền nhất. Nó thường sử dụng để làm tã và băng vệ sinh có thể tái dụng.
Vải lanh dạng tấm
Nhờ vào độ mềm mại, loại vải lanh này thường được sử dụng để làm quần áo. Vải lanh tấm thường có số lượng sợi cao hơn so với các dạng vải lanh khác.
Ứng dụng của vải lanh
Ứng dụng trong thời trang
Trang phục vải lanh được đặc biệt yêu thích trong những ngày hè. Vải rất thích hợp để tạo ra các kiểu đầm xòe, dáng suông, áo sơ mi, đồ ở nhà,... Tránh sử dụng chất liệu này để may các đồ bó sát.
Ứng dụng trong nội thất nhà ở
Nhờ vào ưu điểm nổi bật, vải lanh còn được sử dụng chủ yếu trong các sản phẩm như khăn trải bàn, khăn ăn, áo bọc đệm sofa, tấm phủ nền, chăn ga gối,...
Ứng dụng khác
Trong quá khứ, vải lanh từng được sử dụng để làm bìa sách, áo giáp và lá chăn. Vải bọc gây bida thường sử dụng vải lanh xứ Ireland. Đồng thời, loại giấy từ vải lanh cũng được ưa chuộng. Nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng vải lanh và bông theo tỉ lệ 1/3 để sản xuất tiền giấy.
So sánh vải lanh và vải cotton
Độ bền
Vải lanh được biết đến là xơ dệt tự nhiên bền chắc nhất trên thế giới. Độ bền của nó đôi khi được sử dụng trong sản xuất tiền giấy để gia tăng sự dẻo dai. Nó dày hơn sợi cotton rất nhiều và hầu như đều rất dài. Điều này cũng góp phần kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm. Ngược lại, độ bền của bông lại đạt được thông qua việc liên kết các xơ nhỏ thành sợi lớn hơn và dệt thành vải.
Độ mềm mại
Vải lanh mang đầy đủ đặc tính tự nhiên của cây lanh. Chúng được nhận xét là giòn hơn bông và chỉ trở nên dẻo dai khi đã qua xử lý. Mặc dù giữ được kết cấu nguyên thủy hơn so với cotton, nó vẫn đạt được độ bóng, mượt cao.
Thực tế, các loại vải tự nhiên đều rất dễ nhăn. Chất nhựa lignan tự nhiên trong sợi lanh chính là nguyên nhân khiến sợi thô cứng và dễ nhăn. Thông qua quá trình xử lý và sử dụng, các nếp nhăn này sẽ trở nên mịn màng hơn rất nhiều.
Trái lại, cây bông bao gồm các cụm sợi siêu mịn gọi là bolls. Chúng rất mềm và có độ đàn hồi vừa đủ. Chính điều này đã tạo nên sự mềm mại của vải cotton mà không có bất kỳ sợi thực vật nào có thể mang tới cảm giác thoải mái này ngay từ lần chạm tay đầu tiên.
Khi sờ vào, lanh thô hơn sợi bông do sợi thô hơn. Chẳng hạn, drap cotton rất mềm ngay khi mới mở bao bì, cảm giác này có thể kéo dài khoảng 5 năm. Với drap lanh, nó trở nên mềm mại sau vài lần giặt, bền lâu hơn khoảng 30 năm.
Khả năng hút ẩm
Mọi loại sợi tự nhiên đều có khả năng thấm hút tuyệt vời. Trước khi tiếp xúc trực tiếp hơi nước, vải lanh có thể tăng độ ẩm lên tới 20%. Vì vậy, nó được mệnh danh là sợi bấc tự nhiên. Đồng thời, lanh cũng trở nên bền chắc hơn khi bị ướt. Đặc tính tự nhiên giúp tăng cường khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật có hại. Nhờ đó, vải lanh được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất khăn tay và khăn tắm.
Đặc tính này cũng thể hiện khá vượt trội ở vải bông. Cotton sẽ hấp thụ hơn 25% trọng lượng của mình trong nước. Sự tương tác tuyệt vời giữa lanh và bông với cơ thể đã góp phần tạo nên sự thoải mái cho người sử dụng, thích hợp cho trang phục trong nhà.
Khả năng thoáng khí
Cả cotton và lanh đều thoáng khí nhưng đặc tính này của cotton phụ thuộc nhiều vào cách dệt hơn là bản thân sợi. Một số loại dệt từ cotton như denim dày và bí hơn. Ngược lại, sợi lanh rỗng nên không khí, nước dễ lưu thông hơn.
Khả năng giữ ấm
Vải lanh thường có nhiều lỗ rỗng cho phép không khí và hơi ẩm lưu thông tự do. Khi nhiệt độ thấp hơn, bạn có thể sử dụng chăn lanh để giữ nhiệt và hơi ấm từ cơ thể. Tính chất cách điện cũng là điểm cộng hoàn hảo của dòng vải này.
Cũng giống vải lanh, chăn cotton phù hợp với 4 mùa, đem tới cảm giác thoải mái cho người tiều dùng. Kết cấu đặc biệt giữ cho sản phẩm luôn thoáng mát, khô ráo. Trong mùa đông, chăn bông được gia tăng thêm lớp ruột để ổn định thân nhiệt tốt hơn.
Độ an toàn
Từ xa xưa, vải lanh được cho là có công dụng chữa bệnh, giảm các căn bệnh ngoài da như viêm khớp, viêm da từ chống căng thẳng tới việc đảm bảo giấc ngủ ngon hơn.
Lịch sử phát triển
Nhìn chung, bông và vải lanh đều là chất liệu lâu đời trên thế giới. Người Ai Cập trước đây đã sử dụng vải lanh để làm tiền tệ. Việc sử dụng cây lanh được cho là đã có từ khoảng 8000 năm trước Công nguyên. Trong khi đó, bông đã được biết tới từ thời tiền sử. Các chứng cứ từ thời đồ đá mới khoảng 6500-2500 trước Công nguyên đã cho thấy điều này.
Cách bảo quản vải lanh hiệu quả
- Là ủi sản phẩm ở 240 độ C.
- Hạn chế sử dụng chất tẩy mạnh trong quá trình vệ sinh.
- Phơi vải lanh ở nơi thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
- Không đâm chọc lên mặt vải lanh.
- Không đặt thiết bị tỏa nhiệt nên bề mặt vải.
- Đặt vải lanh xa nơi có nhiệt độ cao.
- Nên sử dụng vải lanh thường xuyên để tránh hơi ẩm làm bục, ẩm ướt hay nổ vải.
Mời bạn tham khảo một số chất liệu vải khác:
Vải Tencel | Vải Lụa | Vải Cotton |
Vải đũi | Vải Spandex | Vải nylon |
Vải nỉ | Vải không dệt | Vải Microfiber |
Vải voan | Vải Kaki | Vải Jacquard |
Vải Satin | Vải Chiffon | Vải Len |
Vải Polyester | Vải Jean | Vải Kate |
Vải Acrylic | Vải Modal | Vải Thun |
Vải Ren | Vải lanh | Foam |
Vải Viscose | Vải Denim | |
Vải gấm | Vải Bamboo |
Từ khóa » Dệt Vải Lanh
-
Nghề Dệt Vải Lanh ở Một Số Dân Tộc Thiểu Số
-
Làng Dệt Vải Lanh Lùng Tám - Báo Ảnh Việt Nam
-
Cây Lanh Trong đời Sống Của Người Mông - Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Làng Dệt Vải Lanh Lùng Tám
-
Nghề Dệt Vải Lanh Và Những Lợi ích Cho Người Dân Dân Tộc Thiểu Số
-
Nghề Dệt Vải Lanh ở Xã Lùng Tám - Báo Quân đội Nhân Dân
-
Vải Lanh Là Gì ? Công Dụng Và đặc Tính Vải Sợi Lanh - Atlan
-
Vải Lanh Dệt Thủ Công Khổ 35-40cm | Shopee Việt Nam
-
Nghề Dệt Vải Lanh Của Phụ Nữ Dân Tộc Mông ở Sơn La Có Gì đặc Sắc?
-
[Photo] Độc đáo Nghề Dệt Vải Lanh Của Người H'Mông ở Vân Hồ
-
Nguồn Gốc Cây Lanh Và Nghề Dệt Vải Lanh Của Phụ Nữ Dân Tộc ...
-
Ghé Thăm Làng Nghề Dệt Lanh Lùng Tám Hà Giang - Hành Trình Du Lịch
-
Nghề Se Lanh Dệt Vải ở Vùng Cao Xím Vàng - Báo Sơn La